7. Cơ cấu của luận văn:
2.3. Nội dung quan hệ hiến bộ phận cơ thể ngƣời
Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, việc thay ghép tạng vì mục đích điều trị đã được phát triển rất mạnh ở nhiều nước thuộc tất cả các châu lục, nhờ đó hàng vạn bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo mà các phương pháp điều trị khác không còn hi vọng đã được cứu sống. Ở các quốc gia có nền y học phát triển số người ghép tạng hàng năm không ngừng gia tăng. Riêng ở ba nước Anh, Đức, Pháp mỗi năm có hơn 2000 trường hợp được ghép tạng, tỷ lệ ghép tạng trong một triệu dân ở Pháp là 43,7%, ở Anh là 33,7%, ở Cộng hòa liên bang Đức là 33%13. Nhu cầu nhận mô, BPCT người ngày càng gia tăng, tuy nhiên hai nguồn cung cấp mô, BPCT người chủ yêu là nguồn cho 12
Human Organ Transplant Act-16 July 1987, đường dẫn http://www.geraldtan.com/medaffairs/hota.html 13
sống và nguồn lấy tạng từ các tử thi ở giai đoạn chết não cũng có những trở ngại nhất định. Nguồn cho BPCT người khi còn sống có nhiều ưu điểm nhưng chỉ đối với trường hợp lấy thận, lấy thận ở cơ thể người sống chiếm đa số, bởi lấy thận ít ảnh hưởng đến cơ thể người sống, cơ thể con người tồn tại hai quả thận việc hiến một quả thận cho người khác không làm ảnh hưởng nhiều đến chức năng vốn có của nó, đối với việc lấy BPCT người là gan và tụy thì rất hạn chế, với BPCT người là tim thì chắc chắn không thể thực hiện được đối với người cho sống. Nguồn cho tạng sống chỉ đáp ứng được chưa đến 10% nhu cầu ghép của con người. Đây là một vấn đề y học liên quan đến nhiều lĩnh vực xã hội, pháp luật, đạo đức và tâm sinh lý học….vấn đề này cũng đã được chính phủ ở nhiều nước và các tôn giáo thừa nhận, ủng hộ và được các cộng đồng dân cư đồng tình. Ở nước ta trong nhiều năm qua công việc ghép thận đã được triển khai thành công, và mới đây một số ca ghép gan thử
nghiệm đã cho kết quả rất khả thi. Tuy nhiên cùng với việc ban hành những quy định pháp lý được thể chế hóa bằng những luật lệ cho phép tiến hành lấy BPCT người và hiến BPCT người cần triển khai rộng rãi trong tầng lớp nhân dân về hiến tặng nhân đạo vì mục đích điều trị, giảng dạy, nghiên cứu khoa học để tất cả mọi người dân đều hiểu rõ quyền được hiến BPCT của mình rất có ý nghĩa trong ngành y học cấy ghép các cơ quan nội tạng, người hiến sẽ tự nguyện hiến BPCT của mình trên cơ sở có sự nhận thức về ý nghĩa của việc cho các BPCT cũng như ý thức về sự rủi ro khi tiến hành lấy đi BPCT.
Ngày 19/5/2005 Quốc Hội đã thông qua BLDS sửa đổi theo đó quyền hiến BPCT người của cá nhân được ghi nhận, đây là quy định mới mang tính nguyên tắc liên quan đến quyền nhân thân của cá nhân, do đó cần phải được quy định cụ thể trong đạo luật chuyên ngành. Ngày nay việc hiến, lấy, ghép mô, BPCT người đã trở nên phổ biến, để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động
lấy, ghép mô, BPCT người trở thành một hoạt động thường quy Việt Nam đã có đạo luật riêng quy định về vấn đề này.
Trên cơ sở xác định quan điểm chỉ đạo xây dựng luật là tự nguyện, nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận và phù hợp với quy định của Hiến pháp, BLDS, Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCT người đã quy định về hiến, lấy mô, BPCT người ở người sống tại chương II với nội dung sau: