Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân theo Bộ luật dân sự 2005 (Trang 36 - 38)

7. Cơ cấu của luận văn:

1.3.5. Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

Hiện nay, Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCT người và hiến, lấy xác đã được thông qua tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XI ngày 29 tháng 11 năm 2006 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2007 quy định như sau:

Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân dự đầy đủ, có quyền hiến mô, BPCT của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.”

Theo quy định này của Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCT người và hiến, lấy xác thì tất cả mọi người từ đủ 18 tuổi trở lên, không phân biệt người đó là người Việt Nam hay không nếu có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đều có quyền hiến mô, BPCTcủa mình.

Luật này cũng quy định các nguyên tắc trong việc hiến BPCT tại điều 4, tất cả các chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCT người đều phải tuân thủ các nguyên tắc này bởi đây là những nguyên tắc nền tảng cho việc thực hiện Luật trong thực tế. Để hoạt động hiến, lấy, ghép mô, BPCT người được thực hiện nghiêm túc thì bắt buộc hoạt động này phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Đó là:

- Phải đảm bảo sự tự nguyện của người hiến;

- Việc hiến BPCT được thực hiện nhằm mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc vì mục đich khoa học;

- Không nhằm mục đích thương mại;

- Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến và người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCT người và hiến, lấy xác đã xây dựng riêng Chương II để quy định về hiến, lấy mô, BPCT ở người sống, trong đó quy định về các thủ tục đăng ký hiến mô và BPCTở người sống; thủ tục thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, BPCT ở người sống; điều kiện, thủ tục lấy mô, BPCT ở người sống; điều kiện thủ tục lấy BPCT không tái sinh ở người sống; điều kiện đối với cơ sở y tế lấy, ghép mô, BPCT người và quyền lợi của người đã hiến mô, BPCT người. Ngoài những quy định đối với người hiến BPCTLuật còn các quy định liên quan đến người nhận BPCT.

Đây là một đạo luật quan trọng, mang tính nhân đạo nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của việc chữa bệnh cứu người, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đồng thời cụ thể hóa các quyền nhân thân đã được BLDS 2005 quy định trong việc hiến BPCT người, tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến hành lấy, ghép mô, BPCT, giúp chăm sóc tốt hơn người bệnh và nhiều người có cơ hội được cứu chữa.

CHƢƠNG 2

CÁC YẾU TỐ CỦA QUYỀN HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ CỦA CÁ NHÂN

2.1.Chủ thể của quan hệ hiến bộ phận cơ thể

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân theo Bộ luật dân sự 2005 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)