8. Cấu trúc của khóa luận
3.2. Những khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng trong âm nhạc truyền thống
Việt Nam - Nhật Bản
Mối liên hệ giữa âm nhạc và yếu tố tâm linh trong đời sống cộng đồng luôn song hành với nhau qua nhiều thập kỷ. Các tín ngưỡng tôn thờ và cách thể hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh là điều cần thiết trong
văn hóa các nước phương Đông. Riêng về hai đất nước Nhật Bản và Việt Nam có những nét khác biệt.
Đối với đất nước Nhật Bản, ngày nay Thần đạo và Phật giáo vẫn là hai trụ cột của đời sống tâm linh trong cuộc sống của con người xứ sở phù tang và Nhật Bản được biết đến như là một dân tộc có tín ngưỡng đa thần xuất phát từ tâm thức sùng bái thiên nhiên. Điều đó thể hiện rõ nhất ở những lễ hội cộng đồng mang tính chất tôn giáo. Điều đó biểu hiện rõ nét nhất qua những
lễ hội cộng đồng. Đặc trưng của lễ hội mà ta có thể phát hiện nhanh nhất chính là việc tổ chức những đám rước kiệu với quy mô lớn, trong đó nghi
thức thể hiện sự giao tiếp với thần linh kết hợp với những hình thức văn nghệ dân gian tạo nên không gian sống động, cuốn hút sự tham gia đông đảo của quần chúng. Hay nói cách khác, âm thanh và hoạt động diễn xướng là yếu tố chủ đạo của lễ hội dân gian có ý nghĩa tâm linh, tôn giáo. Những lễ hội mang âm hưởng tâm linh thường được tổ chức ở các ngôi đền lớn, gắn với hàng loạt các nghi thức thanh tẩy (vì Thần đạo đề cao sự tinh khiết và con người cần phải được thanh tẩy để thể hiện sự tôn kính với thần linh). Ở một số lễ hội, các đoàn rước kiệu vừa cất tiếng hô vang làm tăng thêm không khí rộn rã, náo nhiệt, kèm theo đó là chương trình văn nghệ dân gian. Những bài hát, những điệu múa truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa địa phương, tạo ra một không gian mang tính đại chúng thu hút sự tham gia của đông đảo người trong cộng đồng. Âm nhạc như sợi dây gắn kết con người với thế giới tâm linh, là yếu tố quan trọng trong giao tiếp cộng đồng, tạo nên sự hài hòa, chia sẻ, thắt chặt mối quan hệ giữa người với người, đồng thời gửi gắm tới thần linh những thông điệp mang ý nghĩa cảm tạ, cầu chúc cho một cuộc sống an lành.
Sự hòa nhập tinh thần Phật giáo vào tín ngưỡng dân gian Nhật Bản cũng giống như quang cảnh từng thấy ở Việt Nam, nơi những người theo đạo Phật
xem việc thờ cúng ông bà tổ tiên là chuyện thường tình. Điều đó giải thích tại sao Phật giáo đã đồng hành với những dân tộc chấp nhận nó trong suốt quá trình lịch sử của họ. Vào thế kỷ XIII, ba nước Nhật, Hàn, Việt đã dựa vào Phật giáo như một thành trì để chống lại vó ngựa cuồng chinh của quân Mông Cổ. Nhưng tinh thần Phật giáo ở nước Nhật có vẻ mạnh mẽ hơn so với Việt Nam.
Phật giáo được coi là tôn giáo chính thức của cung đình vào thế kỷ VI, những âm thanh cũng như lý thuyết âm nhạc của Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn ở Nhật Bản. Các triều đình hoặc các đền chùa của Trung Quốc và Triều Tiên là cội nguồn và hình mẫu cho hầu hết các loại nhạc cung đình và đền chùa của Nhật, nhưng do sự tác động quốc tế mạnh mẽ của lục địa châu Á từ thế kỷ VII cho đến thế kỷ X có thể thấy cả những ảnh hưởng của khu vực Nam và Đông Nam Á.
Tuy những truyền thống âm nhạc cổ của Nhật Bản được lưu giữ đến ngày nay, mỗi thời kỳ đều tạo ra những phong cách âm nhạc cho phù hợp hơn với nhu cầu và thị hiếu của thời kỳ đó. Trong quá trình chuyển từ nền văn hóa do triều đình chi phối sang nền văn hóa bị giới võ sĩ chi phối vào cuối thế kỷ XII, thêm nhiều thể loại âm nhạc sân khấu trở nên phổ biến. Chiếc đàn Biwa của cung đình trở thành loại nhạc cụ thông dụng không chỉ của các nhà sư và đạo sĩ đi truyền đạo khắp nơi mà cả những người hát rong chuyên kể những câu chuyện lịch sử. Biểu diễn kịch tại các chùa Phật giáo và đền Thần đạo dần dần kết hợp với di sản giàu có của sân khấu dân gian trong thế kỷ XIV để tạo ra một hình thức nhạc kịch nghệ mới gọi là thể loại nhạc kịch Nou. Âm nhạc của đàn koto 13 dây là một trong vài thể loại nhạc thính phòng cổ đại tiếp tục phát triển vào thế kỷ XVI, chủ yếu trong dinh thự của gia đình quyền quý hoặc tại đền chùa. Sáo trúc Shakuhachi cũng phổ biến mạnh trong thời kỳ này.
Hình 3.1. Nhà sư Fuke và đàn Biwa [83]
Âm nhạc Nhật Bản mang tính tâm linh, điển hình như kịch Nou, biểu diễn Nou bao gồm rất nhiều các yếu tố hợp thành phong cách chung, với mỗi yếu tố bắt nguồn từ văn hóa Phật giáo, Thần Đạo, và các khía cạnh nhỏ nữa trong các quan điểm mỹ học của kịch Nou. Sân khấu kịch Nou truyền thống bao gồm một sảnh theo lối kiến trúc sân khấu Kagura truyền thống của những ngôi đền thần Đạo.
Hay về truyền thuyết về điệu múa Bon Odori, là một trong những nét đặc trưng của Obon mà không thể không nhắc đến.
“Tương truyền vũ điệu này bắt nguồn từ câu chuyện của Phật tử Mokuren. Vì quá tưởng nhớ đến người mẹ qua cố, ông đã dùng phép thần thông để tìm mẹ khắp trên trời dưới đất, và cuối cùng ông đã nhìn thấy cảnh bà đang phải chịu đói khổ dưới địa ngục do những nghiệp ác, điều ích kỉ mà bà đã làm. Thương mẹ, ông đến bên Phật Tổ cầu xin, Phật đã hướng dẫn ông dâng cúng lễ vật lên chư tăng, những vị tăng nhân vừa hoàn tất ba tháng an cư kiếp hạ giới vào ngày 15 tháng 7. Mokuren đã làm theo và nhờ đó mẹ ông
đã được giải thoát. Do quá cảm kích, ông đã nhảy múa một cách vui mừng. "[84].
Và điệu múa Bon Odori bắt nguồn từ đó. Nói đến đây thôi đã có thể hiểu con người đất nước Nhật Bản rất tôn trọng tôn giáo và văn hóa của họ.
Khác với Nhật Bản, ở Việt Nam, âm nhạc thiên về dân gian, các tín ngưỡng văn hóa. Âm nhạc Việt Nam có một truyền thống khá lâu đời. Ngay từ thời cổ, cư dân ở Việt Nam đã rất say mê âm nhạc. Đối với họ âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu. Ta có thể nghe những điệu hát ru, những bài đồng dao của trẻ nhỏ, những thể loại ca nhạc trong các nghi thức cúng lễ hoặc dùng trong việc giao tiếp giữa các thành viên cộng đồng, trong lao động, trong vui chơi giải trí với những thể hát đố, hát đối đáp thi tài của trai gái, những điệu hát khi chơi bài hoặc khi kể những bản trường ca, những câu ca tiếng đàn của những người hát rong, của các ban nhạc tài tử cùng những thể loại ca kịch truyền thống... Nền âm nhạc dân tộc cổ truyền của đất nước Việt Nam cũng phản ánh tính chất dân tộc đó. Nó mang những đặc điểm Việt Nam nói chung, được các thành phần dân tộc xây đắp nên trong quá trình bốn ngàn năm lịch sử.
Nhìn chung nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam gồm hai thành phần lớn. Do điều kiện lịch sử, thành phần dân tộc chỉ có âm nhạc dân gian.
Thành phần thứ nhất do nhân dân lao động sáng tạo, thường gọi là âm nhạc dân gian hay âm nhạc truyền miệng. Thành phần thứ hai do các nghệ sĩ sáng tạo và biểu diễn, thường gọi là âm nhạc chuyên nghiệp. Trong hai thành phần này, âm nhạc dân gian chiếm tỷ trọng lớn, có vai trò cơ sở. Âm nhạc chuyên nghiệp có nguồn gốc từ âm nhạc dân gian. Giữa hai loại âm nhạc này luôn luôn có sự chuyển hoá, bổ sung lẫn nhau theo nhiều khía cạnh, làm cho chỉnh thể nền âm nhạc dân tộc ngày càng hoàn chỉnh và phong phú hơn. Mặt khác,
mỗi loại âm nhạc đó lại có những chức năng xã hội và những đặc điểm riêng mà loại kia không có được.
Âm nhạc dân gian được sáng tác và trình diễn gắn liền với những hoạt động sản xuất và sinh hoạt xã hội cụ thể của người lao động. Mỗi thể loại âm nhạc dân gian bao giờ ban đầu sinh ra cũng nhằm phục vụ một công việc hay một hoạt động nào đó trong đời sống nhân dân. Người ta thường nói âm nhạc dân gian có tính thực hành xã hội. Tính thực hành xã hội biểu hiện trong những quy phạm về chức năng xã hội, về nội dung xã hội được phản ánh, về đặc trưng sắc thái và các thủ pháp sáng tác của các thể loại và các tác phẩm. Đồng thời, nó thường được chỉ rõ ngay trong tên gọi của nhiều thể loại, chẳng hạn như Hò giã vôi, Hò giã gạo, Hò giật chì, Hò chèo thuyền... Song tính thực hành xã hội biểu hiện ở các thể loại âm nhạc dân gian không giống nhau. Có thể có hai cấp độ biểu hiện chính của tính chất này. Đối với các thể loại âm nhạc dân gian được sáng tác và trình diễn cùng một lúc với một hoạt động cụ thể nào đó thì tính thực hành xã hội được biểu hiện trực tiếp, như trong các thể loại hát lao động các loại hò, hát ví... và trong một vài thể loại hát sinh hoạt như hát ru. Ở các thể loại này, âm điệu và nhịp điệu thể hiện tâm tư, tình cảm nảy sinh trực tiếp trên hoạt động cụ thể đó, thậm chí còn mang dấu vết nhịp điệu riêng của nó. Nhịp điệu lao động trong nhiều bài ca lao động và nhịp đưa nôi trong hát ru là những dẫn chứng. Đặc điểm này thường gặp trong các thể loại âm nhạc dân gian tham gia vào các tế lễ, đình đám, hội hè và phần nào trong đồng dao. Ở đây ta ít thấy âm điệu và nhịp điệu thực của hoạt động cụ thể trong âm nhạc.
Âm nhạc nảy sinh từ những bậc thang thấp nhất của sự phát triển xã hội và ban đầu chủ yếu đóng vai trò trong những nghi lễ tín ngưỡng, rồi đến những làn điệu lặp đi lặp lại nhịp điệu hoạt động lao động để giảm bớt sự vất vả, khuyến khích lao động, giúp gắn kết con người lại với nhau. Ban đầu âm
nhạc gắn với văn học: những lời thơ được hát lên (ca được nâng lên từ thơ, điệu thức của thơ là nhạc). Âm nhạc cũng kết hợp với nhảy múa và cùng với nghệ thuật ngôn từ tạo nên tính đa chức năng của văn hóa âm nhạc. Sức mạnh của âm nhạc đối với đời sống tinh thần của con người rất lớn. Văn hóa âm nhạc là cách tạo ra và sử dụng âm nhạc được chia sẻ trong một cộng đồng người và thường được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong khi tạo ra âm nhạc là sáng tác và biểu diễn, thì sử dụng âm nhạc chỉ những chức năng của nó trong văn hóa chẳng hạn như nghi lễ hay công việc lao động hoặc giải trí...
Hình 3.2. Hò chèo ghe Bạc Liêu [85]
Nói tóm lại, âm nhạc truyền thống Nhật Bản và âm nhạc truyền thống Việt Nam tuy nằm chung trong khu vực châu Á, chịu ảnh hưởng của phong kiến thời xưa và những cuộc chiến tàn khốc, song vẫn giữ được nét truyền thống vốn có của nó. Bên cạnh những điểm tương đồng cũng có những sự khác biệt. Cả hai nền âm nhạc cũng đều có điểm chung và điểm riêng của nó. Bởi vì hai nền âm nhạc đều ra đời trong cùng một nền văn hóa nông nghiệp của người châu Á nhưng nền âm nhạc của Nhật Bản và Việt Nam vẫn có những điểm khác, nhất định do lịch sử hình thành và sự chi phối văn hóa về
tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống của hai đất nước. Điển hình, âm nhạc truyền thống Nhật Bản gắn với Thần Đạo và Phật giáo. Đây dường như là hình tượng luôn gắn liền với đời sống tinh thần của người Nhật. Còn ở Việt Nam, âm nhạc truyền thống Việt Nam mang tính dân gian, các tín ngưỡng văn hóa mang tính làng xã có truyền thống từ đời này truyền sang đời khác. Hai đất nước, cùng nằm trong khu vực châu Á nhưng lại mang nhiều điểm riêng biệt làm nổi bật sự khác biệt đặc sắc giữa hai nước.
KẾT LUẬN
Cùng sinh sống trong một không gian văn hóa xã hội phương Đông dù muốn hay không, các quốc gia trong khu vực trên đường phát triển đã có những nét tương đồng về văn hóa, bên cạnh những nét riêng của từng quốc gia. Nền văn hóa âm nhạc có thể trải rộng về thời gian và không gian, và nhiều những biến đổi, sáng tạo nhưng vẫn giữ được bản chất cốt lõi của văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, âm nhạc như một hiện tượng văn hóa là sản phẩm sáng tạo và thụ hưởng của con người luôn có vấn đề bản sắc, không chỉ là bản sắc của cá nhân, mà còn của cộng đồng, dân tộc. Bản sắc âm nhạc dân tộc Việt Nam - Nhật Bản không phải là một đặc điểm tự nhiên có sẵn. Nó nảy sinh từ ý thức về sự chung nhất về văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ với một cộng đồng người. Xét trên một giao diện rộng, nó cũng là cảm xúc thuộc về một đất nước nhất định, gắn bó với bản sắc của mỗi quốc gia.
Phương Đông bao gồm những vùng văn hóa lớn có truyền thống văn hóa hết sức lâu đời, trong đó có truyền thống âm nhạc. Mỗi vùng, mỗi dân tộc, đều có những cái gọi là bản sắc riêng của mình, được truyền từ thời xưa cho đến nay. Bản sắc không phải là thứ bất biến bởi thế giới và con người luôn biến đổi. Bản sắc văn hóa dân tộc biến đổi nhanh hay chậm phụ thuộc không chỉ những điều kiện bên ngoài mà còn tùy thuộc vào sự ý thức của các nhà quản lý văn hóa trong cộng đồng. Từ đó có thể hiểu âm nhạc cũng chịu sự tác động của nhiều yếu tố cho nên muốn giữ được vẻ truyền thống hay không thì đó là do sự biến đổi của các yếu tố đó.
Cùng với sự thay đổi của xã hội, âm nhạc truyền thống vẫn giữ được những giá trị vốn có của nó. Những giá trị đặc sắc về nội dung, tình yêu thiên
nhiên, con người, đất nước, những giá trị nghệ thuật về giai điệu, hình thức biểu diễn đã gắn kết âm nhạc với con người, làm cho người nghe thấu hiểu
những giá trị đặc sắc mà âm nhạc mang lại. Âm nhạc là nghệ thuật âm thanh được xếp là loại hình nghệ thuật thời gian. Những dòng âm thanh nối tiếp nhau xuất hiện theo thời gian để biểu hiện tất cả những gì trong cuộc sống nội tâm con người như niềm vui và nỗi buồn, cuộc đấu tranh sống còn và những tâm tư thầm kín những khát vọng, ước mơ về hạnh phúc, tương lai.
Âm nhạc gắn kết con người với con người, gắn kết các quốc gia cùng hiểu về văn hóa của nhau. Đối với mối quan hệ của hai nước Việt Nam và Nhật Bản, không chỉ riêng về chính trị, kinh tế, âm nhạc cũng là chiếc cầu kết nối hai đất nước với nhau, mang mối quan hệ của hai nước càng gắn bó cảm thông với nhau hơn. Cùng xuất phát là gốc văn hóa nông nghiệp, âm nhạc của hai nước mang những nét tương đồng về tính dân gian, tính cổ điển và tính giao lưu khu vực. Những hình thức âm nhạc như Gagaku và Nhã nhạc cung đình Huế, những nhạc cụ dân gian như Koto và đàn tranh là những đại diện tiêu biểu cho nền âm nhạc truyền thống.
Bên cạnh những nét tương đồng đó, âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản còn có những điểm khác mang đậm tính chất riêng trong phong cách âm nhạc của hai dân tộc này. Đó là những sự khác biệt về lịch sử hình thành và tín ngưỡng, tôn giáo. Mỗi đất nước, mỗi dân tộc có một cách thể hiện văn hóa khác nhau đặc trưng cho thói quen, phong tục tập quán của đất nước đó. Cho nên, âm nhạc cũng vậy, tuy đồng điệu về mặt tính chất dân