Quá trình phát triển của Gagaku và Nhã nhạc cungđình Huế

Một phần của tài liệu Khóa luận Âm nhạc truyền thống Việt Nam Nhật Bản sự tương đồng và khác biệt (Trang 51 - 62)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.2.1. Quá trình phát triển của Gagaku và Nhã nhạc cungđình Huế

Gagaku có một lịch sử lâu đời, phát triển hoàn thiện vào khoảng thế kỷ X dưới thời Heian (794-1191). Đây là một hợp thể của nhiều loại hình âm nhạc và múa có nguồn gốc từ nghệ thuật truyền thống bản địa và góp phần vào đó là sự ảnh hưởng không nhỏ từ các nước Châu Á. Sự giao lưu và tiếp thu các yếu tố âm nhạc đến từ các nước Trung Hoa, Triều Tiên, Ấn Độ, Champa... đặc biệt vào thời kỳ của thế kỉ thứ VIII, cung đình Nhật Bản đã có sẵn hệ thống âm nhạc nghi lễ bản địa là âm nhạc mang “tính chất” Thần Đạo nên họ chỉ tiếp thu loại hình âm nhạc giải trí từ cung đình Trung Hoa, đó là Yến nhạc. Nhưng thuật ngữ mà họ vay mượn lại là Nhã nhạc, tức âm nhạc nghi lễ Khổng giáo của Trung Hoa. Theo giáo sư Hisao Tanabe (1883-1984) người chuyên nghiên cứu về âm nhạc Nhật Bản cho rằng sự nhầm lẫn này là do vào năm 701, khi âm nhạc Trung Quốc tràn vào nước Nhật, Nhật Bản đã cho thành lập một cơ quan chuyên phụ trách âm nhạc cung đình, cơ quan này được đặt tên là Gagakuryo ( ^ ^ Ễ i) mô phỏng theo tên gọi của tổ chức âm nhạc tương tự trong cung đình Trung

Hoa. Sau thời kỳ mở rộng giao lưu âm nhạc với các nước khác, vào cuối thời kỳ Heian, Nhật Bản bắt đầu tái thiết và bản địa hóa các yếu tố ngoại lai trong Gagaku. Các dàn nhạc được sắp xếp lại, một số nhạc cụ nước ngoài bị loại bỏ, nhiều bản âm nhạc được sáng tác mới... Nhờ đó, Gagaku thời kỳ này mang đậm sắc thái cung đình Nhật Bản. Từ thế kỷ XII, dưới sự chuyên chế của các Shogun (n#§) bấy giờ nắm hết quyền lực trong tay, Thiên hoàng bị yếu thế, cô lập, đời sống triều đình không còn phong phú như xưa. Nhã nhạc cung đình Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái. Trong suốt những thế kỷ tiếp theo, nhờ có sự quan tâm của một số vị Thiên hoàng và Shogun, Gagaku đã dần được phục hồi, truyền thống vẫn được tiếp nối. Cũng trong giai đoạn này, một số thành tựu nghiên cứu công phu về Gagaku được biên soạn, có thể kể đến bộ sách Gakkaroku của Abe Suehisa (1622-1708) là bộ sách đồ sộ về Gagaku mang toàn bộ tinh thần của nước Nhật thời cổ xưa.

Dưới thời Minh Trị Thiên Hoàng (1868-1912), một ông vua cầu tiến đã thực hiện nhiều cuộc cải cách khiến cho nước Nhật gần như thay đổi hoàn toàn và phát triển về văn hóa nghệ thuật nói chung và Gagaku nói riêng. Tuy nhiên vào giữa thế kỷ XX, khi nước Nhật rơi vào tình trạng khủng hoảng, Gagaku lại bị suy thoái nghiêm trọng. Mãi cho đến khi nền kinh tế đất nước được phục hưng vài thập kỷ sau đó, Gagaku mới được trở lại vị trí vốn có của nó. Hiện nay, Gagaku vẫn được biểu diễn trong hoàng cung và các ngôi đền Shinto giáo. Phong cách âm nhạc đặc biệt của Gagaku đã được truyền bá đi nhiều nơi và trở thành nguồn cảm hứng cho các sáng tác mới của nhiều nhạc sĩ hiện đại.

Gagaku là một trong các thể loại âm nhạc truyền thống tiêu biểu của Nhật Bản. Thuật ngữ Gagaku xét theo ý nghĩa văn học với Ga: thanh lịch, Gaku: âm nhạc. Các đặc điểm về âm nhạc của Gagaku được hiểu ở lĩnh

vực nhạc khí, thanh nhạc và múa. Nhìn một cách tổng quát Gagaku có thể xếp theo hai hệ thống: thanh nhạc và khí nhạc... Gagaku nghĩa là âm nhạc trang nhã, loại âm nhạc cổ xưa nhất còn sót lại đến ngày nay của Nhật Bản, được thành lập ở trong Cung đình cách đây khoảng 1200 năm, hiện diện trong Cung đình, và một số đền chùa. Ngày nay, các nhạc mục Gagaku bao gồm cả bốn yếu tố: hòa tấu nhạc khí, nhạc múa, các bài hát, âm nhạc tôn giáo và các nghi lễ Thần đạo. Thuật ngữ Gagaku còn được hiểu là hình thức Kangen. Kangen là một loại dàn nhạc hòa tấu khí nhạc cổ truyền, đại diện cho tổ chức âm nhạc thuần túy, thuộc bộ phận âm nhạc cung đình Nhật Bản. Ở góc độ này đã giúp ta hiểu hơn về Gagaku, với ý nghĩa bao trùm cả nhạc mục thanh nhạc, khí nhạc và múa của âm nhạc cung đình Nhật Bản, Gagaku xuất hiện là một thuật ngữ âm nhạc được dùng phổ biến và có nét tương đồng với thuật ngữ Nhã nhạc của Việt Nam.

Nhạc cung đình là một bộ môn âm nhạc truyền thống đặc sắc của Việt Nam, đặc biệt Nhã Nhạc Huế đã có giá trị rất cao về phương diện lịch sử lẫn nghệ thuật. Tuy được sử dụng ở chốn cung đình, nhưng việc sáng tạo và biểu diễn hầu hết đều do những nghệ sĩ xuất thân từ trong dân gian, nhờ có tay nghề cao mà được vào cung để phục vụ cho triều đình. Đây là một bộ môn âm nhạc vô cùng phong phú mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa nhận thức được đầy đủ giá trị của nó. Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, Nhạc cung đình là một bộ môn duy nhất được ghi vào sử sách từ xa xưa, trải qua bao thăng trầm của các triều đại, bao biến thiên của thời cuộc mà vẫn còn lưu lại được một di sản đáng kể đáng tự hào. Đây là loại hình âm nhạc chính thống mang 3 yếu tố: nhạc, múa và hát, trong đó nhạc và múa chiếm tỉ lệ cao hơn, được xem là quốc nhạc, sử dụng trong các cuộc tế, lễ của triều đình. Các triều đại quân chủ Việt Nam hết sức coi trọng,

phát triển Nhã nhạc, và loại hình âm nhạc này trở thành một biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. Các quy định về quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, nội dung bài bản... của Nhã nhạc đều rất chặt chẽ, phản ánh tính quy củ qua các định chế thẩm mỹ rất cao, có khả năng phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời.

“Nhã nhạc - Ầm nhạc cung đình Việt Nam bắt đầu được đưa vào hoạt động ở triều Lý (1010-1225), định hình ở đời Trần (1226-1400), hoạt động một cách quy củ vào thời Lê (1427-1788) và phát triển rực rỡ nhất tại cung đình Huế dưới triều Nguyễn

(1802-1945) ”[78].

Âm nhạc cung đình Huế chính thức hình thành với sự lên ngôi của triều Nguyễn vào đầu thế kỉ XIX.

“ Vào thời này, Triều đình nhà Nguyễn quy định 7 thể loại âm nhạc, gần giống với các thể loại của triều Lê, bao gồm: Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Yến nhạc, Cung trung nhạc. Dưới thời Nguyễn, Nhã nhạc được dùng trong các lễ tế đại triều 2 lần trong 1 tháng, thường triều 4 lần trong 1 tháng: Nam Giao, Tịch Điền, sinh nhật vua và hoàng hậu. Tế bất thường: Đăng quang, lễ tang của vua và hoàng hậu, đón tiếp sứ thần. Tùy theo từng cuộc tế lễ mà có các thể loại khác nhau, như đại triều nhạc dùng trong lễ Nguyên đán, Ban sóc ... Đại yến cửu tấu nhạc dùng trong mừng thọ, chúc thọ, tiếp đãi sứ thần... Cung trung nhạc biểu diễn trong các cung hoàng thái hậu và thái hoàng thái hậu... Miếu nhạc sử dụng tại các nơi thờ vua, chúa ... Ngũ tự nhạc

Hình 2.5. Đội Nữ Nhạc cung đình đầu thế kỷ XIX [86]

Có thể nói, nhã nhạc cung đình Huế là một bước chuyển tiếp của nhã nhạc cung đình các triều đại trước đó để đi tới sự hoàn mỹ. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XIX, khi đất nước lâm vào nạn ngoại xâm, vai trò của triều đình mờ dần, thì âm nhạc cung đình cùng các lễ nghi cũng giảm và mờ dần. Vào cuối thời Nguyễn, Nhã nhạc cung đình chỉ còn duy trì 2 loại dàn nhạc là Đại nhạc (gồm trống, kèn, mõ, bồng, xập xõa) và tiểu nhạc (trống bản, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tam, địch, tam âm, phách tiền). Ngoài ra, triều đình cho du nhập dàn Quân nhạc của phương Tây, làm cho vai trò của Nhã nhạc càng mờ nhạt thêm. Sau năm 1945, Nhã nhạc đã mất không gian vốn có của nó và có nguy cơ mai một dần. Ngày nay, Nhã nhạc đã và đang được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, dần khôi phục lại vẻ truyền thống hiếm có và là một minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa đặc biệt của dân tộc Việt Nam.

2.2.2. Các thể loại nhạc trong Gagaku và Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình của Việt Nam, Nhật Bản đều bắt nguồn từ Trung Hoa. Tuy vậy, mỗi nước đã tiếp thu ở Trung Hoa vào những thời kỳ khác nhau.

Nhật Bản tiếp thu từ Nhã nhạc thời Đường ở Trung Hoa vào thế kỷ thứ VII, có sự kết hợp với âm nhạc của ba nước Triều Tiên cổ (Tam Hàn)

cùng với âm nhạc Phật giáo Ấn Độ, đã dần dần Nhật Bản hóa và trở thành Nhã nhạc Nhật Bản (Gagaku), bao gồm 5 thể loại:

- Hòa nhạc: nhạc Nhật Bản chính thống, không pha trộn với bất kì một loại nhạc nào khác

- Đường nhạc: tiếp thu từ nhạc cung đình nhà Đường của Trung Quốc - Kỹ nhạc: tiếp thu từ Trung Quốc, thể loại âm nhạc này kết hợp với múa trên sân khấu

- Cao ly nhạc: tiếp thu từ Triều Tiên cổ

- Lâm Ấp nhạc: có nguồn gốc từ âm nhạc Phật giáo của Ấn Độ

Hiện nay, Gagaku vẫn được biểu diễn trong hoàng cung và các ngôi đền Thần Đạo với 3 hình thức diễn xướng hoàn toàn mới:

Kangen (Khí nhạc): là dàn nhạc chuyên diễn tấu các bản khí nhạc. Kangen gồm các nhạc cụ hơi và dây, ngoài ra còn có thêm các nhạc cụ gõ đảm nhiệm phần tiết tấu.

* Nhạc cụ Hơi:

Shou (M): là nhạc cụ giống như Khèn của Việt .

Hichiriki ( ^ ^ ): một loại kèn có dăm kép, tương tự như kèn Bóp của Việt . Ryuteki (® ^ ): một loại sáo có 7 lỗ bấm.

* Nhạc cụ Dây:

Biwa (^h^): nhạc cụ hình quả lê có 4 dây, giống như Pipa của Trung Hoa và Tỳ bà của Việt .

Koto (^ ): hình dáng tương tự như đàn Tranh của Việt , có 13 dây. * Nhạc cụ Gõ:

Kakko (ặỗ^): một loại trống đặt nằm ngang như trống Cơm Việt , dùng dùi

Hình 2.6. Dàn nhạc công biểu diễn Gagaku trên sân khấu cùng với khí nhạc tại Hội trường Trung tâm Hội nghị quận Meguro, Tokyo, 2017 [87]

gõ vào hai mặt.

Taiko ( ^ ^ ) : trống lớn nhất được đặt chính giữa ở trung tâm khi biểu diễn Gagaku

Shouko (® ^ ): cồng được làm bằng đồng.

Âm nhạc do dàn Kangen diễn tấu thường có tính chất chậm rãi, trang trọng và đầy tính triết lý.

Bugaku (Vũ nhạc): là loại hình âm nhạc đi kèm với múa. Bugaku gồm có 3 loại:

- Kuniburinomai ( S ^ ^ ^ ^ ) : là những điệu múa và âm nhạc có nguồn gốc cổ xưa trong văn hoá bản địa Nhật Bản. Các điệu múa này có động tác và trang phục tương đối đơn giản, nhưng cũng rất uyển chuyển và nhịp nhàng.

- Sanomai ( Ế ^ ^ ) : gọi là Múa Bên Trái vì khi trình diễn những điệu múa này, vũ công xuất hiện từ phía bên trái sân khấu. Múa Bên Trái mang tính Dương, có hình ảnh mặt trời làm biểu tượng, vũ công mặc áo màu đỏ. Đệm cho loại múa này là dàn nhạc Togaku, với các loại hình âm nhạc đến từ Trung Hoa và các nước Trung Á, Ân Độ, Ba Tư thông qua con đường Trung Hoa.

- Unomai ( ^ (D^): gọi là Múa Bên Phải vì khi trình diễn những điệu múa này, vũ công xuất hiện từ phía bên phải sân khấu. Múa Bên Phải mang tính Âm, biểu tượng là hình ảnh mặt trăng, vũ công mặc trang phục màu xanh lục. Loại âm nhạc đệm cho Múa Bên Phải là Komagaku, tức âm nhạc ảnh hưởng từ Triều Tiên, bao gồm cả âm nhạc vùng Mãn Chu (phía đông bắc Trung Quốc).

Hình 2.7. Bugaku - một trong các thể loại diễn xướng của Gagaku [73]

Kayou (Thanh nhạc): hai bản nhạc tiêu biểu trong Kayou là Saibara và Rouei.

- Saibara (f#M ^): là những bài hát dân gian được cung đình hoá và trở thành hình thức thanh nhạc phục vụ cho nhu cầu giải trí của hoàng gia và giới quí tộc nói chung. Khác với các thể loại Khí nhạc, Vũ nhạc phải do các nhạc công chuyên nghiệp biểu diễn, các bài hát Saibara được giới quí tộc tự trình diễn và thưởng thức với nhau, và cũng chính họ là người đã duy trì truyền thống Saibara qua nhiều thế kỷ.

- Rouei ( ^ ^ ) : là những bài hát có tính chất ngâm ngợi dựa trên các lời thơ Trung Hoa nhưng được phát âm theo tiếng Nhật. Suốt các thời đại Nara và Heian, các lối thơ của Trung Hoa rất thịnh hành ở Nhật, từ đó, hình thành nên hình thức nhạc hát Rouei. Cũng như Saibara, Rouei được lưu truyền và gìn giữ bởi các gia đình quí tộc. Về sau, dưới thời Meiji, các nhạc công cung đình tiếp nhận các bài bản Rouei từ giới quí tộc, đồng thời, họ cũng sáng tạo thêm nhiều bài bản mới để bổ sung và làm phong phú thêm hệ thống nhạc mục của Rouei.

Hình 2.8. Bản nhạc Saibara kết hợp với điệu múa Batto [74]

Trong Nhã nhạc cung đình Việt Nam, sử sách của triều Nguyễn ghi lại có đến 12 cuộc lễ, mỗi cuộc lễ đều có ghi đầy đủ các bài ca chương và có 126 bài ca chương ghi đầy đủ lời ca nguyên gốc và bản dịch. Phần nhạc khí được quy định gồm 6 loại dàn nhạc. Đó là các dàn: Nhã nhạc, Nhạc huyền (bộ nhạc treo), Đại nhạc (Cổ xuý đại nhạc), Tiểu nhạc (ti trúc tế nhạc), Ty chung và Ty khánh (dàn nhạc chuông và khánh đá), Quân nhạc (đội bả lệnh). Các dàn nhạc trên đều có các nhạc khí cụ thể và không dưới 30 chủng loại với số lượng trên hàng trăm nhạc khí. Dàn Đại nhạc có 42 nhạc cụ trong 4 loại khí nhạc của 2 bộ gõ và hơi. Riêng bộ gõ có 20 trống.

Hình 2.9. Dàn đại nhạc của Nhã nhạc cung đình vào những năm 60 [75]

Hình 2.10. Đội tiểu nhạc của Nhã nhạc cung đình Huế biểu diễn tại cung Diên Thọ của Hoàng Hậu Nam Phương năm 1937 [76]

Về bài bản cũng rất phong phú. Thể loại Tiểu nhạc và Đại nhạc có các bài bản như sau:

- Tiểu nhạc: Có 15 bài bản gồm 10 Bản Ngự Thập, Ngự Thủ, Ngự Liên, Ngự Hoàn và 5 bản Ngũ Đối Thượng, Ngũ Đối Hạ, Long Đăng, Long Ngâm, Tiểu khúc.

- Đại nhạc có các bài bản: Tam luân cửu chuyển, Ngũ lôi (Đăng đàn cung), Đăng đàn cung đơn, Đăng đàn cung kép, Xàng xê, Kèn chiếu, Phú lục, Tẩu mã, Bông, Mã vũ, Man, Kèn bóp (Du xuân), Cung Nam, Nam Ai, Nam Bình, Nam Trĩ.

Tất cả các loại dàn nhạc, các nhạc khí, bài bản âm nhạc, ca chương... đều do những nhạc công, ca công, vũ công tài ba nhất thực hiện. Âm nhạc đã trở thành một cặp song sinh với các đại lễ, trở thành tiếng nói có khả năng giao cảm với trời đất, thần linh, tổ tiên. Đó cũng chính là những giá trị vô giá và trường tồn của dân tộc. Nhã nhạc Huế - di sản văn hoá âm nhạc “cổ điển bác học Việt Nam” ẩn chứa những nguyên lý cấu trúc, những tư tưởng văn hoá triết lý phương Đông.

Một phần của tài liệu Khóa luận Âm nhạc truyền thống Việt Nam Nhật Bản sự tương đồng và khác biệt (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)