Tình yêu quê hương đất nước

Một phần của tài liệu Khóa luận Âm nhạc truyền thống Việt Nam Nhật Bản sự tương đồng và khác biệt (Trang 25 - 31)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.2.3. Tình yêu quê hương đất nước

Âm nhạc không chỉ là phương tiện giải trí đối với cuộc sống của con người mà âm nhạc góp phần rất lớn trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Âm nhạc đóng một vai trò hết sức quan trọng đó là tuyên truyền những chính sách của giai cấp, tạo động lực sức mạnh cho nhân dân. Cụ thể, khi Tổ quốc có chiến tranh các ca khúc: Em vẫn đợi anh về (Thái Bảo), Tình em (Huy Du), Vòng tay cầu hôn (Trần Tiến) ...gợi lên những

tấm lòng thủy chung của người yêu ở quê nhà nhắn gửi làm ấm lòng người ở nơi tiền tuyến. Còn nhiều ca khúc như những bản tráng ca mang

tính kêu gọi, khơi dậy ý thức tự tôn dân tộc như: Lá xanh (Hoàng Việt), Hãy cho tôi lên đường (Hoàng Hiệp), Đường chúng ta đi (Huy Du), Bác đang cùng chúng cháu hành quân (Huy Thục) ... luôn là động lực to lớn, là sức mạnh lay động đến muôn triệu trái tim, là những “Tiếng hát át tiếng bom” và là sự tất yếu của Cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thành công. Nội dung của các ca khúc cách mạng này luôn toát lên một ý chí, một sức mạnh tạo động lực thêm cho ý chí của các chiến sĩ. Có thể nói, âm nhạc như một lời thề chính trị tượng trưng cho chí khí, cho tinh thần của một dân tộc.

Bác Hồ đã dạy: “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận và anh, chị, em

nghệ sĩ chính là chiến sĩ trên mặt trận ấy”[26, tr.368]. Không chỉ trong

công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước mà văn hóa nghệ thuật còn có trong nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, khoa học kỹ thuật, xã hội...

Giai đoạn từ 1954 đến 1975 là giai đoạn xây dựng và phát triển hết sức phong phú của âm nhạc Việt Nam trong một điều kiện lịch sử đặc

biệt vừa chiến đấu vừa xây dựng đất nước, vừa có cuộc sống đời thường, vừa có cuộc sống thời chiến. Công việc xây dựng một nền văn hóa mới với nội dung Xã Hội Chủ Nghĩa và tính chất dân tộc đã trở thành nhiệm vụ trung tâm trong các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, trong đó có âm nhạc. Hoạt động âm nhạc trong sáng tác cũng như trong việc truyền bá âm nhạc đã luôn bám sát định hướng: vì Tổ quốc, vì sự nghiệp thống nhất đất nước, từng bước đưa ngành âm nhạc đi vào con đường chính quy hiện đại trên một quy mô lớn và một chất lượng không ngừng được nâng cao

nhằm phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Các văn nghệ sĩ Việt Nam, trong

đó có các nhạc sĩ, cũng đã đi theo phương hướng sáng tác mà Đảng đề ra như Dân tộc - Khoa học - Đại chúng, dân tộc - hiện đại, nội dung Xã Hội Chủ Nghĩa, tính chất dân tộc, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc..., đã có những tác phẩm xuất sắc phục vụ cho hai cuộc kháng chiến, cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Quan điểm sáng tác của các nghệ sĩ Việt Nam với mục tiêu cơ bản là ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước cũng như cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Phương pháp sáng tác hiện thực Xã Hội Chủ Nghĩa chính là phương pháp sáng tác với những yêu cầu cơ bản về tính Đảng, tính nhân dân, là những phương hướng đã bao hàm ngay trong nội dung những phương hướng của Đảng Cộng Sản Việt Nam nêu ra cho sáng tác, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh như sau:

“...Đảng vẫn tôn trọng quyền lựa chọn phương pháp sáng tác của các văn nghệ sĩ. Đảng chủ trương khuyến khích mọi cố gắng sáng tạo, tìm tòi, phản đối những biện pháp hạn chế một cách độc đoán những chủ đề, hình thức và phương pháp sáng tác khác nhau, nhưng đòi hỏi mọi tác phẩm văn nghệ của ta phải có

tính đảng, phải phục vụ đường lối chính sách và không được đi

ngược lại lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. ” [34, tr. 138-139]

Ca khúc cách mạng thời kỳ này mang dấu ấn của nền âm nhạc cổ truyền dân tộc, dòng ca khúc hướng về lịch sử. Ca khúc cách mạng đã thể hiện đúng bản chất văn hóa hai chiều của con người Việt Nam: một chiều tiếp nhận từ văn hóa truyền thống, một chiều tiếp nhận từ văn hóa âm nhạc nước ngoài.

Trong giai đoạn lịch sử này, mọi hoạt động nền văn nghệ kháng chiến đều hướng tới phương châm: Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng. Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, âm nhạc đã được coi là mũi nhọn xung kích của Đảng trên mặt trận văn hóa. Trong kháng chiến chống Pháp, chủ đề và đề tài của các ca khúc cách mạng Việt Nam đã được mở rộng. Có rất nhiều ca khúc về Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình ảnh được tôn trọng nhất, nhưng rất đỗi gần gũi, thân thương với nhân dân - đó là vị cha già dân tộc trong ca khúc “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” (Văn Cao). Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng - biểu tượng của Tổ quốc, phấp phới tung bay trong ánh bình minh của ngày mới và hình ảnh của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện trong nhiều ca khúc mang ý nghĩa cách mạng.

Hình ảnh người phụ nữ ở nông thôn trong kháng chiến cũng hiện lên đậm nét và mang tính điển hình. Người phụ nữ miền núi mặc dù lần đầu tiên được khắc họa trong ca khúc, nhưng qua đó cũng thấy được tấm lòng với Đảng, với cách mạng. “Pì noọng ơi” (Văn Chung) diễn tả một niềm vui của chị em phụ nữ Tày trong những chuyến đi dân công phục vụ hỏa tuyến.

Trích lời bài hát “Pì noọng ơi”[33, tr.171]:

Trùng trùng điệp điệp từng dòng người ra đi tiếp tế Việt Bắc đang tưng bừng ca mừng chiến thắng Nơi đây dân miền xuôi phai màu nâu đen sờn vai áo Với Mán, Mường đỏ trắng bên Nùng, Thổ in nền chàm xanh

Ríu ra ríu rít, tíu ta tíu tít, kĩu ca kĩu kịt Trèo qua đèo, lội theo suối

Băng rừng leo núi, đêm ngày cơm muối, chiếu cỏ màn sương Thi đua đi dân công là đi giết giặc lập công.

Dù phải trải qua bao nhiêu gian khổ nhưng họ vẫn tin tưởng ở thắng lợi ngày mai. Các bản nhạc đã làm người nghe rung động bởi tấm lòng rộng mở và cái tính nhẫn nại, âm thầm hy sinh của họ.

Nhật Bản không chỉ đặc biệt bởi nét văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn đặc biệt bởi nét văn hóa âm nhạc. Âm nhạc chính là một trong những yếu tố khiến cho nền văn hóa Nhật Bản đa dạng hơn. Đại diện cho nền âm nhạc Nhật Bản thời chiến - Enka là cái tên quen thuộc đối với nhiều người Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Thuật ngữ Enka được dùng để tham khảo các văn bản chính trị để sắp đặt nhạc hát và phân loại giữa hai phe đối lập nhau thuộc về tự do và hành động đúng đắn của con người trong thời Meiji (từ năm 1868 đến năm 1912) với ý nghĩa là phớt lờ sự hạn chế của chính trị trên tốc độ bất đồng quan điểm chính trị. Enka một loại hình nghệ thuật có công không nhỏ trong việc bồi đắp sự phát triển của nền âm nhạc Nhật Bản cho đến thời điểm bây giờ. Enka là một trong nhiều thể loại âm nhạc nổi tiếng ở Nhật. Nhạc Enka hiện đại

có liên quan đến một loại nhạc mới, phát sinh từ khung cảnh của một cuộc đàn áp ngay sau chiến tranh, là một loại nhạc không dùng nhạc cụ

để biểu diễn đầu tiên trong nền văn hóa âm nhạc Nhật Bản và đi theo đường lối chủ nghĩa dân tộc. Điển hình là nhạc phẩm Jidai (B#í^) của nữ ca sĩ Nakajima Miyuki rất được giới yêu nhạc hâm mộ với tài năng sáng tác nổi bật và giọng ca cũng không kém phần thu hút đặc biệt. Vào những năm đầu thập niên 60, người trình diễn nhạc Enka được yêu thích nhất và được biết đến là “Nữ hoàng enka” là Hibari Misora (1937-1989). Từ năm 1955 đến năm 1959 là bước đệm cho nhạc Enka hiện đại. Bài hát ra đời vào năm 1955 và được xem như một bài nhạc enka thực sự. Có điều, bài hát bị ảnh hưởng bởi vần điệu của nhạc tango. Theo Toru Funamura7, nhạc tango có xuất thân giống như nhạc Enka. Đến thập niên 90, nhạc Enka bị mất định nghĩa trong việc buôn bán và các loại nhạc hiện đại dần trở nên nổi tiếng hơn. Nhạc Enka truyền thống không còn được giới trẻ Nhật đánh giá cao, nhưng vẫn còn được nhiều người yêu thích thể loại nhạc này ủng hộ. Thể loại nhạc Enka vẫn còn được lưu giữ tới ngày hôm nay nhờ có những người nghệ sĩ, trải qua bao năm tháng vẫn giữ được nét cổ kính của nó.

Trích lời bài hát Jidai [58, tr.361]: Lời Nhật ^ n ^ x ừ x p ề x < x m h Ẵ t t h b x ^ t m M x n f ^ x x b h ừ x x x X X f X ^ W h b ^ X ^ - 1 h X ừ ^ í X h h ^ x u t Ề o t ^ o t t c f r b ^ B t e < x < x X ừ x x x & ò x & ò x m x n ^ ò ^ n m x x < ^ M x Tạm dịch

Dù cho thời đại hôm nay thương đau Lệ héo, tủi cay, ngậm cười

Thế nào cũng có ngày vui

Chắc rằng sẽ có nụ cười cùng ta Vì vậy đừng quá lo ra

Hôm nay hãy để phong ba thổi ầm Thời đại con tạo xoay vần

Niềm vui nỗi khổ cũng tuần hoàn theo

Trong chiến tranh, âm nhạc được biết đến như một sức mạnh tinh thần cho đồng đội "tiếng hát át tiếng bom". Hay trong những hoàn cảnh khác, âm nhạc như muốn nói lên nỗi thống khổ của những con người đã trải qua trong cuộc chiến tranh tàn khốc. Như vậy có thể nói âm nhạc là đại diện cho tiếng nói của con người, đại diện cho tiếng lòng yêu nước của người dân trong thời đại hỗn loạn của những cuộc đàn áp đòi lại sự hòa bình cho đất nước.

Một phần của tài liệu Khóa luận Âm nhạc truyền thống Việt Nam Nhật Bản sự tương đồng và khác biệt (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)