Tính chất dân gian

Một phần của tài liệu Khóa luận Âm nhạc truyền thống Việt Nam Nhật Bản sự tương đồng và khác biệt (Trang 45 - 50)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.1.Tính chất dân gian

Âm nhạc truyền thống với những giá trị nhân văn mang tính bản sắc đóng vai trò như “tấm thẻ căn cước” của một dân tộc trong xu thế hội nhập

toàn cầu. Âm nhạc truyền thống là một thành tố quan trọng cấu thành văn hóa

ở mỗi quốc gia. Trong mỗi thời đại, các nghệ sĩ đều tìm đến giá trị truyền thống và kết hợp với tinh hoa nhân loại để xây dựng cho mình một ngôn ngữ

âm nhạc, một phong cách âm nhạc mang hơi thở dân gian. Ngày nay, khi âm nhạc giải trí tiếp thu mạnh mẽ những yếu tố như tiết tấu, hòa thanh, nguồn âm của điện tử thì âm nhạc dân tộc cổ truyền đứng trước sức ép vô cùng lớn, nên không có điều kiện thể hiện hết những giá trị dân tộc và hiện đại trong thể loại của mình. Kéo theo đó, phần lớn các thế hệ trẻ sẽ chạy theo xu hướng âm nhạc hiện đại thay vì đi theo truyền thống. Chính vì thế mà âm nhạc truyền thống đang dần mai một và quên lãng.

Âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản được sinh ra trong nền kinh tế nông nghiệp và đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền âm nhạc chuyên nghiệp từ trước đến nay. Trong quá trình xây dựng nền âm nhạc, các nghệ sĩ luôn luôn coi nền âm nhạc truyền thống là kho tàng quý giá để xây dựng ngôn ngữ âm nhạc cho tác phẩm của mình. Họ thường sử dụng những nhân tố hoặc hình tượng mang bản sắc dân tộc bằng cách chắt lọc chất liệu từ âm nhạc dân gian như: giai điệu, thang âm, điệu thức, tiết tấu... để tạo nên đường nét độc đáo, điển hình mang tính dân tộc trong các tác phẩm của mình.

Ở Nhật, những bài hát dân ca luôn luôn là một phần trong phong đời sống của người dân. Có rất nhiều các bài hát dân gian được sáng tác bởi

những người nghệ sĩ tài năng làm giàu thêm cho kho tàng âm nhạc Nhật. Ở các tỉnh và các vùng ở Nhật có các bài hát dân gian khác nhau dựa trên các sự kiện như: đi câu cá, làm nông, lao động hay bất kỳ sự kiện tôn giáo nào. Hình thức nhạc này được phân ra thành nhiều loại:

- Bài hát tôn giáo - Bài hát lao động - Bài hát sự kiện - Bài hát của trẻ em

Mỗi hoạt động hay lễ hội truyền thống của Nhật Bản thì không thể thiếu sự góp mặt của các bài hát dân gian trong đó. Ví dụ như trong các lễ hội truyền thống, các bài hát dân gian có giai điệu rất dễ nghe và mang đậm nét đặc trưng của vùng miền sản sinh ra nó. Dưới đây là một số bài dân ca nổi tiếng ở Nhật Bản được lưu truyền rộng rãi.

Ecchu Owara Bushi (M 'i^ fc ^ Ä p ): Đây là bài hát mà người bản xứ sẽ biểu diễn trong lễ hội Bon. Từ thế kỉ XVIII, bài hát Ecchu Owara Bushi đã

được hát bởi những người phụ nữ khi họ hái lá dâu tằm, kéo sợi và dệt vải. Sau đó thì nó được biến đổi dần, có thêm những điệu múa để vui tươi hơn.

Đàn ông thì mặc áo khoác ngắn Happi và phụ nữ thì mặc áo Kimono. Họ sẽ đội mũ rơm rồi nhảy múa qua các đường phố.

Hình 2.1. Vũ công biểu diễn trên nền nhạc Ecchu Owara Bushi [66]

Yasugi Bushi (S ^ tp ): Yasugi Bushi là một bài dân ca từ thị trấn Yasugi thuộc địa phận quận Shimane, đây là bài hát về những người ngư dân

khi đánh bắt cá. Khi xuất hiện vào đầu thế kỉ XX, nó đã trở nên phổ biến rộng rãi trên khắp đất nước Nhật Bản. Và kèm theo bài hát là một điệu nhảy

rất hài hước của những vũ công nam được gọi là “vũ điệu cá trích”.

Hình 2.2. Ca sĩ trình diễn bài dân ca Yasugi Bushi kết hợp với múa [67]

Koinobori ): Bài hát được biểu diễn nhân dịp ngày lễ trẻ em tại đất nước Nhật Bản ngày 5/5 hàng năm. Những chú cá chép tượng trưng cho sự cầu chúc cho trẻ em. Theo như lời bài hát, chiếc cờ cá chép lớn nhất màu đen tượng trưng cho người cha, mang đến cảm giác an toàn, còn chiếc cờ lớn thứ hai màu đỏ là biểu tượng của sự ấm áp, bao bọc của người mẹ. Từ đó, những chiếc cờ sẽ nhỏ dần, đến chiếc nhỏ nhất là đứa con trai út trong nhà. Nếu bạn đã tận mắt trông thấy Koinobori ở Nhật Bản, phía trên đỉnh có dải cờ màu sắc tượng trưng cho hình dấu riêng của gia đình. Koinobori mang ý nghĩa tượng trưng cho sự ấm áp gia đình.

Hình 2.3. Hình ảnh lồng đèn cá chép tượng trưng cho ngày Tết trẻ em ở Nhật Bản [68]

Và còn nhiều lễ hội tiêu biểu khác đại diện cho tính dân gian trong văn hóa âm nhạc cổ truyền Nhật Bản. Những nét văn hóa trải dài theo dòng lịch sử và đến nay vẫn còn tồn tại thì có thể nói Nhật Bản giữ gìn và tôn trọng nền văn hóa của đất nước họ.

Ở Việt Nam cũng vậy, dân tộc Việt Nam hình thành trong lịch sử dựng nước và giữ nước, bao gồm nhiều thành phần, ít nhiều khác nhau về phong

tục tập quán, nhưng họ đều là con một gốc, đều thuộc vào chủng tộc Nam Á

như đất nước Nhật Bản. Trong đời sống của nhân dân lao động tồn tại loại hình nghệ thuật dân gian đó là sáng tác nghệ thuật của nhân dân lao động

trong suốt chiề u dài lịch sử. Cuộc sống của nhân dân lao động là đề tài chính trong cái “dân gian” của âm nhạc truyền thống Việt Nam. Từ chính hình ảnh đó đã xây dựng nên nề n tảng âm nhạc Việt Nam - Âm nhạc mang bản chất xã hội. Nó là sản phẩm của số đông trong xã hội. Nó phản ánh tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của người lao động, nảy sinh ra ngay trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt xã hội của họ. Ta có thể thấy rõ tính dân tộc và tính nhân dân trong âm nhạc dân gian. Âm nhạc dân gian bày tỏ những quan điể m lành mạnh, trong sáng, song nó c ũng phản ánh cả những định kiến lịch sử của người lao động.

Nhưng dù cho âm nhạc có gắn liền với đời sống sản xuất và sinh hoạt xã hội chặt chẽ đến đâu đi nữa, nó vẫn không phải là chính những hoạt động đó. Âm nhạc không sao chép cuộc sống, mà phản ánh, miêu tả cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật âm nhạc thông qua phương tiện diễn tả của mình là âm điệu và nhịp điệu. Do đó âm nhạc truyền thống là một loại hình nghệ thuật đặc biệt. Sở dĩ gọi như vậy vì nó là loại nghệ thuật có mang tính thực tiễn xã hội như đã nói ở trên. Nó còn là nghệ thuật đặc biệt ở chỗ nó không xuất hiện với tư cách một nghệ thuật đơn lập, mà nó thường được sáng tác và trình diễn trong mối quan hệ với các nghệ thuật dân gian khác, trước hết là với các nghệ thuật có đặc trưng nhịp điệu như thơ ca và múa dân gian.

Một bài dân ca có phần lời là thơ ca dân gian và phần giai điệu, mang đậm nét dân gian truyền thống. Với Việt Nam, chúng ta sử dụng chất liệu nghệ thuật dân gian để xây dựng tác phẩm khí nhạc. Đất nước Việt Nam có kho tàng âm nhạc dân gian phong phú nên khai thác chất liệu âm nhạc dân gian luôn là những sáng tạo mới cho tác phẩm. Có thể kể đến như Ca trù, Cải lương, Chèo hay các lễ hội âm nhạc ở các dân tộc vùng đồng bào miền núi... Mỗi người sáng tác vận dụng và xử lý chất liệu âm nhạc dân gian một khác. Âm nhạc dân gian Việt Nam trong tác phẩm khí nhạc mới vừa thể hiện sự kết hợp ngôn ngữ âm nhạc phương Đông với phương Tây, vừa thể hiện bản sắc văn hoá riêng, sự sáng tạo nghệ thuật riêng của các nhạc sĩ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khóa luận Âm nhạc truyền thống Việt Nam Nhật Bản sự tương đồng và khác biệt (Trang 45 - 50)