Quá trình hình thành và phát triển của Koto và đàn tranh

Một phần của tài liệu Khóa luận Âm nhạc truyền thống Việt Nam Nhật Bản sự tương đồng và khác biệt (Trang 62 - 67)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Koto và đàn tranh

Cùng với những dàn nhạc lớn của Nhã nhạc cung đình Huế và Gagaku là sự góp mặt của các nhạc khí góp phần tạo nên những âm thanh tinh tế mang đậm nét truyền thống của nước. Nổi bật nhất là cây đàn tranh của Việt Nam và cây đàn Koto của Nhật Bản. Hai loại đàn này đều mang hình dạng tương đồng nhau nhưng âm sắc của chúng mang hai vẻ khác nhau thể hiện linh hồn của hai đất nước riêng biệt.

Hàng ngàn năm trước, cùng với việc mở rộng lãnh thổ, việc thông thương buôn bán hàng hóa giữa các nước Châu Á ngày càng phát triển. Theo chân các đoàn thương nhân mang hàng hóa đi trao đổi với các nước khác, người Trung Quốc cũng đem văn hóa của mình đến với các dân tộc trên con đường thương mại của mình. Trong số đó, những nhạc khí của người Trung Quốc sáng tạo hay nhạc khí được vay mượn từ các nước khác đều được các xứ sở mới ưa chuộng như: đàn nhị, đàn tỳ bà... Trong quá trình giao lưu văn hóa, các dân tộc đã đón nhận và biến đổi chúng thành nhạc khí mang sắc thái của dân tộc mình, tạo cho chúng những thang âm đặc thù riêng biệt. Có thể kể đến như đàn tranh của Việt Nam

và đàn Koto của Nhật Bản đều có nguồn gốc từ đàn Zheng của Trung Quốc. Các loại đàn này là các loại nhạc khí phổ biến góp mặt trong nghệ

thuật Nhã nhạc cung đình và vẫn còn tồn tại đến nay.

Tương tự như đàn tranh nhưng âm sắc của đàn Koto có đặc trưng riêng biệt khác hẳn so với đàn tranh. Nguồn gốc đàn tranh Việt Nam là đàn tranh giống như đàn Zheng từ Trung Quốc truyền sang nước Việt, có thể từ đời Trần hay trước nữa, dùng trong dân dã dưới dạng đàn 9 dây, 15 dây, 16 dây và từ xưa đến giờ thay đổi kích thước, số dây, từ dây tơ sang dây cước đến dây thép. Nhưng qua khoảng 7 thế kỷ, người Việt dùng đàn và tạo cho đàn một phong cách đặc thù trong thủ pháp, ngón đàn, tay nhấn nhá, trong thang âm điệu thức, trong bài bản. Đàn tranh đã thành nhạc cụ hoàn toàn mang tính dân tộc Việt Nam vì đã được người Việt ưa dùng, truyền từ đời này đến đời kia hàng trăm năm, phù hợp với quan niệm thẩm mỹ của người Việt và thể hiện rất rõ ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam.

Đàn tranh (còn được gọi là đàn thập lục) có thùng đàn dài 100 đến 110cm. Mặt âm bảng làm bằng cây ngô đồng hình cầu vồng. Thành đàn

làm bằng gỗ trắc và đáy đàn làm bằng một miếng ván có khoét ba cái lỗ: lỗ hình bán cầu ở phía dưới đầu đàn để buộc dây đàn; lỗ hình chữ nhật ở giữa đáy đàn dùng để cầm đàn, và lỗ nhỏ cuối đàn dùng để treo đàn. Ở phía đầu cây đàn có một sợi dây bằng đồng uốn cong gọi là cầu đàn dùng làm điểm tựa cho 16 dây đàn bằng thép. Các con nhạn đỡ dây đàn có thể di chuyển tùy theo cách lên dây đàn theo điệu Bắc, Nam, Xuân, Ai, Đảo, Oán...

Đàn Koto là nhạc cụ quan trọng trong âm nhạc truyền thống Nhật Bản, thường làm bằng cây pawlonia8, mười ba dây tơ căng dài trên mặt âm bảng, đỡ dây đàn là các con nhạn hình chữ A có thể di chuyển được. Người chơi đàn đeo móng gảy đàn vào ngón tay cái, trỏ và giữa của bàn tay phải để gảy đàn và dùng ba ngón tay trỏ, giữa và áp út của bàn tay trái mang móng đeo để ấn hoặc khảy dây. Âm điệu từ tiếng đàn Koto trầm, cứng, mạnh mẽ và cô độc hơn so với đàn tranh Việt Nam và Trung Quốc. Loại đàn này có thể đàn độc tấu, tam tấu với đàn Shamisen9, ống tiêu

Shakuhachi10, đàn trong dàn nhạc cổ đ iển .

Koto là đàn tranh của Nhật, tương tự như đàn tranh của Việt Nam hay Trung Quốc. Nhưng đàn Koto thường chỉ có 13 dây, thay vì 16 dây như đàn tranh Việt (thập lục huyền cầm) hay đôi khi lên đến 36 dây ở Trung quốc (tam thập lục huyền cầm). Koto có chiều dài khoảng 160cm và khoảng 20 cm chiều ngang. Người chơi đàn đeo móng đàn vào ba ngón tay cái, trỏ và giữa của bàn tay phải để gảy đàn. Để tạo hiệu ứng khác nhau, tay

8 Cây pawlonia (cây hông) là giống cây gỗ lớn lá rộng, sinh trưởng nhanh, tán lá thưa, lá dễ phân giải có tác dụng cải tạo đất tốt, rễ phân bố sâu 50 - 80cm dưới mặt đất nên ít cạnh tranh với các loài cây ngắn ngày, ít cong vênh, có phân bố tự nhiên ở Trung Quốc, Lào, Việt Nam, là loại cây sống lâu năm và cũng được sử dụng trong mục đích trồng rừng phòng hộ đầu nguồn - bảo vệ môi trường.

9 Shamisen là loại đàn truyền thống của Nhật Bản, đàn chỉ có 3 dây, đi kèm với miếng khảy đàn gọi là bachi. Khi chơi đàn, người chơi dùng bachi đánh lên thân đàn giống như đàn ghi ta

10 Shakuhachi là loại sáo của Nhật được làm bằng tre, dài gần 55 cm được sử dụng bởi các nhà sư Hội Phật giáo.

trái ép xuống dây đàn để căng chỉnh.

Ban đầu đàn chỉ có 5 dây, sau tăng dần lên thành 12 dây, và bây giờ là 13 dây. Đàn Koto được du nhập vào Nhật Bản vào thời kỳ Nara (710-794). Ban đầu, đàn Koto được chơi cùng các loại nhạc cụ dây và nhạc cụ gió khác. Nhưng sau đó đàn được độc tấu hoặc chơi cùng với hai nhạc cụ là

Shamisen và Shakuhachi.

Vào thời cổ đại, Cây đàn Koto nguyên bản vốn có từ thời cổ ở Nhật gọi là Wagon (fp # - Hòa cầm) hoặc gồm có 6 dây và được tìm thấy trong những di tích khai quật từ thời Yayoi đến thời Nara, hiện tại được sử dụng trong biểu diễn Nhã nhạc. Đến thời Heian thì nó được dùng như một nhạc cụ biểu diễn phụ trợ trong một loại nhạc khúc Nhã nhạc gọi là Saibara (ffi ,^ ^ ) (loại ca khúc biểu diễn có kèm nhạc cụ thổi và nhạc cụ dây, kết hợp giữa điệu dân ca truyền thống ở địa phương với Nhã nhạc, thứ âm nhạc du nhập từ Trung Hoa đại lục sang). Tuy nhiên, trong thời hiện tại thì Wagon không được sử dụng trong Saibara. Wagon còn là nhạc khí được sử dụng trong nghi lễ lên đồng của các cô đồng ở núi Osore11, nơi được coi là vẫn còn truyền giữ lại nguyên hình thức âm nhạc cổ đại đến tận ngày nay. Ngoài ra, người Ainu (dân tộc thiểu số sống ở quần đảo Nhật Bản) còn có loại nhạc cụ gọi là Tonkori có cấu tạo giống với Wagon nhưng chỉ có 5 dây. Cây đàn tranh được truyền từ Trung Hoa đại lục sang Nhật Bản kể từ thời Nara có khởi nguyên từ nhân vật Mông Điềm thời nhà Tần (thế kỷ thứ III Trước Công Nguyên), nhưng đây chỉ là truyền thuyết và không có cơ sở về mặt lịch sử.

11 Là một ngọn núi lửa còn hoạt động tại tỉnh Aomori , nơi địa hình khá cằn cỗi và mặt đất bị cháy đen. Osore nằm bên bờ một dòng nước độc, có mùi lưu huỳnh và rất lạnh vào mùa đông. Dù vậy, nó vẫn là một điểm du lịch nổi tiếng, theo truyền thuyết Nhật Bản Osore được coi như là cửa vào địa ngục

Đàn tranh có lẽ là cây đàn được nhiều người Việt biết tới nhiều nhất hiện nay. Đàn tranh xuất xứ từ bên Trung Quốc. Chữ “Tranh” có nghĩa là “tranh luận”. Đàn tranh là nhạc khí phổ biến ở Việt Nam. Đàn tranh xuất hiện vào thời kỳ nào, chưa ai có thể xác định rõ nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định đàn tranh có xuất xứ từ đàn Zheng của Trung Quốc. Dưới đời nhà Trần, vào thế kỉ VIII, đàn Tranh được sử dụng trong dàn Đại nhạc trong Cung đình và dàn Tiểu nhạc dùng trong dân gian.

“Có giả thuyết cho rằng thời xưa bên xứ Tàu dưới thời nhà

Tần, có một gia đình nhạc sĩ nổi tiếng về đàn tranh trong một vùng đất bên Tàu. Ông thầy có hai người con trai học đàn tranh. Lúc đó đàn tranh có 25 dây. Một hôm hai cậu con trai tranh nhau cây tranh duy nhứt trong nhà để dành đàn. Người cha bị quấy rầy bởi cuộc tranh cãi, tức giận mới mang cây đàn ra chẻ làm đôi, làm hai cây đàn tranh, một cây 13 dây (hiện còn thấy ở miền Bắc xứ Trung quốc, và cây đàn tranh Koto của Nhật) và một cây 12 dây (hiện còn được thông dụng ở Đại Hàn và Mông Cổ). Một giả thuyết khác cho rằng ông Mông Điềm, một thượng quan nhà Tần, sáng chế ra đàn tranh bằng cách chặt cây tranh ra làm hai làm thành hai cây tranh nhỏ 12 và 13 dây. ”.[77]

“ Vào nửa sau TK XIII, lúc bấy giờ âm nhạc và sân khấu rất phát triển. Ban đầu âm nhạc Việt Nam chịu ảnh hưởng ít nhiều của nhạc Chăm. Vua Lý Thánh Tông đã cho dịch các khúc nhạc Chăm và cho các nhạc công hát. Sử liệu cũ còn ghi lại các ca khúc Nam thiên nhạc, Ngọc lầu xuân, Mộng tiên du ... thời đó rất được ưa chuộng. Theo Sứ giao tập của Trần Dương Trung đã mô tả lễ yến tiệc ở điện Tập Hiền: ”Tiếng hát, tiếng đàn hòa lẫn nhau... ”.

Nhạc cụ gồm có trống cơm, tiêu, nạo bạt, sáo, đàn cầm, đàn tranh,

đàn 7 dây, đàn 2 dây, đàn bầu...” [25, tr.12-23]

"Từ năm Quang Hưng (1578) trở về sau, bộ đồng văn, bộ nhã nhạc có dùng một thứ trống ngưỡng thiên lớn và kèn bằng trúc nạm vàng, cùng cái long sinh, long phách, và các đàn tam, đàn bốn dây, hoặc đàn 15 dây, ống sáo, trống mảnh một mặt sơn vàng tang mỏng, cái phách xâu tiền".[22, tr.58].

Như vậy có thể nói tuy không xác định rõ đàn tranh của Việt Nam xuất hiện từ khi nào, chưa ai có thể xác định rõ, nhưng với giả thuyết như trên thì có thể hiểu đàn tranh có mặt ở thời nhà Trần từ thế kỉ XIII. Đàn tranh của Việt Nam và đàn Koto của Nhật Bản đều bắt nguồn từ đàn Zheng của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Khóa luận Âm nhạc truyền thống Việt Nam Nhật Bản sự tương đồng và khác biệt (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)