8. Cấu trúc của khóa luận
2.3.2. Hình thức cấu tạo và kỹ thuật chơi đàn
a. Hình thức cấu tạo
Tuy các loại đàn tranh đều xuất phát từ mẫu đàn Zheng của Trung Quốc. Song, Koto của Nhật Bản và đàn tranh của Việt Nam vẫn mang những nét riêng biệt và độc đáo của mỗi dân tộc. Ở đây chỉ nêu những cấu tạo giống nhau và tiêu biểu của hai loại đàn này.
Chiều dài của loại đàn Koto cao cấp được gọi là Hongen của phái Yamada khoảng 190 cm, còn của phái Ikuta khoảng 182 cm, rộng 24 cm. Ngoài ra còn có nhiều loại khác có chiều dài lớn, nhỏ hơn hai loại này, nhưng ngoại trừ loại đàn Koto dùng để dạy ở các trường học thì phần lớn là kiểu đàn của phái Yamada. Cây đàn Koto được chế tạo bằng cách khoét từ một loại gỗ để làm thành mặt trên của đàn và hai mặt bên, riêng mặt dưới được làm từ loại gỗ khác, sau đó ráp vào. Cách làm này được
cho là xuất hiện từ thời Heian, sau đó được cải tiến thành loại đàn Yamada như hiện nay. Phần thân đàn làm từ gỗ cây Kiri12. Ngày xưa thân đàn được trang trí nhiều tranh khảm như một thứ thể hiện địa vị của tầng lớp giàu có, nhưng đến thời Yamada Kengyou (1772-1781) thì việc trang
sức được hạn chế đến mức tối thiểu, tập trung vào âm sắc và dần dần càng có nhiều cây đàn đơn giản ra đời. Tuy nhiên chất lượng âm sắc của
cây đàn có quan hệ mật thiết đến vẻ đẹp của vân gỗ làm ra cây đàn. Người xưa xem cây đàn Koto như một con rồng, nên các bộ phận của đàn
được đặt tên là Ryukaku (long giác), Ryugan (long nhãn), Ryushu (long thủ), Ryubi (long vĩ)... Đàn Koto bình thường có 13 dây. Về độ lớn thì dây đàn có nhiều kích cỡ, trước đây thì loại dây nhuộm vàng là phổ biến nhưng hiện nay được thay đổi thành dây màu trắng. Dây đàn Koto bằng tơ nên khi tạo ra âm thanh có tiếng vang rất trầm hùng.
Hình 2.11. Long vĩ và dây đàn Koto [88]
Đối với Đàn tranh của Việt Nam có hình thù giống như đàn Zheng ở vùng Quảng Châu của Trung Quốc. Đàn Tranh có kích thước nhỏ nhất trong các cây loại đàn tranh ở Á châu. Thùng đàn dài từ 100cm. Một đầu rộng khoảng 17 cm. Một đầu nhỏ rộng khoảng 12cm. Mặt âm bảng làm bằng cây ngô đồng hình cầu vồng. Thành đàn làm bằng gỗ trắc. Đáy đàn làm bằng một miếng ván có khoét ba lỗ: lỗ hình bán cầu ở phía dưới đầu đàn để có chỗ cột dây đàn cho đừng bị tuột dây, lỗ thứ nhì hình chữ nhật ở giữa đáy đàn dùng để cho người đàn có nơi để xách đàn , lỗ thứ ba tròn và nhỏ dùng để treo đàn trên vách tường sau khi đàn xong. Đầu đàn có một sợi dây bằng đồng uốn cong gọi là “cầu đàn” dùng làm điểm tựa cho 16 dây đàn bằng thép. Mỗi sợi dây căng từ cầu đàn tới trục đều chạy trên một con nhạn. Nhạn có thể di chuyển tùy theo cách lên dây theo điệu Bắc, Nam, Xuân, Ai, Đảo, Oán,... Dây đàn trước đây làm bằng sợi tơ. Tuy nhiên, chất lượng sợi trước đây không được tốt nên thay bằng dây thép hay inox nên có tiếng thanh và cao, độ nhấn sâu.
b. Kỹ thuật chơi đàn
Nhờ có hình dáng và cấu tạo gần giống nhau nên một số kỹ thuật biểu diễn của Koto và đàn tranh có nhiều điểm tương đồng.
Bàn tay phải của người nghệ nhân chơi đàn dùng để khảy dây phát ra tiếng đàn. Tay khảy đàn Koto được gọi là móng đeo vào 3 ngón của bàn tay phải là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa ở phía mặt bụng của các ngón. Loại móng dùng trong Gagaku thì dạng tròn, nhỏ. Móng gảy đàn của phái Ikuta gọi là Kakuzume có phần đầu rộng, hình tứ giác còn phái Yamada dùng loại tròn, đầu nhọn gọi là Maruzume. Hình dạng khác nhau của tay khảy đàn cũng mang lại sự khác biệt tinh tế trong âm sắc của đàn. Có một số cách khảy đàn như: khảy 1 ngón, khảy 2 ngón, 3 ngón và 4 ngón theo chiều xuôi xuống. Ngoài ra, kỹ thuật Á (kỹ thuật vuốt dây từ trên cao xuống thấp như tiếng nước chảy) cũng là một trong những kỹ thuật đặc trưng của cây đàn này. Điểm khác biệt bề ngoài rõ nét nhất chính là hình dạng của tay khảy đàn và tư thế đàn. Phái Ikuta dùng tay khảy đàn gọi là có hình chữ nhật, phần đầu góc cạnh và để sử dụng hiệu quả loại tay khảy này thì người diễn tấu phải ngồi chéo qua trái một góc 45 độ so với đàn. Phái Yamada thì dùng tay khảy có phần đầu hình tròn và hơi nhọn, ngồi chính diện so với đàn.
Về tiết mục diễn tấu thì cả hai không khác nhau nhiều lắm vì đều có nhiều mục diễn tấu, nhưng Yamada thì thiên về các nhạc khúc đi kèm lời hát, còn Ikuta thì phát triển theo hướng các nhạc khúc độc tấu.
Âm vực của đàn tranh cổ truyền là ba bát độ. Hiện nay có đàn tranh với 25 dây gồm có 4 bát độ với quãng 6 trưởng. Theo truyền thống miền Trung và Bắc, nghệ nhân chơi đàn tranh sử dụng ngón tay cái, trỏ và giữa của bàn tay phải hoặc với móng tay thật để khảy nhưng âm thanh phát ra không được trong, hoặc với móng gảy đeo vào đầu ngón tay. Ở miền Nam chỉ dùng hai ngón tay: cái và trỏ. Đánh chồng âm, hợp âm thường được thấy trong nhạc đàn tranh, có nghĩa là hai âm thanh cùng đánh một lúc tạo thành hai âm cách nhau một quãng 8, gọi là song thanh. Đánh nhiều dây là đánh cùng một lúc 3 hay 4 dây tạo thành một hợp âm. Kỹ thuật này mới được áp dụng sau này theo chiều hướng tây phương. Một số thủ pháp như ngón láy rền, ngón vuốt,... làm tăng thêm sự phong phú của kỹ thuật đàn tranh Việt Nam. Thủ pháp của bàn tay trái góp phần để tạo rõ hiệu quả âm thanh qua các ngón rung, ngón nhấn.
Ở đàn Koto và đàn tranh, phần tay trái sử dụng kỹ thuật rung, nhấn là chủ yếu. Tuy nhiên, cách rung của Koto chú trọng việc làm ngân vang dây đàn, còn cách rung của đàn tranh chủ yếu là tạo sự khác biệt giữa các loại hơi nhạc. Thêm vào đó, trong ngôn ngữ tiếng Việt có 7 dấu, cao thấp khác nhau nên cấu tạo của dây đàn phải có độ uyển chuyển, co giãn cao để bắt chước dấu giọng của người Việt. Ngôn ngữ của Nhật Bản không có dấu cao thấp nên dây đàn tương đối cố định, ít di chuyển, độ nhấn của bàn tay trái không cần nhiều. Độ nhấn của Koto thường là quãng 2, còn đàn tranh có thể lên được quãng 4. Ngoài ra đàn tranh có nhiều kỹ thuật nhấn đặc biệt liên tiếp trên dây mô phỏng giọng nói của tiếng nói người Việt Nam.
Koto và đàn tranh là các loại nhạc khí có cùng họ với nhau, có cùng nguồn gốc. Tuy hình dáng, cấu trúc và các thủ pháp kỹ thuật tương đối giống nhau nhưng do sự khác biệt về mặt thẩm mỹ và ngôn ngữ của từng dân tộc mà những nhạc khí này mang những âm sắc khác nhau với dấu ấn riêng của dân tộc mình. Với hình dáng và âm thanh độc đáo, thủ pháp phong phú diễn tả được tâm hồn và tình cảm của từng dân tộc. Tuy âm sắc của hai loại đàn này khác nhau nhưng nó đều toát lên những làn điệu dân ca thân thuộc đối với người dân Việt Nam và Nhật Bản.
Như vậy, âm nhạc là phương tiện kết nối các nền văn hóa với nhau. Với niềm tin “âm nhạc không biên giới nhưng có cội nguồn’", ta có thể thấy được sự đồng điệu qua tính chất dân gian, cổ điển và tính giao lưu trong âm nhạc truyền thống của hai nước. Và ta còn thấy được sự tương đồng, sự đa dạng, phong phú của các nhạc cụ dân gian như Koto và đàn tranh. Chia sẻ âm nhạc của hai nước trên cùng một làn điệu sẽ khiến cho người nghe cảm nhận rõ hơn về âm nhạc của mỗi nước. Khi cảm nhận được những sắc thái, cung bậc mà âm nhạc truyền thống mang đến, con người mới có thể cảm nhận hết những giá trị sâu sắc mà âm nhạc truyền thống mang lại, không chỉ riêng giới trẻ Việt Nam mà còn cả giới trẻ Nhật Bản.
CHƯƠNG 3: NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN