Những khác biệt về lịch sử hình thành của âm nhạc truyền thống

Một phần của tài liệu Khóa luận Âm nhạc truyền thống Việt Nam Nhật Bản sự tương đồng và khác biệt (Trang 73 - 76)

8. Cấu trúc của khóa luận

3.1. Những khác biệt về lịch sử hình thành của âm nhạc truyền thống

3.1. Những khác biệt về lịch sử hình thành của âm nhạc truyền thốngViệt Nam - Nhật Bản Việt Nam - Nhật Bản

“Người ta cho rằng lịch sử truyền thống của âm nhạc Nhật Bản bắt đầu từ thời Nara (710 - 794). Âm nhạc Nhật Bản có cội nguồn trong nhạc của Phật giáo và những truyền thống âm nhạc

của đời Đường (618 - 907) bên Trung Quốc” [81]

Lịch sử của âm nhạc truyền thống ở Nhật Bản rất phong phú và đa dạng. Nhiều loại hình âm nhạc đã được du nhập từ Trung Quốc hơn một ngàn năm trước đây. Nhưng trong những năm qua, họ đã được định hình thành phong cách rất đặc trưng của Nhật Bản. Từ đó hình thành nền âm nhạc truyền thống mang đặc trưng hoàn toàn của bản sắc văn hóa đất nước Nhật Bản.

Đối với những bài dân ca nổi tiếng của Nhật ra đời thường gắn với một sự kiện lịch sử trong văn hóa của người Nhật như câu chuyện về cậu bé Momotaro sinh ra từ trong quả đào và được đôi vợ chồng già nuôi nấng. Bài hát về cậu bé Momotaro được nhiều người từ trẻ đến già đều yêu thích.

Trích đoạn lời bài hát "Momotaro no uta ”[82]

Lời Nhật Tạm dịch

Momotarou, Momotarou

Những cái bánh bao hạt kê trên eo bạn

Bạn có thể cho tôi một cái không Tôi sẽ cho bạn một cái

Cuộc tìm kiếm chinh phục con quỷ Nếu bạn theo tôi thì tôi sẽ cho bạn

Sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, đặc biệt là chữ Hán, Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo bắt đầu vào thế kỷ thứ IV sau công nguyên đã làm thay đổi to lớn diện mạo văn hoá Nhật Bản từ lối sống trong triều đình Thiên hoàng đến sinh hoạt ngoài dân chúng. Cùng với thời gian các giá trị văn hoá này đã dần dần biến đổi, kết hợp với các giá trị văn hoá bản địa, nhất là với Thần đạo để tồn tại, phát triển và tạo nên những nét đặc trưng riêng của văn hoá Nhật Bản. Phật giáo được coi là tôn giáo chính thức của cung đình vào thế kỷ VI và những âm thanh cũng như lý thuyết âm nhạc của Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn ở Nhật Bản. Các triều đình hoặc các đền chùa của Trung Quốc và Triều Tiên là cội nguồn và hình mẫu cho hầu hết các loại nhạc cung đình và đền chùa của Nhật, nhưng do sự tác động quốc tế mạnh mẽ của lục địa châu Á từ thế kỷ VII cho đến thế kỷ X, có thể thấy cả những ảnh hưởng của khu vực Nam và Đông Nam Á. Dường như Nhật Bản ở “cuối con đường” trong quá trình truyền bá văn hóa này, vì nhiều truyền thống vẫn tồn tại ở Nhật Bản trong thời gian dài sau khi đã biến mất ở chính nơi chúng sinh ra. Các vũ điệu hoặc các bản nhạc dành cho nhạc khí của cung đình, gọi chung là Gagaku, phản ánh những nguồn gốc đó khi được phân thành hai loại: Togaku là âm nhạc có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc Ấn Độ, còn Komagaku là âm nhạc từ Triều Tiên và Mãn Châu. Nói chung âm nhạc truyền thống của Nhật Bản cũng giống như âm nhạc của các nước Đông Nam Á khác là thiên về lời ca. Trừ những bản biến tấu dành cho đàn Koto, âm nhạc truyền thống Nhật Bản luôn có phần lời ca hoặc tựa đề gợi lên hình ảnh nào đó. Âm nhạc truyền thống Nhật Bản được phân loại dựa theo âm thanh của giọng hát và các loại nhạc cụ. Nói cách khác, mỗi thể loại nhạc có âm sắc của giọng hát và nhạc cụ đi kèm với nó. Tuy nhiên sự khác biệt về âm sắc giữa các thể loại rất

điều rằng các âm sắc không thể hợp nhất với nhau. Đây là một trong những lý do tại sao các thể loại dụng cụ âm nhạc lại được phân chia cụ thể như vậy.

Việt Nam có một lịch sử trên 4000 năm, bắt đầu từ thời đại các vị vua Hùng dựng nước Văn Lang, đã nói lên một sự hình thành ổn định của nền văn minh cổ đại. Người dân Văn Lang bấy giờ đã biết và sáng tạo nghệ thuật qua những di tích hoa văn, những hình khắc trên các vật khảo cổ. Dấu vết còn hiện hữu đến ngày nay có lẽ dựa trên nhạc cụ - trống đồng - đã nói lên sự hình thành một nền văn hóa, văn minh rực rỡ. Có thể nói vào thời điểm các vua Hùng dựng nước, người Việt Nam đã có một hệ thống âm nhạc song song với sự tạo lập ra nước Văn Lang. Căn cứ trên diễn trình âm nhạc, trước khi sáng tạo ra một nhạc cụ, con người đã biết trình bày diễn tả âm thanh bằng chính nhạc cụ tự nhiên mà thiên nhiên ban cho là giọng hát. Với giọng hát, để nhịp theo, con người đã lấy nhánh cây gõ và cuối cùng tạo ra nhịp điệu ưa thích. Những nhạc cụ như trống đồng, đàn đá, chiên, gồng, khèn, sáo phải đợi khi đã có một hệ thống âm nhạc thành hình mới đủ tạo nên phần đệm cho giọng hát. Chưa ai thấy dân tộc nào có nhạc cụ mà không có phần hát, trái lại nhiều dân tộc hát nhiều, hát hay nhưng nhạc cụ lại rấi ít. Trước sự khám phá các nhạc cụ cổ xưa, có thể nói nền âm nhạc Việt Nam đã được hình thành rất sớm và là nền tảng của nhạc dân tộc sau này, tạo nên một nét đặc thù hoàn toàn khác biệt với âm nhạc các nước Đông Nam Á.

Ngoài âm nhạc đơn âm, đã có sự thể hiện của âm giai hợp âm13. Trong những năm 1978-1982, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những thanh đá khi gõ phát ra những âm thanh. Các thanh đá có âm vực cao thấp cho ta nghĩ đến một loại nhạc cụ đã được sử dụng trong dàn nhạc và họ cho rằng đây là một loại đàn đá. Trên mỗi thanh co một điểm chính khi gõ vào nghe chuẩn hơn chỗ khác. Hiện một số người Mơnông ở Tây Nguyên biết sử dụng đàn đá và 13 Tập hợp gồm 8 nốt từ thấp đến cao được chọn từ 12 nốt nhạc trên. Chúng được sắp xếp theo nhiều quy luật khác nhau

vẽ ra cách đánh, đàn đá cũng có cách cấu tạo như các đàn của các dân tộc Tây Nguyên là đàn T'rưng, đàn Lên nẹt Khơmer Nam Bộ. Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ cho rằng đàn đá rát giống các hiện vật thuộc thời kỳ văn hóa Bắc Sơn (cách chúng ta khoảng 5000-6000 năm).

Nhìn vào khía cạnh của văn hóa Việt Nam, từ khi sinh ra và lớn lên, mỗi người dân Việt Nam dù ở miền xuôi hay miền ngược đều được nuôi dưỡng trong kho tàng âm nhạc dân gian. Do đó, âm nhạc dân gian là một phần rất đỗi quen thuộc, ngấm sâu trong tâm hồn của người Việt Nam. Vì âm nhạc dân gian in sâu trong tâm thức mỗi người như vậy, nên khi sáng tạo tác phẩm khí nhạc mới, những âm hưởng dân gian đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên và nó hoàn toàn vô thức trong tác phẩm, nằm ngoài chủ ý của tác giả. Điều này thể hiện yếu tố khúc xạ tự nhiên của văn hoá dân gian nói chung và âm nhạc dân gian Việt Nam nói riêng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Chúng ta biết rằng, nói đến nghệ thuật dân gian là nói đến tính lưu truyền mà điển hình là truyền miệng. Mỗi lần “truyền miệng” như vậy cũng là thêm một lần sáng tạo. Điều này lý giải vì sao chúng ta khó tìm được bài bản gốc của mỗi bài dân ca. Cho nên, việc diễn tả chất liệu dân gian trong tác phẩm khí

nhạc mới của Việt Nam một cách vô thức cũng có thể được coi là một lần truyền bá chất liệu âm nhạc dân gian Việt Nam trong con mắt của người đương thời.

Một phần của tài liệu Khóa luận Âm nhạc truyền thống Việt Nam Nhật Bản sự tương đồng và khác biệt (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)