Bài học về ứng dụng, thực tiễn trong giáo dục

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính sách phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản từ sau năm 1945 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 59 - 63)

7. Cấu trúc của KLTN

3.2.Bài học về ứng dụng, thực tiễn trong giáo dục

Hiện nay đầu tư cho giáo dục vẫn đứng hàng đầu trong danh sách các loại đầu tư của Việt Nam. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo giai đoạn 2012 - 2015 với tổng kinh phí là 15.200 tỷ đồng. Hơn nữa trong những năm vừa qua, Bộ Giáo dục và

Đào tạo Việt Nam đã có những hành động cụ thể và quyết liệt trong con đường cải cách, đổi mới nền giáo dục của đất nước.

Nhìn lại tiến trình cải cách giáo dục của Việt Nam, chúng ta có thể khái quát như sau:

+ Cuộc cải cách giáo dục năm 1950: chuyển từ phân ban tú tài cũ sang hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm. Hệ thống giáo dục từ 12 năm ( chế độ thuộc địa) chuyển sang hệ 9 năm.

+ Cuộc cải cách giáo dục năm 1956: Từ năm 1956 đến năm 1976, tại miền Bắc Việt Nam, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (theo Nghị định 596 ngày 30-8-1956 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Huyên) các trường phổ thông sẽ tổ chức theo hệ thống trường phổ thông 10 năm. Hệ thống trường phổ thông 10 năm chia làm 3 cấp học, Cấp 1: 4 năm: từ lớp 1 đến lớp 4, Cấp : 3 n m: từ lớp 5 đến lớp 7, và Cấp 3: 3 n m: từ lớp đến lớp 10. Năm học gồm 9 tháng và chia làm 4 học kỳ: học kỳ 1 từ ngày 1 tháng 9 đến ngày 3 tháng 1 tháng . Học kỳ từ ngày tháng 11 đến ngày 31 tháng 1 tháng . Học kỳ 3 từ ngày 4 tháng 1 đến ngày tháng 3 tháng). Học kỳ 4 từ ngày 5 tháng 3 đến ngày 31 tháng 5 (3 tháng)7. Ở lần cài cách này, chương trình, sách giáo khoa chủ yếu là sao chép lại của các nước xã hội chủ nghĩa, sớm bộc lộ sự quá tải [33].

Khi hai miền Nam và Bắc thống nhất năm 1976 thì khuôn mẫu giáo dục ở miền Bắc tiếp cận với hệ thống giáo dục đã được thiết lập ở miền Nam. Cụ thể là học trình 10 năm tiểu học và trung học ở miền Bắc phải phù hợp với học trình 12 năm ở trong Nam. Hai hệ thống này song hành: miền Bắc tiếp tục hệ 10 năm và miền Nam giữ hệ 12 năm từ năm 1976 đến năm 1981. Đến năm 19 81, thì áp dụng hệ 11 năm cho miền Bắc (thêm lớp 5). Năm 1992-1993, hệ

thống 11 năm phổ thông của miền Bắc được thay đổi từ 11 năm sang 12 năm (thêm lớp 9 ). Từ đó đến nay toàn bộ hệ thống là 12 năm thống nhất cả nước.

+ Cuộc cải cách giáo dục bắt đầu từ năm 19 81: Hệ thống giáo dục chuyển từ 10 năm sang 12 năm (bỏ lớp vỡ lòng), kéo theo sự đổi mới chương trình sách giáo khoa và cải tiến chữ viết. Do sự phản ứng mạnh từ dư luận xã hội, ngành giáo dục dần quay lại chữ viết cũ. Với ý nghĩa nội dung bao giờ cũng quyết định phương pháp, nếu sách giáo khoa bị quá tải thì không có một phương pháp nào ngoài phương pháp truyền thụ một chiều cho kịp với nội dung sách giáo khoa.

+ Giai đoạn 2000-2015: các đợt cải cách mang tính manh mún. Năm 2000, Sách giáo khoa được chỉnh lý, hợp nhất. Năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu triển khai việc phân ban trong khối trung học phổ thông. Chương trình phân ban Trung học phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo thí điểm từ năm học 2003-2004 tại gần 50 trường của 11 tỉnh thành với 2 ban: khoa học tự nhiên (ban A, học nâng cao các môn toán, lý, hoá, sinh) và ban khoa học xã hội - nhân văn (ban C, học nâng cao văn, sử, địa, ngoại ngữ). Học sinh học ban nào sẽ học nâng cao ban đó. Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến thí điểm một năm rồi triển khai đại trà từ năm học 2004-2005. Tuy nhiên, phải đến năm 2006-2007, chương trình mới triển khai đại trà sau khi đã nhiều lần điều chỉnh phương án phân ban. Lần điều chỉnh cuối cùng là thêm ban cơ bản, một ban được giới chuyên môn xem là “ban không phân ban”. Học sinh học ban này sẽ không học nâng cao môn nào. Rốt cuộc học sinh cả nước hầu như chỉ học “ban không phân ban” và học bổ sung nâng cao các môn để thi đại học theo khối. Học sinh lớp 12 học hai chương trình với hai bộ sách giáo khoa khác nhau (phân ban và không phân ban). Năm 2007, sách giáo khoa lại thay đổi. N m 9 là n m đầu tiên học sinh lớp 1 cả nước tốt nghiệp và thi tuyển sinh Đại học Cao đẳng theo chương trình phân ban đại trà.

Tuy nhiên có rất nhiều bất hợp lý. Chương trình phân ban bị coi là một lãng phí lớn và thất bại. Tới năm 2 014, chương trình phân ban đã hoàn toàn chấm dứt. Năm 2 015, Quốc hội Việt Nam không cho phép bỏ môn sử trong nhà trường. Từ năm 2018-2019 trở đi, chương trình giáo dục phổ thông sẽ có sự cải cách, giảm môn bắt buộc, t ng môn tự chọn. Trong đó, việc tích hợp môn lịch sử và địa lý được xem là một vấn đề gây tranh cãi lớn tại Việt Nam, điều này đã có từ năm 1996.

Về hình thức thi tuyển đại học:

+ Giai đoạn trước 1991: các trường đại học tự tổ chức thi tuyển, tự ra đề.

+ Giai đoạn 1991 đến 2000: Bộ giáo dục xuất bản Bộ Đề thi các môn, các trường đại học tự tổ chức thi tuyển, đề thi lấy trong Bộ Đề thi. Giai đoạn 2000-2004: các trường tự tổ chức thi, đề thi có thể lấy ho ặc không lấy trong Bộ Đề thi.

+ Giai đoạn 2002-2014: Bộ giáo dục thống nhất ra đề chung cho các khối, các trường tổ chức thi với ngày thi ấn định theo ngày thi của khối, thí sinh phải nộp đơn xin dự thi vào trường trước khi thi đại học.

+ Năm 2015, kỳ thi đại học được gộp chung với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Các học sinh sau khi hoàn thành chương trình học phổ thông 1 n m phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và được phép lựa chọn sử dụng hay không kết quả thi này để tham gia xét tuyển đại học [33].

Qua các chương trình cải cách giáo dục trên, chúng ta có thể thấy r ng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều cố gắng để xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, theo Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý II n m 15 do Viện Khoa học Lao động ã hội công bố, số lượng người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp vào khoảng 199,4 nghìn người, chiếm 17,4% số người thất nghiệp, cho thấy việc đào tạo không gắn

liền với nhu cầu thị trường lao động, cùng với đó là những bất cập trong công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh ngay từ bậc phổ thông. Phần lớn sinh viên đã tốt nghiệp còn yếu về chuyên môn, thiếu năng lực thực tiễn và khả năng thích ứng trong môi trường cạnh tranh. Trong khi con số cử nhân thất nghiệp lên tới gần vài chục nghìn mỗi năm thì có tới 75% đến 9 0 % số học viên tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng nghề có việc làm ngay.

Qua việc tóm lược và phân tích những cải cách cũng như những bất cập trong chính sách đổi mới giáo dục của Việt Nam nói trên, bài học giáo dục Nhật Bản để lại cho chúng ta đó là phải thích ứng với thời đại, với sự thay đổi của thế giới cùng với kinh nghiệm “học phải đi đôi với hành”, phải gắn với thực tiễn cuộc sống, phải đáp ứng được nhu cầu xã hội đang trong quá trình hội nhập, đổi mới, hiện đại hóa toàn diện hơn là nền giáo dục “sách vở”.

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính sách phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản từ sau năm 1945 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 59 - 63)