7. Cấu trúc của KLTN
1.3. Nhận thức về nhân tố “con người” thể hiện qua vấn đề nhân công, lao
lao động
Sau Thế chiến thứ hai, Nhật Bản bại trận, người Nhật càng ý thức về vai trò của người lao động trong xây dựng, khôi phục, phát triển đất nước hơn bất kì một quốc gia nào. Vì vậy, nhân công Nhật Bản đã được chú trọng đào tạo chuyên môn và cả đạo đức, tác phong làm việc. Với lý do này, khi lao động tại các quốc gia trên thế giới đang trong tình trạng báo động về tác phong, đạo đức làm việc thì nhân công Nhật Bản vẫn luôn giữ được sự thừa nhận, tôn trọng trên thế giới - là nhân công có đạo đức tốt, lao động tốt.
Cụ thể, theo thống kê chiều cao trung bình của phái nam là 171,3 cm và phái nữ là 15 ,4 cm số liệu n m , tuổi thọ trung bình phái nam là 7 8,4 tuổi và phái nữ là 85,3 tuổi (số liệu năm 2003), Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ trung bình tâng nhanh nhất và nay đứng đầu thế giới. Họ rất khỏe mạnh, dẻo dai, ngay phụ nữ cũng có thể đứng làm việc cả ngày, nhiều người 70, 80 tuổi vẫn còn häng hái làm việc, đến độ thế giới gọi họ là "labor animal" (con vật lao động) [18]. Hơn nữa, người Nhật còn có một số đặc điểm: Luôn làm việc theo mục tiêu đã định, tôn trọng thứ bậc và địa vị, rất coi trọng tôn ti trật tự, cần cù và có tinh thần trách nhiệm cao, yêu thiên nhiên và có khiếu thẩm mỹ, tinh tế và khiêm nhường. Trong kinh doanh, người Nhật rất trọng chữ tín và phát triển mối làm än lâu dài.
Lực lượng nhân công Nhật Bản luôn là niềm tự hào của quốc gia này. Tinh thần học hỏi, lao động miệt mài, h ng say đến quên mình, k luật cao, chuyên môn vững vàng đã góp phần tạo nên sự phát triển thần kì của Nhật Bản từ sau näm 1945, làm cho cả thế giới phải khâm phục, học hỏi theo, “ít nh t cũng đã được chúng minh ua các thử thách về năng khiếu toán học và khoa học - điều này không những được chuẩn bị trong hệ thống giáo dục nhà nước mà còn được bản thân các công ty đào tạo một cách có hệ thống” [11].
Để có lực lượng nhân công được thế giới khâm phục cả về chuyên môn lẫn đạo đức làm việc như ngày nay, tất cả đều bắt nguồn từ một nền giáo dục coi trọng nhân tố “con người”, coi “con người” là một yếu tố then chốt để phát triển quốc gia. Thể hiện qua những chính sách lao động, coi trọng tính mạng con người trên hết như việc có nhiều loại bảo hiểm lao động trong xã hội Nhật Bản để đảm bảo điều kiện, sức khỏe cho người lao động như:
- Bảo hiểm y tế q uốc d ân: Loại bảo hiểm này là bắt buộc, tất cả người dân và người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật Bản đều phải đóng, bảo hiểm này sẽ thực hiện trả chi phí điều trị y tế trong trường hợp bị bệnh hay bị thương. Trong đó bảo hiểm hỗ trợ lên đến 7 0 % phí điều trị nếu khám, chữa bệnh tại các bệnh viện.
- Bảo hiểm y tế phú c lợi: Chế độ bảo hiểm này sẽ chi trả chi phí điều trị trong trường hợp người lao động tại các xí nghiệp tư nhân bị bệnh hay bị thương ngoài giờ làm việc. Loại bảo hiểm này cũng chi trả 7 % chi phí điều trị cho người lao động. Phí bảo hiểm do xí nghiệp và người lao động cùng trả, mỗi bên một nửa.
- Bảo hiểm hưu trí q uốc d â n: Cũng tương tự như bảo hiểm quốc dân, đây là loại bảo hiểm bắt buộc cho tất cả mọi người dân, bao gồm cả người nước ngoài có tư cách lưu trú tại Nhật Bản. Mục đích của loại bảo hiểm này là để trợ cấp cho người già, người tàn tật và gia quyến của người đã mất.
- Bảo hiểm hưu trí phú c lợi: Loại bảo hiểm này chỉ áp dụng cho
những doanh nghiệp sử dụng người lao động theo diện biên chế, mục đích chính là để trợ cấp cho người già, người tàn tật và gia quyến của những người đã mất. Phí bảo hiểm do doanh nghiệp tiếp nhận và người lao động cùng trả, mỗi bên một nửa.
Sau năm 1945, cùng với bộ luật lao động mới thì hệ thống lao động tại Nhật Bản được duyệt lại theo những nguyên tắc dân chủ hơn. Cụ thể, bộ luật
có những quy tắc đảm bảo cho nhân công lao động Nhật Bản có số giờ làm việc, ngày nghỉ được trả tiền, an toàn lao động, đảo bảo quyền lợi về giới và tuổi... Ngoài ra, người Nhật là dân tộc gần như độc nhất trên thế giới mang c ăn bệnh “nghiện làm việc”, tức là làm việc cho đến chết. Đây cũng là hệ quả không tốt, mặt trái của tinh thần cần cù, miệt mài làm việc của một bộ phận nhân công Nhật Bản. Nhân công là nền tảng của công nghiệp một nước. Nhân công Nhật Bản là những người lao động có ý thức tuân thủ, cần mẫn, hài hòa,... tinh thần học hỏi, lao động hay say đến quên mình.
Nói tóm lại, tất cả những kinh nghiệm Nhật Bản đã làm đều xuất phát từ việc phát triển đúng các nhân tố: con người - giáo dục - môi trường, trong đó nhân tố “con người” đặc biệt được quan tâm bởi nó là yếu tố then chốt.
“Toàn bộ trải nghiệm kinh tế của Nhật chủ yếu được lèo lái bởi khả năng đào luyện năng lực con người, trong đó có vai trò của giáo dục và huấn luyện ” (Tadao Umesao).
CHƯƠNG II:
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN L ự c CỦA NHẬT BẢN TỪ
2.1. Vài n et về chính sách phát triển nguồn nhân lực trước năm 1945
Nho giáo là một trong những học thuyết triết học và chính trị xã hội lớn nhất trong lịch sử triết học của Trung Quốc. Mặc dù ra đời từ rất sớm nhưng Nho giáo đã dành sự quan tâm đặc biệt đến con người, đặc biệt là vấn đề giáo dục con người. Tư tưởng giáo dục của Nho giáo chứa đựng nhiều giá trị tích cực và đã có những ảnh hưởng to lớn đến đời sống chính trị - xã hội không chỉ của Trung Quốc mà còn với rất nhiều nước Châu Á khác, trong đó có Nhật Bản. Nhật Bản chịu ảnh hưởng nặng nề của giáo dục Nho giáo. Sự bén rễ của hệ thống giáo dục kiểu cũ này hết sức sâu đậm trong xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. Cụ thể, Nho giáo có nhiều yếu tố tiến bộ khi quan niệm rằng giáo dục là cần thiết cho tất cả mọi người "hữu giáo vô loại" (việc dạy dỗ
không phân biệt loại người) (Luận Ngữ)[12, 82] nên ai ai cũng có cơ hội được
học tập và giáo dục trở thành biện pháp để hướng con người tới những phẩm chất cao quý như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Hơn nữa, Nho giáo còn đề ra những mục tiêu cụ thể như: giáo dục là để hình thành nhân cách lý tưởng; để đào tạo ra đội ngũ quan lại nhằm giúp ích cho nước nhà; để tỏ rõ cái đức sáng, đạt tới chỗ chí thiện. Như vậy, có thể nói mục đích chính của giáo dục theo quan điểm của Nho giáo là nhằm đào tạo ra những con người lý tưởng, có sự hoàn thiện cả về đạo đức, nhân cách cũng như tri thức, lối sống. Hoàn cảnh ra đời tư tưởng giáo dục Nho giáo là thời Xuân thu - Chiến quốc. Đó là giai đoạn lịch sử mà xã hội Trung Quốc cổ đại có nhiều biến động với nhiều sự đảo lộn, nhất là về mặt đạo đức con người. Trước thực trạng đó, các nhà Nho đã chủ trương giáo dục "đạo làm người" - tức là thông qua giáo dục mà đào tạo ra những con người cần có và phù hợp với yêu cầu của giai cấp thống trị, những con người luôn luôn suy nghĩ và hành động theo những chuẩn mực, quy phạm đạo đức. Nếu Khổng Tử chú trọng đến việc giáo dục: nhân, trí, dũng, lễ... thì Tuân Tử - một nhà Nho sống chủ yếu ở thời kỳ Chiến quốc đã đề cao vai trò
của lễ, nhạc trong việc giáo dục con người, trong đó chữ nhân có nội hàm sâu rộng nhất. Nó được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản để quy định bản tính của con người và thiết lập mối quan hệ giữa người với người trong gia đình và xã hội. Đây là nội dung sâu sắc, có tác dụng giáo hóa cho con người, giúp con người hướng đến những giá trị tốt đẹp. Về phương pháp giáo dục: các nhà Nho sớm đưa ra được nhiều quan điểm tiến bộ về phương pháp giáo dục như: phương pháp kết hợp học đi đôi với hành, lời nói kết hợp với việc làm, thực hành điều đã học và đem tri thức của mình vận dụng vào trong cuộc sống:
”Quân tử bác học ư văn; ước chi dĩ lễ; diệc khả dĩ phất bạn hỹ phù" (Khổng
Tử, Luận Ngữ)[12, 94 - 95]; phương pháp coi trọng tinh thần tự giác, sự nỗ lực của người học: "Bất phẫn, bất khải; bất phỉ, bất phát. Cử nhứt ngung, bất
dĩ tam ngungphản, tắc bất phục giã" (Khổng Tử, Luận Ngữ) [12, 100 - 101];
phương pháp ôn cũ để biết mới: "Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hỹ"(Khổng Tử, Luận Ngữ) [12, 134]; phương pháp "nêu gương": ngoài học Thầy, học trong sách vở còn học cả trong cuộc sống "ba người cùng đi, tất có người làm thầy; lựa cái hay của người này mà học, xét cái quấy của người kia mà tự sửa
mình" [12, 176]... Qua đó làm cho những nội dung của tư tưởng giáo dục trở
nên phong phú, có ý nghĩa to lớn đối với không chỉ người học và còn với cả người thầy và hoạt động giáo dục nói chung từ những phương pháp rất cụ thể, thiết thực nhằm giúp cho học trò có thể lĩnh hội được tri thức, không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Tóm lại, Nho giáo đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục và đào tạo con người.
Trên cơ sở kế thừa giá trị tư tưởng tích cực của Nho giáo khi cho rằng giáo dục là dành cho tất cả mọi người, người Nhật đã phát triển ý niệm về sự bình đẳng và biến nó trở thành một đặc điểm quan trọng trong hệ thống giáo dục của mình, tạo động lực cho sự phát triển của cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, không giống với cách vận dụng của một số dân tộc khác ( người Trung
Quốc, Triều Tiên, Việt Nam,... ) khi xác định mục đích giáo dục của Nho giáo là để thi cử và tuyển chọn quan lại, người Nhật đã vận dụng nó vào việc tạo ra một nền học thuật tự do. Ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác, người đảm trách Nho giáo là người có học, chủ yếu là quan lại hoặc kẻ sĩ làng quê. Còn ở Nhật Bản, người đảm trách Nho giáo là những chuyên gia nghiên cứu Nho học và những võ sĩ (Samurai ) tìm đến Nho giáo như là môn học về luân lí cá nhân, từ đó hình thành nhiều trường phái Nho học khác nhau. Do vậy, người Nhật luôn công nhận sự tồn tại của nhiều trường phái Nho giáo này. Ví dụ: trong thời kì Edo, mặc dù Chu Tử học phái (Shushig akuha - A A ^ M ) của Hayashi Razan ( # M X ) được xem là chính thống ( Quan Nho phái - ) nhưng không vì thế mà các học phái khác không được thừa nhận. Ngoài Chu Tử học phái, có thể kể ra nhiều học phái khác trong thời kì Edo như: Dương Minh học phái (Youmeigakuha - của Nakae Touju ( ^ ỷ X 0 # ) và Kumazawa Banzan ( f A ^ X ) ; Cổ học phái
(Kougakuha - A ^ M ) của Itou Jinsai ( f A ^ A ^ ) ; Công lợi chủ nghĩa phái (Kourishugiha - của Ogyuu Sorai ( ^ A # A ) ...
Về nội dung giáo dục, nếu như ở Trung Quốc nhấn mạnh chữ "hiếu", ở Triều Tiên - Hàn Quốc nhấn mạnh chữ "Lễ", ở Việt Nam nhấn mạnh chữ "Nghĩa" thì người Nhật Bản nhấn mạnh chữ "Trung" (theo quan điểm của giáo sư Tsuboi Yoshiharu, Nhật Bản). Bởi lẽ, trong đạo đức của người Samurai, bao giờ lòng trung thành với chủ cũng được đề lên hàng đầu. Do vậy, ở Nhật thường có hiện tượng, khi người chủ của các Samurai chết đi thì các Samurai ấy sẽ trở thành "Rou nin" (Lãng nhân - Võ sĩ thất nghiệp) vì chữ "Trung" (một Samurai không được thờ hai chủ).
Bước sang thời Minh Trị, chính sách giáo dục của Nhật Bản có nhiều thay đổi. Nho giáo lúc này chỉ được coi như là công cụ để giáo dục đạo đức,
nhất là giáo dục lòng trung thành với Thiên hoàng. Ví dụ, việc giáo dục đạo đức công dân ở thời Minh Trị mặc dù được thực hiện như một môn học hiện đại, song vẫn lồng ghép trong đó những tư tưởng Nho giáo như là đề cao lòng trung thành với Thiên Hoàng và phục tùng chính phủ [6, 59]. Ngoài ra giai đoạn này, ở Nhật Bản đã xuất hiện một số cá nhân có tư tưởng Âu hoá qua việc họ cho con em mình sang các nước phương Tây học tập. Sau đó, chính quyền đã thực hiện việc gửi học sinh ra nước ngoài học tập, mời các kỹ sư nước ngoài sang giúp đỡ về kỹ thuật, giảng dạy về khoa học và ngôn ngữ. Nhưng phải từ 1868 trở đi việc nghiên cứu hệ thống giáo dục phương Tây ở Nhật Bản mới thực sự diễn ra mạnh mẽ.
Ví dụ ở phủ Kyoto từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1869 (năm Minh Trị thứ 2 ), các trường tiểu học như Trường tiểu học Ryuuchi, Trường tiểu học Bangumi đã có đến 64 trường được mở. Việc này một mặt thể hiện sự thử nghiệm trước sự chuyển đổi phương phâm giáo dục dân chúng của chính phủ; mặt khác là sự dò dẫm ban đầu về hành chính giáo dục thống nhất kiểu phương Tây, về chế độ học khu, nội dung giáo dục lấy tri thức làm trung tâm, chương trình, chế độ lên lớp theo năm c ăn cứ vào chế độ thi cử nghiêm ngặt để tiến tới hệ thống trường học hiện đại. Có thể nói đây là một bước tiến ban đầu của trường tiểu học hiện đại ở Nhật Bản [20].
Do học hỏi từ mô hình giáo dục phương Tây nên Nhật Bản đã xây dựng được một nền giáo dục mang tính thực dụng cao. Điều này nằm ngay trong tư tưởng của nhà cải cách giáo dục bậc thầy Fukuzawa Yukichi - t ễ # (1835-1901) là một trong những bậc khai quốc công thần và là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của Nhật Bản cận đại. Nhắc đến Fukuzawa Yukichi, ông sinh năm 1835, mất năm 1901, thọ 66 tuổi. Một điều thú vị ngẫu nhiên là cuộc cải cách Minh Trị duy tân được bắt đầu vào năm 1868, lúc Fukuzawa 33 tuổi. Tức là nếu lấy n m Minh Trị thứ nhất làm mốc có thể chia chính xác
cuộc đời 66 năm của ông thành hai nửa. Qua đó sẽ thấy được những biến cố lớn lao không chỉ đối với bản thân cuộc đời Fukuzawa mà của cả xã hội Nhật Bản. Fukuzawa Yukichi sinh tại Osaka, khi cha ông đang làm cho phủ đại diện của lãnh địa Nakatsu. Cha ông vốn là một nhà Nho nhiệt tâm với kinh sử, nhưng suốt đời không thoát khỏi công việc tính toán tiền bạc và giải quyết các khoản nợ cho lãnh địa. Ông luôn mang nặng mối bất bình với công việc ô tục và chế độ đẳng cấp phong kiến kìm hãm con người. Điều này đã có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của Fukuzawa. Mặc dù cha mất sớm, nhưng như ông đã bộc bạch, từ nhỏ ông đã được hưởng một nền giáo dục Nho gia từ một người cha nghiêm nghị. Bản thân ông từ năm 14 tuổi cũng là một học trò xuất sắc của đạo Khổng. Nhưng óc phê phán sâu sắc cùng sự nhạy cảm với những biến chuyển của thời đại đã sớm hình thành trong Fukuzawa một tư tưởng nhìn nhận nhận lại những giá trị cũ, những nếp nghĩ lạc hậu, cứng nhắc của các nhà Nho. Do có dịp được tiếp xúc với v ăn minh phương Tây qua sách vở và những chuyến viếng thăm Mỹ cũng như châu Âu vào cuối thế kỷ XIX, Fukuzawa nhận định rằng văn minh phương Tây phát triển hơn châu Á về nhiều m t, và các nước châu Á khó lòng duy trì được nền độc lập nếu cứ đóng cửa trước nền văn minh phát triển hơn này. Theo ông, giành được quyền tự trị chưa phải đã là độc lập, mà nền độc lập thật sự ch có thể thành hiện thực