7. Cấu trúc của KLTN
2.3. Thời kì hậu chiếm đóng (từ 1952 đến 1984)
Bộ Giáo dục Nhật Bản thời kỳ hậu chiếm đóng đã giành lại rất nhiều quyền lực. Theo đó, trường học được sàng lọc lại. Một khoá học đạo đức theo khuôn mẫu truyền thống được tổ chức m c cho một vài sự phản đối, nó đã đem lại sự hồi phục lòng tự trọng dân tộc của m i người dân nước Nhật.
Năm 1961, Nhật Bản cho phép lập trường Cao đẳng chuyên nghiệp với 5 năm học (3 năm THPT, 2 năm chuyên tu) cùng tồn tại với trường dạy nghề. Từ năm 1975, nhằm đắp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, Bộ giáo dục Nhật Bản thành lập trường chuyên tu kỹ thuật, tập trung đào tạo nhân lực kỹ thuật để bổ sung cho hệ thống đại học ngắn hạn (2 - 3 năm) hay đại học chính quy (4
năm). Việc mở trường chuyên tu kỹ thuật có ý nghĩa trong việc giảm sức ép lên các trường đại học khi có quá đông thí sinh tranh nhau thi vào và tạo cơ hội cho những thí sinh bị rớt trong các kỳ thi cao đẳng và đại học vào trường dạy nghề với thời gian học ngắn hơn. Công nhân Nhật Bản không những được đào tạo trong những trường học, trường dạy nghề mà còn được đào tạo dạy nghề ngay trong các xí nghiệp họ làm việc.
Phản ứng của chính phủ với “luật quản lý trường đại học” trong năm 1969 và trong đầu những năm 7 0 thế kỉ XX, với hy vọng cải cách lại nền giáo dục. Bộ luật mới cũng quản lý sự thành lập trường mới, lương giáo viên, và chương trình giảng dạy ở trường công lập của bị kiểm duyệt lại. Sự thành lập của những trường tư thục cũng bắt đầu nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng, và kì thi tham dự vào đại học được tổ chức theo mức chuẩn phổ biến trên toàn quốc (kì thi quốc gia).
Với những chính sách tạo điều kiện, ưu tiên giáo dục cho tất cả mọi người, Nhật Bản được thế giới biết đến là một quốc gia có tỷ lệ người biết chữ cao nhất lúc bấy giờ. Đây được xem là một thành tựu nổi bật của nền giáo dục Nhật Bản giai đoạn này. Năm 1950, hơn 45% học sinh Nhật Bản tốt nghiệp trung học cơ sở tức bắt đầu đi làm lúc 15 tuổi sau tốt nghiệp , gần 55% học sinh bắt đầu vào trung học phổ thông để tiếp tục học lên cao hơn. Hiện nay con số học sinh học lên trung học phổ thông của Nhật đã đạt 95 - 97% [21].
N m 19 4, để chuẩn bị bước vào thế kỷ I, Nhật Bản tiến hành cải cách giáo dục với tư tưởng: hình thành hệ thống giáo dục suốt đời, xây dựng xã hội học tập, chuẩn bị một thế hệ trẻ phát triển toàn diện, năng động tự chủ, sáng tạo, đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội hiện đại trong nền kinh tế tri thức với quá trình toàn cầu hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của Nhật Bản
được tuyển ngay khi tốt nghiệp, liên tục làm việc tại một công ty cho đến khi về hưu (55 tuổi), được trả công xứng đáng với trình độ lành nghề. Hệ thống này đã tạo ra cho người lao động Nhật tâm lý yên tâm làm việc mà không sợ thất nghiệp.