Bài học về sức mạnh dân tộ c

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính sách phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản từ sau năm 1945 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 55 - 59)

7. Cấu trúc của KLTN

3.1. Bài học về sức mạnh dân tộ c

Sức mạnh của Nhật Bản có lẽ ai cũng biết, nhưng cho tới nay đó vẫn là điều không dễ gì sao chép được. Một trong những sức mạnh đó là tinh thần đoàn kết trong sinh hoạt tập thể được định hình qua quá trình giáo dục. Theo đó, người Nhật không làm việc đồng áng một cách đơn độc từng hộ gia đình mà làm một cách tập thể. Theo truyền thống, các gia đình gần nhau sẽ hợp sức lại và chia ra, hôm nay cùng làm phụ cho nhà này, hôm sau cùng làm phụ cho nhà khác. Tại Nhật Bản, thường mỗi năm thu hoạch một lần, nông dân gieo mạ vào mùa xuân, cấy lúa vào khoảng tháng 6 tức vào dầu mùa mưa và gặt vào khoảng tháng 10 hay 11. Khi gặt hái xong, họ cùng nhau tổ chức các buổi lễ cảm tạ thần linh. Các sinh hoạt tập thể, cùng hướng về mục tiêu chung, nương tựa lẫn nhau mà sinh tồn trong công việc đồng áng nặng nhọc và khó khăn... đã gắn bó với nguời Nhật ngay cả khi họ buớc chân vào đô thị, sống cuộc sống văn minh cơ khí và điện tử. Để đạt năng xuất cao, công việc đồng áng cũng rất cần sự tính toán chính xác, cẩn thận, từng chi tiết và nhanh chóng ứng biến với thời t i ế t . tạo cho nguời Nhật tinh thần trọng nguyên tắc và nhẫn nại chứ không tùy tiện.

Tâm trí không ngại khó khăn và ham học hỏi nên dân tộc Nhật Bản phát triển rất nhanh. Giáo dục đã góp phần không nhỏ cho xu hướng mang nặng tinh thần phương Đông nhưng cũng giao hòa tinh thần phương Tây của người Nhật. Người Nhật có tính nguyên tắc dù không thích, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần tập thể cao. Do vậy, có lẽ khi tách riêng một người Nhật Bản thì sẽ làm họ yếu đi nhiều nhưng đặt họ trong tập thể thì họ rất mạnh. Đ ặc biệt người Nhật Bản rất trọng lễ nghĩa nhất là người già hay người có địa vị, khi gặp mặt cũng như khi tạm biệt, cúi chào mấy lần mới xong, cứ một tí là cám ơn và xin l i. Trong trường hay công ty, quan hệ đàn anh và đàn em đôi khi nặng hơn quan hệ gia đình [30].

Với việc đồng nhất về dân tộc, cũng như ngôn ngữ chung của cả nước là tiếng Nhật tạo điều kiện phát huy tối đa niềm tin, tinh thần đoàn kết, kỷ luật tập thể. Đó cũng là cơ sở hình thành chủ nghĩa quốc gia dân tộc tồn tại xuyên suốt các giai đoạn lịch sử Nhật Bản.

Thực tế chứng minh: ngày 11-3-2 011, nước Nhật liên tiếp hứng chịu ba thảm họa kinh hoàng là trận động đất lớn hy hữu với cường độ 9,1 độ richter, sóng thần cao hơn 10 mét khiến gần 3 vạn người chết và mất tích, ngay sau đó là thảm họa rõ rỉ chất phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đe dọa hàng trăm ngàn người phải sơ tán trong vòng bán kính 30 km. Có thể nói, trong những thời khắc của tháng 3 năm 2 011, nhân dân Nhật Bản đã đứng trước thảm họa lớn nhất trong lịch sử nhân loại, đối mặt với cái chết chỉ trong gang tấc. Nhưng mỗ i người dân Nhật Bản đã đứng vững trong sự bình tĩnh, đoàn kết, kỷ luật, kiên cường khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Sau thảm họa kinh hoàng đó có thể đã cướp đi người thân hay nhà cửa, tiền bạc của họ, hẳn là họ cũng bất an, mệt mỏi và đói khát như lẽ thường tình. Nhưng với từng hàng người đông đúc xếp hàng dài để được nhận lương thực và nước uống trợ cấp thì tuyệt nhiên không thấy một lời oán thán, không ai có ý định chen hàng và nài xin thêm khẩu phần được phát, mỗ i người nhẫn nại chờ đến lượt của mình và ch lấy duy nhất một phần đồ n và nước uống. Trong tình trạng thiếu lương thực và nước nghiêm trọng, các cửa hàng cũng không hề có ý định trục lợi. Hàng hóa trên toàn nước Nhật không tăng giá. Trong các cửa hàng bị hư hại, hàng hóa đổ ngổn ngang nhưng không hề có kẻ trộm đồ hay hôi của, mà ngược lại, nhiều người mua hàng đã giúp sắp xếp lại đồ đạc lên giá, và để lại tiền mua hàng tại quầy bán không người thu tiền. Một số chủ quầy bán nước tự động đã phát miễn phí các chai nước uống. Mọi người giúp đỡ nhau để cùng tồn tại. Thêm một ví dụ nữa, ở khách sạn Monterey, thuộc thành phố Sendai, nơi xảy ra động đất và sóng thần, hai đầu bếp đứng ra mời

những người đi qua bát súp nóng cho bữa sáng. Đối với nhiều người, đây là bữa ăn đầu tiên sau trận sóng thần hôm 11-3. Mọi người xếp hàng chỉ để lấy một cốc súp, không ai lấy sang cốc thứ hai [30]. Đây chính là kết quả kết tinh cho chính sách phát triển giáo dục đúng đắn của Nhật Bản trong tiến trình phát triển của lịch sử.

Tất cả những điều này trái ngược với cảnh tượng hỗ n loạn sau cơn bão Katrina ở Mỹ năm 2005 mà hậu quả về mặt xã hội của nó đến giờ vẫn chưa thể khắc phục được. Nạn cướp bóc, sự phân biệt đối xử đối với những người dân nghèo ở New Orleans, trục lợi bằng cách lừa tiền ủng hộ các nạn nhân của cơn bão (vụ Phishing). Rõ ràng là có sự khác biệt trong cách ứng xử của những con người ở hai quốc gia giàu có nhất, nhì thế giới này.

Vài ngày sau thảm họa kép động đất và sóng thần, lại xảy ra thêm một sự cố hạt nhân xuất hiện tại nhà máy Fukushima I. Việc một trong các lò phản ứng của nhà máy này phát nổ, gây ra rò rỉ chất phóng xạ đã làm cho cả một vùng dân cư rộng lớn phải di tản, người dân trong vùng lâm vào cảnh khó khăn chưa từng thấy. Tuy nhiên, nhiều công nhân trong nhà máy điện Fukushima I và II vẫn làm việc miệt mài với n lực làm mát lò phản ứng, hạn chế rò r phóng xạ. Phần lớn họ đều là cư dân tại các địa phương hứng chịu thiệt hại, nhiều người trong số họ đã biết chắc người thân và nhà cửa bị sóng cuốn trôi hay vùi lấp trong đống đổ nát, nhưng họ không vì thế mà bỏ vị trí, vẫn kiên trì bám trụ trong khu vực khẩn cấp của nhà máy. Điều gì giữ họ ở lại với công việc trong khi đã hứng chịu những mất mát to lớn như vậy? Đó chính là tinh thần trách nhiệm với tập thể - công ty mà họ là một thành viên trong đó, và sau nữa là sự hy sinh bản thân vì lợi ích cộng đồng, xã hội. Còn những nhà lãnh đạo Nhật Bản thì sao? Ngay sau trận động đất, Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là Naoto Kan và Chánh văn phòng nội các Edano đã mặc quần áo bảo hộ trong tình trạng khẩn để lên truyền hình để trấn an người

dân. Và sau đó, bộ quần áo bảo hộ màu xanh nước biển đã trở thành hình ảnh quen thuộc của toàn bộ thành viên nội các Nhật Bản trong các cuộc họp và khi đi đến hiện trường vùng thiệt hại. Không diễn đạt bằng lời nói sáo rỗ ng, nhưng tất cả các quan chức chính phủ trên từng vị trí của mình đã hành động quyết liệt nh m giảm thiểu tối đa sự thiệt hại cho dân chúng và mau chóng đưa đất nước đi vào quỹ đạo ổn định [30].

Cuộc di dời diễn ra trong vòng 1 tháng đến nay đã tạm hoàn tất với 170.000 người dân được di rời, một vùng bán kính 30 km xung quanh nhà máy đã được phong tỏa nghiêm ngặt, cấm người ra vào. Số người di rời hiện nay được bố trí ở tạm trong các nhà v n hóa cộng đồng, nhà thi đấu thể thao... ở các vùng lân cận. Thủ tướng Naoto Kan đã chỉ đạo xây dựng các thành phố sinh thái từ 5 đến 1 vạn dân cho những người phải di rời này, trong đó số tiền đền bù di dời do nhà nước chịu 2/3, chính quyền địa phương chịu 1/3. Như vậy, có thể thấy tính mạng và lợi ích của người dân đã được quan tâm khá chu đáo ở Nhật Bản.

Qua phân tích ví dụ thực tế chứng minh trên, có thể nhận thấy những điểm nổi bật trong “tính cách dân tộc” của người Nhật Bản như sau:

- Đoàn kết, giữ vững kỷ luật, trật tự xã hội, xuất phát từ “tinh thần tập thể” và lòng kiêu hãnh, trọng danh dự.

- Khả n ng chịu đựng gian khổ, sự nhẫn nại và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

- Sự phục tùng, tin tưởng của nhân dân vào bộ máy chính quyền nhà nước. Sự trung thành tuyệt của người công nhân với lợi ích của công ty.

- Lịch sự, tự chủ, tránh làm phiền người khác.

Tất cả điều này đều là những đ c trưng tâm lý, tính cách dân tộc Nhật Bản nhờ vào sự đóng góp của hệ thống giáo dục thời cận đại và hiện đại.

Đối với Việt Nam, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành di sản vô giá, truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc. Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, trọng nhân nghĩa, khoan dung, đùm bọc yêu thương nhau đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người con đất Việt, trở thành lẽ sống, chất kết dính gắn bó các thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam bất luận trong hoàn cảnh nào, đã kết thành sức mạnh vô địch, đưa dân Việt Nam vượt lên mọi khó kh n, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kỳ tích vẻ vang. Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng phong phú, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát thành tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc và nhấn mạnh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Từ những gì người Nhật đã thể hiện, điều quan trọng nhất và cần thiết nhất chúng ta có thể học hỏi là cách xây dựng niềm tin của họ. Không thể nói rằng người Việt Nam ý thức tập thể kém hay thiếu tinh thần dân tộc. Dân tộc Việt Nam không phải một dân tộc yếu hèn, trong chiến tranh chúng ta đã làm nên những kỳ tích khiến cả thế giới phải kính nể, đó cũng là nhờ có một niềm tin tất thắng mà cả dân tộc đoàn kết mới tạo nên một sức mạnh như vậy. Nhưng để l p lại những kỳ tích đó trong thời bình, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay - một lần nữa, vấn đề niềm tin được đặt ra và có lẽ còn nhiều điều chúng ta cần học hỏi dân tộc Nhật Bản để phát triển.

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính sách phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản từ sau năm 1945 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)