Thời kì bị chiếm đóng (từ năm 1945 đến 1952)

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính sách phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản từ sau năm 1945 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 43 - 46)

7. Cấu trúc của KLTN

2.2. Thời kì bị chiếm đóng (từ năm 1945 đến 1952)

Sau Thế chiến thứ 2, Hệ thống giáo dục ở Nhật đã có rất nhiều thay đổi. Năm 1947, Luật cơ bản về giáo dục được ban hành đặt ra mục đích:

Giáo dục phải nhằm mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách, phẩn đẩu nuôi

dưỡng một dân tộc lành mạnh về tinh thần và thể chẩt, một dân tộc yêu công lý và sự thật, đánh giá cao các giá trị cá nhân, tôn trọng lao động và có ý thức sâu sắc về trách nhiệm và th m nhuần tinh thần độc lậ , để xây ựng

một nhà nước và xã hội hoà bình"6. Để đạt được mục tiêu này, nguyên tắc

giáo dục bình đẳng được đ t lên hàng đầu. Điều này có nghĩa là, lần đầu tiên trong lịch sử, mọi người dân Nhật Bản có quyền như nhau trong việc tiếp thu giáo dục phù hợp với khả n ng của bản thân, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, giới tính, địa vị xã hội, điều kiện kinh tế hay nguồn gốc gia đình. Theo đó, hệ thống giáo dục đã được thay đổi theo mô hình của Mỹ 6-3-3-4: 6

năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông và 4 năm đại học. Giáo dục bắt buộc ở cấp tiểu học và trung học cơ sở đã tạo điều kiện cho mọi trẻ em từ 6 đến 15 tuổi được học tập miễn phí, nâng tỷ lệ phổ cập giáo dục ở Nhật Bản lên đến 99,98%, một tỷ lệ cao so với các nước Âu Mỹ. Ngay cả đối với trẻ em bị khuyết tật và chậm phát triển, việc học tập cũng luôn luôn được khuyến khích và các điều kiện học được nhà nước đảm bảo giống với những trẻ em bình thường khác. Quá trình dân chủ hoá giáo dục đã tạo điều kiện cho giáo dục Nhật Bản phát triển về mọi mặt [2 3]. 6

Về quy mô, giáo dục được mở rộng ở tất cả các bậc học, ngành học. So với hệ thống giáo dục trước Thế chiến thứ hai, hệ thống này đã có sự thay đổi lớn, đạt được tính thống nhất cao hơn. Cụ thể là:

Ở bậc mẫu giáo: Nhật Bản chú trọng tới việc giáo dục trẻ em ngay từ nhỏ. Một nền tảng nhận thức về thế giới xung quanh đã được chuẩn bị ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ tuổi.

Ở bậc tiểu học và trung học cơ sở (giáo dục bắt buộc ): Nhật Bản đã thực hiện mô hình giáo dục của Mỹ 6-3-3-4 với 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông và 4 năm đại học. Chương trình giáo dục bắt buộc cũng tăng từ 6 năm đến 9 năm, đưa tỷ lệ học sinh thi vào trung học phổ thông lên đến 94,2 %, ngang với tỷ lệ của Mỹ. Năm 1998, tổng số học sinh tiểu học trên toàn quốc là 7.663.500 em và số học sinh trung học cơ sở là 4.380.600 em.

Ở bậc trung học phổ thông: Sau khi hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc, hầu hết học sinh học lên cấp ba. Các trường phổ thông trung học được chia làm ba loại: trường giáo dục phổ thông, trường dạy nghề và các trường đào tạo kết hợp. Tổng số học sinh ở cả ba loại trường này là 4.8 91.917 người, trong đó học sinh trường phổ thông chiếm khoảng 73,6%, học sinh trường nghề và trường đào tạo kết hợp khoảng 6,4%. Về cơ sở dạy học, tổng cộng có 5.427 trường, trong đó trường quốc lập là 17 trường, trường công lập địa phương nhiều nhất-chiếm tới 4.12 8 trường và số trường dân lập là 1.2 82 trường.

Khu vực giáo dục kỹ thuật - nghề nghiệp: đây thực chất là một chi nhánh của giáo dục phổ thông, nhằm thoả mãn nhu cầu về lực lượng lao động có học vấn khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển mạnh. Có 5 loại cơ sở đào tạo được nhà nước chấp nhận là: trường kỹ thuật, trường nông nghiệp,

trường thương mại, trường hàng hải và trường bổ túc (đào tạo không tách rời nơi sản xuất).

Ở khu vực đào tạo bậc cao: Số lượng trường đại học, cao đẳng, dạy nghề sau bậc trung học đã tăng nhanh từ sau Thế chiến thứ hai cùng với sự gia tăng đều đặn số sinh viên.

Về phương pháp giáo dục, cũng có sự thay đổi lớn. Nếu như trước 1945, các giờ học diễn ra theo hình thức giáo viên truyền thụ tri thức cho học sinh thì giờ đây lý luận “học sinh là trung tâm” được nhấn mạnh. Độc lập trong tư duy và tự do trong tinh thần trở thành những phẩm chất của người học sinh mơ ước. Bộ Giáo dục Nhật cũng chuyển từ chế độ “Sách giáo khoa quốc định” sang “chế độ sách giáo khoa kiểm định” và công nhận quyền tự do trong thực tiễn giáo dục của giáo viên. Trong quá trình giáo dục, môn nghiên cứu xã hội (Social Studies ), một môn học hoàn toàn mới có nguồn gốc từ Mỹ, được đưa vào cả ba cấp học phổ thông.

Trong cuộc cải cách giáo dục toàn diện nói trên, môn nghiên cứu xã hội, môn học tích hợp lịch sử, địa lý, công dân trở thành nơi Bộ giáo dục và các nhà cải cách đặt nhiều kỳ vọng. Trong vai trò là môn học góp phần chủ yếu trong công cuộc tái khai sáng quốc dân, môn nghiên cứu xã hội đã thể hiện tập trung và cụ thể triết lý của nền giáo dục mới. Văn bản chỉ đạo mang tên “Hướng dẫn học tập môn Xã hội” năm 1947 của Bộ giáo dục Nhật Bản nhấn mạnh: “nếu như biết duy trì sự độc lập của bản thân, biết hưởng thụ cuộc sống thực sự ... thì có thể lý giải được mối quan hệ cùng tồn tại với cuộc sống của người khác và có thể có được ý chí mãnh liệt muốn làm cho cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn. Mục tiêu của môn học giờ đây là những công dân có tư duy độc lập, có tinh thần phê phán. Đó là những “con người không bị đánh lừa bởi đám đông thời thế”, “con người không bị mê ho c bởi sự tuyên truyền dối trá”. Những con người ấy “không những không xâm

phạm người khác mà còn chủ động mở rộng một cách tích cực những điều mình nghĩ tốt đẹp ra xung quanh” [23]. Để đạt được mục tiêu giáo dục nói trên, nội dung và phương pháp giáo dục môn nghiên cứu xã hội được nghiên cứu rất kỹ. Nội dung và phương pháp giáo dục này nhấn mạnh tính chủ thể của học sinh, coi trọng trải nghiệm trong cuộc sống của học sinh và đặt trọng tâm vào học tập giải quyết các vấn đề thiết thực đối với các em. Trong “học tập giải quyết vấn đề” này sự “nhồi nhét” tri thức, “truyền đạt tri thức” bị loại trừ. Ở đó, học sinh không tiếp nhận thụ động, vô điều kiện các tri thức mà giáo viên đưa ra, coi nó là chân lý tuyệt đối mà học sinh dưới sự trợ giúp, hướng dẫn của giáo viên sẽ phải tìm kiếm các tri thức từ nhiều nguồn khác nhau và biến nó thành tư duy của mình. Có thể nói giáo dục môn Nghiên cứu Xã hội trong giai đoạn này đã chuyển từ “truyền đạt tri thức” sang hình thành và phát triển n ng lực nhận thức khoa học cho học sinh.

Điểm nổi bật trong hệ thống giáo dục Nhật Bản giai đoạn này là cải cách giáo dục không theo kiểu chấp vá, mà áp dụng nền giáo dục tốt nhất thời bấy giờ cho từng cấp học. Đó là mô hình Hà Lan cho giáo dục tiểu học, mô hình Pháp cho giáo dục trung học và mô hình Mỹ cho giáo dục đại học.

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính sách phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản từ sau năm 1945 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)