0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Những năm 80 thế kỉ XX đến nay

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NHẬT BẢN TỪ SAU NĂM 1945 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 48 -55 )

7. Cấu trúc của KLTN

2.4. Những năm 80 thế kỉ XX đến nay

Từ khoảng những năm 1980 trở đi, hệ thống giáo dục Nhật Bản đã tỏ ra ngày càng bất cập, có những yếu tố không còn phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước cũng như môi trường cạnh tranh quốc tế và khu vực.

Thứ nhất, chức năng giáo dục của gia đình và cộng đồng đã suy giảm đáng kể. Trong trường học, các tệ nạn: bỏ học, bạo lực và các hành vi lệch chuẩn đạo đức đã gia tăng nhanh.

Thứ hai, xu hướng nhiều thanh niên thờ ơ với những vấn đề xã hội ngày càng gia tăng. Môi trường sống của các em nhỏ cũng đang có nhiều thay đổi theo hướng chúng bị mất dần những cơ hội giao tiếp để tạo dựng các mối quan hệ với cộng đồng xã hội xung quanh.

Thứ ba, do việc giáo dục mang tính bắt buộc, “nhồi nhét” kiến thức và chủ nghĩa bình quân quá mức đã phản tác dụng làm tổn hại đến giáo dục, làm cho giáo dục không còn phù hợp với khả n ng và cá tính n ng động của m i học sinh, thậm chí có nguy cơ biến học sinh thành những “người máy” chỉ biết làm theo mệnh lệnh và công thức cứng nhắc.

Thứ tư, trong tình hình cạnh tranh kinh tế, xã hội, khoa học - kỹ thuật, quá trình toàn cầu hóa kinh tế và thông tin hóa... ngày càng quyết liệt, nên toàn bộ hệ thống giáo dục hiện hành từ giáo dục phổ thông đến giáo dục cao đẳng dạy nghề, đại học, sau đại học lẽ ra cũng chịu ảnh hưởng phải thích ứng theo để cùng cạnh tranh và phát triển thì trên thực tế chưa thể đáp ứng được yêu cầu đó, dẫn đến tình trạng nhiều người tuy có đủ bằng cấp, chứng chỉ song lại bất cập trước những công việc mà xã hội yêu cầu.

Không những thế, cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng kéo dài suốt từ cuối những năm 8 0 cho đến năm 2003 mới hồi phục dần. Tuy tăng trưởng trở lại nhưng tốc độ tăng GDP bình quân hằng năm vẫn dưới 2 % - 3%. Rõ ràng, không chỉ trong lĩnh vực giáo dục mà hầu hết các lĩnh vực khác: chính trị, văn hóa, xã hội...đều đã và đang phải tiến hành cải cách; hay nói cách khác, cho đến nay Nhật Bản vẫn đang trên đường cải cách. Cuộc đại cải cách giáo dục lần thứ ba được Chính phủ Nhật Bản tiến hành từ năm 1986 và kéo dài cho đến nay.

Vào những năm cuối của thế kỷ XX, Nhật Bản có sự thay đổi trong việc phân bổ các trường đại học trên khắp cả nước: đại học công lập phải thỏa mãn nhu cầu nhân lực quốc gia, đại học địa phương phải thỏa nhu cầu nhân lực cấp tỉnh và huyện, đại học tư thục thỏa nhu cầu nhân lực thị trường.

Để chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI, năm 1984 Nhật Bản tiếp tục tiến hành cải cách giáo dục với tư tưởng chủ đạo là hình thành hệ thống giáo dục suốt đời (life-long learning), xây dựng xã hội học tập, chuẩn bị một thế hệ trẻ phát triển toàn diện, n ng động, tự chủ, sáng tạo, đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội hiện đại trong nền kinh tế tri thức với quá trình toàn cầu hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của Nhật Bản trên trường quốc tế. Nhờ đa dạng hóa các chương trình giúp Nhật Bản đạt được các kết quả cao trong các kỳ đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế PISA (Programme for International Student Assesment) trong các năm 2000, năm 2003, năm 2006 và những năm gần đây.

Giáo dục đại học của Nhật Bản được “mở rộng” bắt đầu từ những năm 1960 - đặc trưng bởi sự phát triển kinh tế nhanh. Hệ thống giáo dục Nhật Bản bao gồm 3 khu vực: quốc gia, tư thục và nhà nước địa phương cấp tỉnh). Năm 2008, Nhật Bản đã có đến 589 trường đại học tư thục, khoảng 86 đại học công lập cấp quốc gia (theo thể chế National University Corporation - NUC) và 90 đại học công lập địa phương (với thể chế Public University

Corporation- PUC). Phần lớn chi tiêu quốc gia dành cho giáo dục đại học công lập NUC ( chiếm gần 1.3% GDP), mặc dù phần lớn sinh viên đang theo học ở các đại học tư thục. Trước năm 1998, sự phân bố các trường đại học phải đáp ứng được tiêu chí là: Đại học công lập thỏa mãn nhu cầu về nhân lực quốc gia; Đại học địa phương - thỏa mãn nhu cầu nhân lực cấp tỉnh và huyện; Đại học tư thục - đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trường. Tuy nhiên, sự phân bố như vậy càng bị phức tạp hóa hơn do tác động của “sự phân hóa chức năng” các trường đại học dẫn đến việc xóa bỏ ranh giới giữa 3 khu vực. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ở Nhật Bản ngày càng nhiều, hiện chỉ đứng sau Mỹ (khoảng 50 %). Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc giáo dục của thế giới. N m , Nhật có 5 9 trường đại học tư thục, 9 0 trường công lập quốc gia, hơn 9 0 trường công lập địa phương. Tỷ lệ học sinh thi đ vào các trường đại học, cao đẳng ở Nhật Bản ngày càng nhiều, hiện ch đứng sau Mỹ khoảng 5 % . Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc giáo dục của thế giới [19].

Tuy nhiên, những sự lo ngại về cải cách giáo dục đã được tìm thấy trong các báo cáo được công bố từ 1985 đến 1987 bởi Hội đồng Cải cách Giáo dục Quốc gia ( được thành lập bởi thủ tướng chính phủ Yasuhiro Nakasone ). Điểm chính trong những bản báo cáo là: phản ứng với tình trạng quốc tế hoá giáo dục, đổi mới công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông, việc học lâu dài, khả năng thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Để tìm ra hướng đi mới cho những việc này, Hội đồng Cải cách Giáo dục đã đề nghị điều bao gồm: Thiết kế giáo dục cho thế k XXI; tổ chức một hệ thống cho việc học suốt đời; cải thiện và đa dạng hoá giáo dục cao cấp; nâng cao chất lượng và đa dạng hoá giáo dục tiểu học và trung học; nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng dạy; thích ứng với sự quốc tế hoá; thích ứng với thời đại thông tin; xem lại cấu trúc giáo dục, tài chính và quản lý [17].

Những điều này phản chiếu sự cải cách của cả nền giáo dục lẫn xã hội, trong tầm nhìn gắn giáo dục với cộng đồng. Sự cải cách này vẫn đang được tiếp tục cho đến ngày nay trong bối cảnh đất nước Nhật Bản gặp nhiều thách thức, nhất là trong suốt gần hai thập niên qua. Dù đến nay Nhật Bản vẫn còn được ghi nhận là cường quốc thứ hai, song theo nhiều nhà phân tích, vị thế đó cũng đã bị suy giảm. Vì thế, Nhật Bản phải n lực rất nhiều để tiến hành đồng thời các cuộc cải cách từng lĩnh vực, bộ phận trong tổng thể một cuộc đại cải cách chung của cả nước. Tuy đã đạt được những kết quả bước đầu, song cuộc cải cách đó vẫn đang còn phải tiếp diễn trong tiến trình thực hiện các mục tiêu cơ bản đã định ra. Có thể ghi nhận ở một số kết quả lớn nhất sau đây:

- Tiếp tục duy trì được xã hội học tập suốt đời: Trước nhiều khó khăn đối

với một đất nước vốn rất nghèo tài nguyên, ch có trông cậy vào nguồn nhân lực trình độ cao, say mê lao động và sáng tạo, cuộc cải cách giáo dục lần này đã đạt được kết quả rất quan trọng trong việc khơi dậy ý thức phấn đấu học tập và học tập suốt đời của thế hệ trẻ Nhật Bản đương đại. Thực tế là, người Nhật đã và đang thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục ở mọi cấp học, ngành học, ở cả các trường công, bán công và trường tư thục. Đồng thời họ cũng cho mở cả những trường đại học từ xa dựa trên cơ sở phát thanh và truyền hình, tạo cơ hội cho tất cả những người từ 1 tuổi trở lên đều có thể tham gia... Đương nhiên, rút kinh nghiệm về những “lộn xộn” đã từng có từ việc chạy đua dạy thêm, học thêm, Bộ Giáo dục Nhật Bản ngay từ tháng 4-1990 đã soạn thảo một dự luật về vấn đề này, ngay sau đó dự luật này đã được Hạ Nghị viện Nhật Bản thông qua ngày 1-7-1990 với tên chính thức của Bộ Luật đó là: “Luật về duy trì hệ thống khuyến khích học tập suốt đời”.

- Thực hiện chú trọng cải cách giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Xuất

phát từ quan điểm coi đây là những lứa tuổi khởi đầu rất quan trọng của đời học sinh không ch về đào tạo kiến thức v n hóa cơ sở mà quan trọng hơn vẫn

là giáo dục hình thành nhân cách ở lứa tuổi này. Bởi vì nếu lứa tuổi này được giáo dục, đào tạo và hoàn thiện tốt sẽ là cơ sở tốt cho các bước phát triển tiếp theo. Cụ thể cho đến nay, các trường tiểu học và trung học cơ sở ở Nhật Bản đều đã thực hiện khá triệt để việc cải cách nội dung giáo dục theo hướng tăng cường sự phát triển năng khiếu, sở thích cá nhân học sinh trong việc tự do lựa chọn môn học và tạo các cơ hội bình đẳng về giới trong các hoạt động học đường. Bên cạnh hệ thống các trường chung có tính phổ biến, người Nhật cũng chú trọng xây dựng một hệ thống các trường đặc sắc (trường chuyên). ở các trường chung cũng đều hình thành các lớp đặc sắc (lớp chuyên). Điều lưu ý là, không chỉ ở các trường, lớp chung mà cả các trường, lớp chuyên đều đang có xu hướng rút gọn, giảm bớt các môn học không bắt buộc để t ng thêm số giờ học đối với các môn học chuyên hoặc tự do lựa chọn của học sinh. Tình trạng “nhồi nhét” kiến thức học thêm cũng đã và đang giảm dần...

- M ở rộng các cơ hội giáo dục bậc cao, thể hiện trước hết là việc tăng

cường các cơ sở đào tạo, kể cả các trường công, bán công và trường tư:

Nhờ vậy mà bước vào thế kỷ XXI, Nhật Bản đã có tới 622 trường đại học, 585 trường đại học ngắn hạn, trong khi đầu những n ăm 90 thế kỷ XX chỉ có 460 trường đại học và 536 trường đại học ngắn hạn. Cùng thời gian đó, số sinh viên đã tăng từ 1.734.080 lên 2.448.804. Đáng lưu ý là đào tạo sau đại học cũng tăng trưởng rất ngoạn mục. Số đại học viện đã tăng từ 279 lên 463 cơ sở, số nghiên cứu sinh cao học và tiến sĩ đã tăng từ 65.692 người lên

191.125 người... [17] Tuy còn nhiều vấn đề đặt ra trong việc cải cách giáo dục bậc cao, song nhìn chung cho đến nay, hầu hết các cơ sở giáo dục - đào tạo đại học và sau đại học của Nhật Bản đều đã thống nhất được định hướng hoạt động đào tạo và nghiên cứu theo 4 mục tiêu sau:

2 - Tạo sự mềm dẻo và linh hoạt hơn trong hệ thống đào tạo và nghiên cứu khoa học để bảo đảm quyền tự chủ của các trường đại học.

3 - Cải tiến cơ cấu hành chính để làm rõ trách nhiệm ra quyết định và thực hiện quyết định.

4 - Cá thể hóa các trường đại học và không ngừng cải tiến hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học bằng cách thành lập một hệ thống đánh giá đa dạng.

Cuộc đại cải cách giáo dục thời kì này vẫn đang trên hành trình phát triển, chưa thể đạt tới những đỉnh cao có tính bước ngoặt và mang lại những hiệu quả lớn lao đối với sự phát triển chung của Nhật Bản như hai thời kì đại cải cách giáo dục trước. Bởi vì cho đến nay Nhật Bản vẫn còn phải vượt qua nhiều thách thức lớn của một cuộc đại cải cách trên tổng thể nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó thách thức lớn nhất là làm sao giữ vững ổn định chính trường, để từ đó có thể tiếp tục tập trung thực hiện tốt hơn nữa những cuộc cải cách còn đang dang dở, trong đó có cuộc cải cách giáo dục.

CHƯƠNG III:

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO

VIỆT NAM TRONG VẤN ĐỀ PHÁT

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NHẬT BẢN TỪ SAU NĂM 1945 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 48 -55 )

×