L Ơ MỞ ĐẦU
8. Cấu trúc của khóa luận
3.1.2. Cách thực hiện
Trong phần này, tôi sẽ giới thiệu cách tự học bằng phương pháp Shadowing ví dụ với 2 quyển Honsatsu và quyển bản dịch sơ cấp 1. Dựa trên các tài liệu tham khảo, tôi đã phân tính và tổng hợp cách thức tự luyện tập bằng phương pháp Shadowing cho SV với hai ví dụ về phát âm từ vựng và giao tiếp từ mẫu câu
3.1.2.1. Luyện tập phát âm từ vựng
Trong quyển bản dịch, tất cả các từ vựng được liệt kê theo từng bài và phù hợp với từng ngữ pháp được đưa ra trong bài đó. Bên cạnh đó, các từ vựng đều được giải thích nghĩa rất rõ ràng và dễ hiểu.
Bài 1 L Từ vựng b f : l ¡b/il/cfc h*£tz *><r> ụx. (f><r) *'*) -l'¿ $ J: ■> I L VV'Xy l <*V'X/ >'U»í ? L * ưx Ĩ \ ' L T/OỈ £H (**£) - ỉ IX -ÍẾ: 4ÌỈI‘( ỉ i v x <0) ijd) A (3fe<75 WÍA <H±S ¿* mw K é 0t£# ** chúng tôi, chúng ta anh/chị, òng/bả, bạn (ngôi thứn số ft) ngưòỉ kia, người dó
( r<fcd) 4 '/c J lỉi cách nỏi licit sự của ff>0) ĨA K j.vfkla)
các anh d)ị, các ông hà, các hận, quý vỊ anh, chị, ông, bà (cách gọi người khác một cách lịch sự bằng cách thêm từ này VỀO sau tân cùa
wail? I Ì U * > Ì L T , &ỊL T -tV b%*ĩ\i 7 IT. X ì V t i K i H M y i t Ỷ Ì * € i * ‘ l b l< [fc«v'li?]. — tuổi
mấy tuồi, bao nhiêu tuồi ( F f c " 4 là cách nóHKhỉựcủa f í t 'A í i 'J )
vâng, dạ khống xỉn lit,... Tền anh/chị là gì?
Rắt hin hạnh được gập anh/chị (Đây tả lờl chào với người lần đàu ticn gặp, là CÂU nói đầu tiên trước khi gWf thiệu vè mlnbo
Rất mong dược sư giúp dờ của anh/chỊ, rất vu( được làm quen vdi anh/chị (Dừng lầm câu kết người dứ)
(hậu tố thỉm vào sau tên cùa trẻ em thay cho (hậu t ỉ thêm vào sau tẳn của em trai)
ĩ í u ĩ . U c .
Đảy là anh/chị/ông/bà (Tôi) dén từ
(hậu tố mang nghĩa "người (nước) ví dụ |"T
/ ụ fỉ u X/J ; người Mỹ) T / M # Mỷ
A*')7, Anh
thầy/cô (không dừng khi nói vỀ nghè nghiệp giảo viên cùa minh)
giáo viên học sinh, sinh vién
A W A V K * - > 7 m ẮnĐỘ Indonesia Hàn Quốc TbẮiUn nhân viên công ty
nhân viôn Công ty - (dùng kèm theo tên càng ty; vl du O M C D L t r i ' / J )
¥ ■
YA"S Trung Ọuic Đức
nhăn viên ngăn hàng Nhật Bản bác sỉ 7 7 'sx Pháp nhà nghiên cửu Braxln
kỷ sư ì Y b i ^ / i í m tên các tníỡng dại học (giả tưỏng) dại học, trường đại học 1 M C / ^ V - ầ A /y ỹ i S / H T - tẻn các công ty (già tưởng) bệnh viện A K C tẽn một tả chức (giả tưởng)
ténmột bệnh viện (giả tưởng) điện, đèn điện
ai ( r £*£?:} là cách nói lịch sự của r fcít-J, v|
Hình 3.6: Từ vựng bài 1 trong quyển bản dịch [2]
Đối với việc học từ vựng tiếng Nhật, không chỉ cần phải học thuộc mặt chữ và nghĩa mà còn phải nắm bắt được phát âm và trọng âm chính xác. Với phương pháp Shadowing, không chỉ giúp SV nắm được ý nghĩa cũng như có thể phát âm chính xác. Để có thể luyện tập Shadowing, điều quan trọng nhất chính là chuẩn bị tài liệu, phần mềm nghe. Giáo trình này hiện nay được phổ biến rất rộng rãi nên việc tìm kiếm hoàn toàn rất dễ dàng. Có thể sử dụng CD; dữ liệu mềm lưu trong máy tính, điện thoại; các video trên trang web, kênh video youtube,...; các ứng dụng trên các thiết bị thông minh;...Các bước luyện tập theo phương pháp Shadowing như sau:
(A) Đầu tiên, kích thích não bằng âm thanh. Cụ thể là sẽ bắt đầu với việc nghe từ vựng trước. Đừng vội xem qua giáo trình mà hãy tập trung, chú ý nghe thật kỹ cách phát âm. Như vậy giúp ta có thể hình dung ra được câu từ ngay trong đầu. Lưu ý chỉ nghe qua từ 1 - 2 lần để quen với âm thanh từ
vựng. Nếu có thể, ta nên cố gắng thực hiện Silent Shadowing hoặc Mumbling theo CD.
(B) Sau đó, xác nhận ý nghĩa của từ vựng. Nhìn từ vựng, cố gắng hình dung lại cách từ vựng đó được đọc như thế nào và kiểm tra lại ý nghĩa của từ đó. Ở bước này ta chỉ cần hình dung trong trí nhớ, không cần thiết phải đọc lên.
(C) Tiếp theo, ta kết hợp cả hành động nghe, xác nhận nghĩa và đọc lại theo CD. Ban đầu, vì tốc độ đọc của CD khá nhanh nên không thể tránh khỏi tình trạng không theo kịp. Do đó, phải thực hiện từng từ một. Sau khi nghe xong một từ, tạm dừng lại, xác nhận ý nghĩa và đọc lại (bước này khá giống với kỹ năng Repeating). Dần dần sẽ đẩy nhanh tốc độ cho đến khi không cần tạm ngừng nữa.
(D) Cuối cùng, ta kết hợp thực hiện Synchronized Reading và Prosody Shadowing. Khi đã bắt kịp được tốc độ của CD, ta có thể thực hiện đọc song song với CD. Đồng thời Shadowing bắt chước trọng âm, nhịp điệu của từ. Khi đọc đồng bộ với CD, ta có thể dễ dàng nhận biết được điểm sai trong phát âm của bản thân về từ vựng đó và nhanh chóng điều chỉnh để giống với từ vựng nghe được từ CD. Cứ thực hiện lặp đi lặp lại khoảng
10 phút mỗi ngày.
Với phương pháp Shadowing được thực hiện qua 4 bước nêu trên, SV có thể tự luyện tập và cải thiện phát âm. Hơn nữa, phương pháp này giúp SV cải thiện kỹ năng nghe và giải quyết được vấn đề liên quan đến viêc học từ vựng. Qua việc luyện tập lặp lại với Shadowing, từ vựng sẽ được ghi nhớ từ từ, giúp SV học thuộc dễ dàng. Không những thế, việc luyện tập hằng ngày còn giúp SV ôn tập lại kiến thức. Tuy nhiên, khó khăn khi thực hiện phương pháp này là phải có tính kiên trì và liên tục. Để đạt được hiệu quả cao thì SV phải thực hiện mỗi ngày cho dù muốn
hay không. Nếu SV có thể thực hiện được thì sẽ dần dần tạo ra được một thói quen tự giác học tập. Điều này rất cần thiết đối với đại bộ phận SV hiện nay.
.1.2.2. Luyện tập giao tiêp từ các mẫu câu
Hầu hết SV đều khó khăn trong giao tiếp tiếng Nhật và việc tự luyện tập giao tiếp lại càng khó nếu như không có giáo viên hướng dẫn. Trong phần này, tôi sẽ giới thiệu về cách tự luyện tập bằng phương pháp Shadowing và sử dụng kết hợp 2 quyển Honsatsu và bản dịch.
Trong quyển Honsatsu, tôi sẽ sử dụng phần (bunkei), (reibun), ^ oỄ (kaiwa), w w C (renshuu C) và kết hợp với phần Mẫu câu, Ví dụ, Hội thoại trong quyển bản dịch.
Mẩu câu
1. Tôi ỉà Mike Müler.
2. Anh Santos không phải là sinh viên. 3. Anh Miller có phải là nhân viền công ty không7 4. Anh Samo« công là nhân viện cdng ty. Ví dụ
1. Anh có phải là anh Mike Müler không? * ' -Vàng, tôi lã Mike Miller.
2. Anh Miller có phải lã sinh viên không? -Không, tôl không phải là sinh viên.
Tôi là nhân viên công ty. 3. Ông Wang có phải là kỹ sư không?
---Không, ông Wang không phải là kỹ SƯ. ỏng ấy là bác sĩ.
4. VỊ kia là ai?
-- •Đó là Ông Watt. Ỏng áy lả giảng viên cùa Trường Đ^i học Sakurà. 5. Em Teresa mấy tuổi?
- •Em 9 tuồi.
Hội thoại
Rắt vu ì được làm quen với chị
Sa to; Chào anh! Yamada: chào chi!
ChỊ Sato, đáy là anh Mike Miller.
MQlen Rất vui được làm quen với chj. Tôi là Mike Miller. Tôi đến từ Mỹ.
Rái mong sẽ nhận được sự giúp đỡ của chị. Sato: Ttìi là Sato Keiko.
Rất vui được làm quen vộỉ anh.
Hình 3.10: Mẫu câu, Ví dụ, Hội thoại trong quyển bản dịch [2]
Ưu điểm ở giáo trình này là trong một bài có rất nhiều mẫu câu ví dụ được đưa ra, giúp người học có cái nhìn cụ thể hơn về mẫu ngữ pháp được học trong bài. Bên cạnh đó, các từ vựng được sử dụng trong các mẫu câu, ví dụ đều nằm trong phạm vi bài học (bao gồm các từ vựng từ bài đầu tiên cho đến bài học hiện tại) giúp người học sử dụng tốt kiến thức đã học và không gây căng thẳng.
Cách luyện tập giao tiếp với mẫu câu bằng phương pháp Shadowing khá giống với luyện tập phát âm từ vựng ở phần trên nhưng sẽ luyện tập theo từng phần và kỹ năng sẽ khác nhau.
Đầu tiên, phần Bunkei, Reibun sẽ là lựa chọn đầu tiên vì cả 2 phần này cung cấp cơ bản nhất cả về ngữ pháp và từ vựng:
(A) Giống như luyện tập phát âm, trước tiên ta nghe (không xem giáo trình) để nắm bắt âm điệu và thực hiện Silent Shadowing. Khác với từ vựng, mẫu câu là một cấu trúc hoàn chỉnh. Do dó khi bắt đầu luyện tập sẽ rất khó khăn, để não bộ có thể xử lý âm thanh và hình dung được phải mất một khoảng thời gian. Ban đầu chỉ nên thực hiện Silent Shadowing để có thể bắt kịp được tốc độ đọc. Ở bước này nên thực hiện ít nhất 3 lần.
(B) Bắt đầu nhẩm theo CD nhưng không nhìn giáo trình. Quá trình này giúp kích thích thính giác , người học phải tập trung nghe để có thể nhẩm theo chính xác. Kỹ năng này giúp nâng cao khả năng nghe khá hiệu quả.
(C) Xác nhận lại mẫu câu trong giáo trình và thực hiện Parallel Reading. Việc xác nhận lại sẽ giúp người học nhận thức được mẫu câu, từ đó giúp nhận dạng chính xác bản thân đã nghe thấy gì. Đồng thời kết hợp với đọc song song sẽ giúp lưu giữ mẫu câu trong trí nhớ, giúp nhớ mẫu câu một cách dễ dàng và bắt kịp tốc độ nói.
(D) Thực hiện Prosody Shadowing. Sau khi xác định đúng mẫu câu, bước quan trọng tiếp theo là Shadowing theo nhịp điệu. Kết hợp với việc đọc song song sẽ giúp người học điều chỉnh để mô phỏng chính xác ngữ điệu, đồng thời giúp người học năng cao kỹ năng nghe và nói qua việc thực hiện đồng thời cả 2 hành động nghe và nói cùng lúc.
(E) Sau khi nắm bắt được nhịp điệu và bước đầu có thể nói khá tự nhiên. Sử dụng quyển bản dịch để xác nhận nghĩa. Điều này giúp người học nắm bắt ngữ nghĩa và bối cảnh. Cuối cùng thực hiện Contents Shadowing. Sau khi đã nắm bắt được nhịp điệu và tốc độ, Shadowing theo ngữ nghĩa bối cảnh sẽ giúp người học hiểu rõ ý nghĩa và cách sử dụng của mẫu câu.
(F) Sau khi hoàn tất luyện tập Shadowing, thu âm lại (thực hiện Shadowing lại mẫu câu mà không cần nhìn giáo trình) và so sánh kết quả với CD hoặc nhờ giáo viên hỗ trợ.
Tiếp theo, ta sẽ luyện tập đến Renshuu C. Ở phần Bunkei, Reibun chủ yếu là các câu đơn riêng biệt hoặc câu đối đáp đơn giản thì ở Renshuu C sẽ khó hơn với một đoạn hội thoại ngắn. Hơn nữa, ngoài câu ví dụ đầu tiên thì giáo trình còn cung cấp thêm 3 ví dụ khác (như hình 2.9) để người học có thể luyện tập nhiều hơn. Đó là ưu điểm của phần này. Nhưng khi áp dụng phương pháp Shadowing thì sẽ tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, mẫu câu trong Renshuu C khá giống với phần Bunkei, Reibun, từ vựng sử dụng hoàn toàn là các từ trong bài. Bởi vì ta đã thực hiện luyện tập Shadowing từ vựng, Bunkei, Reibun trước đó, nên luyện tập ở phần này có lẽ khá dễ dàng. Ở phần này, cách thực hiện gồm 6 bước giống như trên, nhưng ta sẽ tập trung luyện tập Prosody Shadowing và Contents Shadowing, kết hợp với Parallel Reading sẽ mang lại hiệu quả cao. Có thể nói Renshuu C chính là những đoạn hội thoại ngắn thường dùng, cho nên chỉ cần tập trung Shadowing nhịp điệu và ngữ nghĩa sẽ giúp người học có thể giao tiếp cơ bản chính xác nhất. Hơn nữa, ta có thể sử dụng các từ vựng đã được học qua Shadowing ban đầu để thay thế cho các từ ví dụ được đưa ra. Như vậy, người học sử dụng linh hoạt mẫu câu hơn và không bị rập khuôn như trong giáo trình. Lưu ý vì đây là đoạn hội thoại giữa 2 người nên ta có thể lựa chọn Shadowing theo một người và sau đó đảo ngược lại. Việc này giúp ta luyện tập phản xạ để bắt kịp tốc độ.
Sau cùng, luyện tập Shadowing với phần Kaiwa. Phần này khác hoàn toàn so với 3 phần trước. Đây là một đoạn hội thoại dài với nhiều nhân vật tham gia. Do đó cách thực hiện có thể hơi khác một chút. Tuy nhiên lợi thế ở phần này chính là có video tham khảo. Đây chính là ưu điểm rất lớn. Không những giúp người học hình dung ngay thái độ biểu đạt mà còn có thể hiểu được bối cảnh hội thoại. Các video này rất dễ tìm kiếm và khá phổ biến trên các trang mạng. Các video khá ngắn cho nên sẽ không gây căng thẳng khi luyện tập. Đặc biệt, hiện nay các video đã có thêm phụ đề cả tiếng Việt và tiếng Nhật nên người học có thể dễ dàng luyện tập trực tiếp ngay trên video.
Cách thực hiện Shadowing phần Kaiwa gồm các bước sau:
(A) Xem qua video 1 - 2 lần để nắm bắt mẫu câu. Không nên tạm ngừng sau mỗi câu mà hãy để video chạy liên tục để nắm bắt âm thanh cũng như làm quen với tốc độ nói.
(B) Sau khi đã quen với tốc độ của video, ta thực hiện Parallel Reading. Với phụ đề tiếng Nhật được thêm vào sẽ giúp người học có thể đọc song song và theo kịp với video.
(C) Thực hiện Prosody Shadowing và Contents Shadowing cùng lúc. Khi đã quen với mẫu câu, cũng như đã quen với cách thực hiện qua quá trình luyện tập ở các phần trước, ta sẽ tập trung Shadowing theo nhịp điệu, đồng thời xác nhận ý nghĩa của hội thoại. Vì là video nên người học có thể dễ dàng xác nhận ý nghĩa một cách cụ thể và rõ ràng.
Lưu ý: Kaiwa khá giống với Renshuu C, đều là đoạn hội thoại giữa 2 người trở lên nhưng khác nhau về độ dài. Cho nên ta vẫn có thể lựa chọn Shadowing theo một người và sau đó đảo ngược lại.