Phương pháp giảng dạy Listening

Một phần của tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiêng Nhật trình độ sơ câp bằng phương pháp Shadowing (Trang 25 - 27)

L Ơ MỞ ĐẦU

1.5.2.Phương pháp giảng dạy Listening

8. Cấu trúc của khóa luận

1.5.2.Phương pháp giảng dạy Listening

Điểm khó nhất trong Listening chính là làm sao để có thể bắt kịp được tốc độ của ngôn ngữ đang nghe. Và hiệu quả mà phương pháp này mang lại chính là cải thiện các điểm khó đó. Điều này đã được giải thích bằng các khái niệm đã nêu trên. Tóm lại, nếu ta lặp đi lặp lại các lời thoại được nghe thấy bằng Inner Voice với tốc độ nhanh thì ta có thể nâng cao được khả năng nghe hiểu. Để tránh thất thoát thông tin trong khi đang thực hiện nhắc lại các lời thoại nghe được thì ta chỉ

6 ORF - Oral reading fluency là khả năng đọc văn bản được kết nối một cách nhanh chóng, chính xác và có biểu hiện. Khi làm như vậy, không có nỗ lực nhận thức đáng chú ý nào liên quan đến việc giải mã các từ trên trang. Oral reading fluency là một trong những thành phần quan trọng cần thiết cho việc đọc hiểu thành công.

cần nắm bắt một lượng thông tin nhất định trong vòng lời thoại đó đủ để hiểu nghĩa, như thế thì khả năng hiểu nghĩa sẽ được nâng cao đáng kể. Phương pháp Shadowing cũng có cơ chế giống như thế, luyện tập Shadowing sẽ giúp ích trong việc sử dụng, chuyển hóa và xử lý hiểu ngữ nghĩa mà không bị thất thoát thông tin giống như việc chuyển các Inner Voice thành các âm thanh phát ra bằng miệng.

1.5.2.1. Hiệu quả giữa phương pháp Shadowing và phương pháp Dictation8

Theo báo cáo khảo sát của Tamai (1992)[18] được thực trên các đối tượng là các sinh viên người Nhật đang học tiếng Anh, các đối tượng này được chưa làm 2 nhóm, một nhóm thực hiện phương pháp Shadowing và nhóm còn lại sẽ thực hiện phương pháp Dictation. Kết quả cho thấy, nhóm thực hiện phương Shadowing có hiệu quả rõ rệt về khả năng nghe hơn nhóm thực hiện phương pháp Dictation.

1.5.2.2. Hiệu quả của Phương pháp Shadowing với trình độ của người học

Qua kết quả của các thí nghiệm để chứng minh hiệu quả đối với khả năng nghe của người học trong khóa học ngắn hạn có áp dụng phương pháp Shadowing như một trong những phương pháp giảng dạy Listening, Tamai (2005)[17] đã nêu rõ hiệu quả của phương pháp Shadowing trong việc nâng cao khả năng nghe hiểu. Tuy nhiên, khi phân tích kết quả của bài kiểm tra nghe, ông đã chia các đối tượng thí nghiệm thành các nhóm theo 3 mức trình độ Cao - Trung - Thấp. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả nâng cao khả năng nghe không đồng nhất và ở các nhóm trình độ thấp thì hiệu quả xuất hiện mạnh mẽ hơn so với các nhóm có trình độ Cao. Mặc dù Ông dự kiến kết quả thử nghiệm rằng một khi càng áp dụng luyện

8 Dictation Là một trong những kỹ thuật luyện nghe thường được sử dụng nhiều trong phương pháp dạy ngoại ngữ truyền thống, và cả hiện đại là chép chính tả

tập Shadowing thì cho thấy hiệu quả về năng lực nghe hiểu càng đồng đều, nhưng kết quả thực tế lại trái ngược với điều đó.

Trong nghiên cứu của Tamai (1992)[18], ông đã tiến hành các thí nghiệm về tính đồng nhất và tính phổ biến trong mức độ ảnh hưởng của phương pháp Shadowing bằng cách chia các đối tượng thành 3 nhóm theo trình độ khả năng nghe (Cao - Trung - Thấp). Kết quả, việc áp dụng Shadowing như một phương pháp giảng dạy Listening mang lại những ảnh hưởng tích cực được thấy rõ ở nhóm có trình độ Trung và Thấp, nhưng không thấy hiệu quả ở nhóm trình độ Cao. Nếu phương pháp Shadowing là một phương pháp mang lại hiệu quả vô điều kiện như một phương pháp giảng dạy Listening, chắc chắn rằng khi càng thực hiện phương pháp này thì càng thấy rõ được hiệu quả đồng nhất về khả năng nghe, nhưng vì một số lý do khách quan, có thể sẽ xuất hiện một phần trái ngược với dự đoán ban đầu.

Một phần của tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiêng Nhật trình độ sơ câp bằng phương pháp Shadowing (Trang 25 - 27)