Khái niệm “Giá trị pháp lý” được hiểu là hiệu lực pháp lý của một bộ luật hoặc một văn bản quy phạm pháp luật để thi hành áp dụng văn bản đó đối với mọi đối tượng liên quan, trong hệ thống văn bản pháp luật có văn bản tổng quát bao hàm văn bản riêng thể hiện thứ bậc cao thấp, phạm vi tác
động hoặc phạm vi điều chỉnh của văn bản về thời gian, không gian và về đối tượng áp dụng.
“Giá trị pháp lý của một văn bản” được xây dựng trên cơ sở pháp lý có hiệu lực về không gian trên phạm vi lãnh thổ cả nước, đối với công dân mang quốc tịch Việt Nam sống tại nước ngoài và thời gian cho đến khi văn bản pháp luật được sửa đổi bổ sung nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế, dòng lịch sử. Còn thời điểm mà văn bản pháp luật đó có giá trị pháp lý tùy thuộc vào người ra quy định có thể là kể từ khi ban hành, thời gian ghi trên giấy hoặc dựa trên mốc thời gian chung theo quy định của pháp luật.
Văn bản công chứng với tính chất của một văn bản công, có giá trị tương đương như một quyết định, bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Như vậy, Giá trị pháp lý của văn bản công chứng có thể hiểu là hiệu lực pháp lý của một văn bản do công chứng viên tạo ra, chứng nhận áp dụng thi hành đối với các bên liên quan theo quy định về luật công chứng và các bộ luật, luật liên quan.
văn bản công chứng có hai giá trị pháp lý rõ ràng là ở giá trị chứng cứ, các tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch không phải chứng minh và giá trị thi hành đối với các bên liên quan.