Quy định về cơ chế, thủ tục bảo đảm thực thi quy định về

Một phần của tài liệu Tài liệu Giá trị pháp lý của văn bản công chứng trong pháp luật (Trang 63 - 68)

trị thi hành của văn bản công chứng

Như đã phân tích ở phần 2.1.2 mặc dù Luật Công chứng đã quy định về hiệu lực thi hành của văn bản công chứng, nhưng giá trị này của văn bản công chứng vẫn chưa được coi trọng và phát huy hiệu quả trên thực tế, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do pháp luật hiện nay chưa có quy định pháp luật về cơ chế đảm bảo thi hành văn bản công chứng một cách đồng bộ, hiệu quả.

Để thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, thậm chí là quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hay phán quyết của Trọng tài thương mại, thì Nhà nước đều phải hình thành nên một cơ chế với đầy đủ các quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục và giao cho một cơ quan, tổ chức để tổ chức thực hiện. Ở Việt Nam, nhiệm vụ này được giao cho các cơ quan thi hành án dân sự và hiện nay các quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành án của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và quyết định của Trọng tài thương mại... được quy định tập trung trong Luật Thi hành án dân sự. Tuy nhiên, trong đạo Luật này chưa hề có quy định nào về thi hành văn bản công chứng, hay nói cách khác, chưa có cơ chế bảo đảm thi hành đối với loại văn bản này.

Mặt khác, trong một vài trường hợp mặc dù cách thức để thi hành văn bản công chứng đã được các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan quy định nhưng những quy định đó chưa đủ rõ ràng, cụ thể hoặc thiếu tính khả thi.

Để làm rõ nhận định vừa nêu, xin dẫn chiếu đến một vài quy định có liên quan đến giá trị thi hành của văn bản công chứng trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm, loại hình văn bản công chứng hiện đang chiếm một số lượng không nhỏ. Hiện nay, theo quy định tại Điều 299 của Bộ luật Dân sự 2015 thì trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm được xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Nhưng vấn đề ở đây là để xác định được chính xác khi nào bên có nghĩa vụ đã vi phạm nghĩa vụ đến mức phải xử lý tài sản bảo đảm luôn gặp rất nhiều trở ngại nếu như không nhận được sự đồng thuận, hợp tác của các bên bảo đảm. Chính vì vậy, từng trường hợp cụ thể dẫn đến việc phải xử lý tài sản bảo đảm cũng như phương thức xác định thường được các bên thỏa thuận, thống nhất ngay trong nội dung của hợp đồng thế chấp, tín dụng cũng như một số giấy tờ, tài liệu khác có liên quan. Như vậy, khi công chứng giao dịch bảo đảm, công chứng viên không chỉ tuân thủ nội dung Bộ luật dân sự 2015, luật công chứng 2014, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012… mà còn phải tìm hiểu kỹ nội dung rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác nhưng làm như thế nào để xác định chính xác, rõ ràng bên có nghĩa vụ đã vi phạm đến mức phải xử lý tài sản bảo đảm lại là một việc vô cùng phức tạp trên thực tế.

liên quan trong pháp luật tố tụng dân sự. Trước tiên, khi nói tới “những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh” theo Điểm c khoản 1 Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 khẳng định:

Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.

Như vậy, từ quy định trên có thể thấy sự thỏa thuận của các bên về những tình huống phải xử lý cũng như phương thức xử lý tài sản bảo đảm mặc nhiên là những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh và căn cứ vào Điều 5 Luật công chứng 2014, thì các tình huống dẫn đến việc phải xử lý và phương thức tài sản bảo đảm được ghi nhận trong hợp đồng thế chấp đã công chứng đương nhiên được pháp luật công nhận và bảo hộ.

Tuy nhiên, giấy tờ, tài liệu chứng minh đã tới lúc phải xử lý tài sản bảo đảm thì lại không có được giá trị pháp lý cao như vậy. Ví dụ bên cho vay hay còn có thể gọi là bên nhận bảo đảm đã giao đủ số tiền vay cho bên vay lại chỉ do chính các bên tham gia giao kết biện pháp bảo đảm thực hiện. Và tất nhiên, tình tiết, sự kiện được ghi nhận trong các loại giấy tờ. tài liệu kiểu này không được coi là tình tiết, sự kiện không phải chứng minh do vậy tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp rất lớn.

Ngoài ra, điểm khiến cho các giấy tờ, tài liệu kể trên có giá trị pháp lý không cao xuất phát từ việc các bên tạo lập những loại giấy tờ này có quyền, lợi ích mâu thuẫn với nhau. Ví dụ bên nhận bảo đảm khẳng định đã gửi thông báo đòi nợ cho bên bảo đảm nhưng bên bảo đảm lại cam đoan là chưa nhận được… Chính vì vậy, để xác định đã tới thời điểm phải xử lý tài sản bảo đảm

nhằm thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận bảo đảm vẫn cần phải được sự chấp nhận của bên bảo đảm “Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh”

khoản 2 Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trên thực tế cho thấy hầu hết các trường hợp bên nhận bảo đảm tự mình ấn định thời điểm phải xử lý tài sản bảo đảm mà chưa được sự đồng ý của bên nhận bảo đảm thường dẫn đến kiện tụng, khiếu nại hết sức phức tạp. Chính điều này dẫn đến hầu hết các điều khoản xử lý tài sản bảo đảm trong hợp đồng bảo đảm rất khó có thể thực hiện.

Nếu như trước đây cách thức xử lý tài sản bảo đảm được quy định rải rác thì đến Bộ luật dân sự 2015 các nhà làm luật đã đưa phương thức chung để xử lý tài sản bảo đảm (hay còn gọi là tài sản cầm cố và thế chấp). Điều 303 Bộ luật dân sự 2015 liệt kê các “phương thức xử lý tài sản cầm cố và thế chấp” bao gồm:

a) Bán đấu giá tài sản; b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; d) Phương thức khác [47].

Như vậy nhìn một cách tổng thể, ngoài các phương thức xử lý tài sản đã được pháp luật đề cập tới như bán tài sản bảo đảm, nhận chính tài sản bảo đảm... các bên tham gia giao kết giao dịch bảo đảm còn được phép tự do thỏa thuận các phương thức xử lý tài sản bảo đảm khác như cho bên thứ ba thuê tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm trực tiếp khai thác công dụng của tài sản bảo đảm... Riêng phương thức bán tài sản bảo đảm cũng có nhiều biến thể khác nhau như bên nhận bảo đảm trực tiếp bán hoặc ủy quyền cho bên thứ ba bán tài sản bảo đảm, hoặc bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm cùng phối hợp để bán tài sản bảo đảm hoặc ký hợp đồng với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để bán tài sản bảo đảm... Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là dù xử lý theo bất

kỳ phương thức nào thì trước hết bên nhận bảo đảm phải chứng minh được bên có nghĩa vụ đã “không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”, đồng thời một điều kiện nữa cũng không kém phần quan trọng đó là bên nhận bảo đảm phải nắm giữ trên thực tế “quyền chiếm hữu” tài sản bảo đảm. Rõ ràng đây là những vấn đề hoàn toàn không đơn giản, bởi lẽ:

Trong trường hợp thế chấp tài sản là bất động sản như đất đai, nhà ở. Trong khi đó, khoản 1 Điều 158 Bộ luật hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về “Tội xâm phạm chỗ ở của người khác” nêu rõ:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ; Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ; Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác [48].

Căn cứ quy định trên, hành vi thu giữ tài sản là nhà ở hoàn toàn có thể vi phạm pháp luật hình sự nếu bên nhận bảo đảm không thể chứng minh được việc thu giữ tài sản tuân thủ mọi quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, mặc dù Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã danh hẳn một điều (Điều 63) quy định để quy định khá chi tiết, cụ thể về “Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý”, theo đó, trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nêu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ

tài sản bảo đảm. Quy định là như vậy nhưng trên thực tế, vai trò của chính quyền địa phương trong việc thu giữ tài sản bảo đảm cũng chỉ dừng lại ở mức độ rất khiêm tốn, mờ nhạt.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giá trị pháp lý của văn bản công chứng trong pháp luật (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)