Văn bản công chứng là sự chứng nhận sự hợp pháp của ý chí, nó có giá trị chứng cứ và giá trị thi hành. Do ý nghĩa, giá trị pháp lý đó mà văn bản công chứng phải tuân thủ nghiêm ngặt những qui định về trình tự, thủ tục công chứng.
Thứ nhất, về Lời chứng của công chứng viên Điều 45 của Luật Công chứng đã quy định công chứng viên khi thực hiện công chứng phải ghi rõ "thời điểm, địa điểm công chứng, họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng", "người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự", "mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội", "chữ ký hoặc dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, giao dịch"... Quy định như vậy là phù hợp, thể hiện đúng bản chất của công chứng nội dung, đồng thời qua đó xác định cụ thể trách nhiệm của công chứng viên đối với việc công chứng.
Thứ hai, một số điểm mới với mục đích đáp ứng yêu cầu đơn giản hoá thủ tục công chứng tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu công chứng những vẫn đảm bảo sự chính xác trong việc xác minh người yêu cầu công chứng, sự việc được yêu cầu công chứng và giá trị pháp lý của văn bản sau khi được công chứng, cụ thể như sau:
- Người yêu cầu công chứng chỉ phải xuất trình bản chính của các giấy tờ để công chứng viên đối chiếu trước khi ghi lời chứng và ký vào hợp đồng, giao dịch mà không cần xuất trình bản chính ngay khi nộp hồ sơ yêu cầu công chứng.
thảo hợp đồng, giao dịch chỉ được thực hiện nếu có đề nghị của người yêu cầu công chứng để đảm bảo người yêu cầu công chứng hiểu rõ, đầy đủ và chính xác về nội dung hợp đồng, giao dịch.
Những điểm sửa đổi, bổ sung nêu trên tuy không lớn, song sẽ góp phần không nhỏ vào việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các công chứng viên trong quá trình hành nghề công chứng mà họ đã gặp phải trong thời gian qua.
Thứ ba, về thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp bất động Luật công chứng năm 2014 đã sửa đổi quy định này theo hướng việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản tiếp theo do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu thực hiện, trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đó chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hợp đồng thế chấp công chứng hợp đồng đó.
Thứ tư, về thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền đây là một điểm mới Luật công chứng năm 2014 quy định về trình tự, thủ tục khi công chứng hợp đồng ủy quyền, theo đó, khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.