Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư ở góc độ tài chính, Luận án sử dụng các mô hình kinh tế lượng được xây dựng từ các lý thuyết về đầu tư và lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
(1) Mô hình đầu tư tân cổ điển chỉ ra rằng, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư khi giá trị biên của vốn đầu tư còn dương. Từ lý thuyết này và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, Luận án sẽ sử dụng mô hình (1) để đánh giá hiệu quả đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp như sau:
ARPK!" = α + β#X!"$# + γ𝑍%&+ ε!" (1)
Trong đó: ARPK!"là giá trị sản phẩm biên của vốn đầu tư; X là vector chứa các biến đặc điểm của doanh nghiệp; và Z là vector chứa các biến đặc điểm về
ngành và môi trường vĩ mô.
(2) Từ lý thuyết gia tốc đầu tư linh hoạt, Luận án sử dụng mô hình (2) để đánh giá tác động của các yếu tố tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam.
∆ln(K!") = β∆lnS!"$# + γ𝐾'&$# + θX!"$#+ γ𝑍%&+ε!" (2)
Trong đó: S là doanh thu của doanh nghiệp i ở thời điểm t-1, K là tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp i ở thời điểm t; các biến trong vec tơ X và vector Z như của mô hình (1).
(3) Thống kê Q của Tobin ban đầu được sử dụng để các nhà đầu tư xem xét có quyết định vào đầu tư cổ phiếu của một doanh nghiệp niêm yết hay không. Về sau, các nghiên cứu lý thuyết đã mở rộng phạm vi áp dụng Q để đánh giá hiệu quả đầu tư của cả một khu vực doanh nghiệp hoặc một vùng. Theo cách đó, Luận án sẽ sử dụng mô hình (3) để phân tích hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam.
𝐼 𝐾'&
: = ∝( + 𝛽*𝑄'& + 𝜃𝑋'&$# + 𝛽𝑜𝑤𝑛'+ 𝜎𝑄'& ∗ 𝑜𝑤𝑛' + 𝛾𝑍%& + 𝑒'& (3)
Trong đó, 𝐼 𝐾'&
: là tỷ lệ thay đổi vốn đầu tư của doanh nghiệp; Q là ước lượng thực nghiệm của Tobin’s Q, vector X và Z như của mô hình (1).
Để đánh giá các yếu tố tác động tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, từ các nghiên cứu đã có, các yếu tố sau sẽ được xem xét để đưa vào mô hình đánh giá:
- Ở cấp độ doanh nghiệp, các yếu tố bao gồm: loại hình sở hữu của doanh nghiệp, địa điểm hoạt động, quy mô của doanh nghiệp, ngành sản xuất kinh doanh, sử dụng đòn bẩy tài chính và tín dụng thương mại.
- Ở cấp độ vĩ mô, các yếu tố tác động bao gồm: mức độ tập trung của thị trường và chỉ số đánh giá môi trường đầu tư nơi doanh nghiệp hoạt động.
Tóm tắt Chương 2:
Chương 2 trình bày các khái niệm và phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Theo đó, khái niệm đầu tư của doanh nghiệp được Luận án sử dụng là việc doanh nghiệp sử dụng vốn tích lũy (tài sản cố định) để thực hiện một mục tiêu kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận trong tương lai. Vốn đầu tư của doanh nghiệp là là nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu chuyển hóa thành tài sản cố định của doanh nghiệp được đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp theo nội hàm của chuyên ngành kinh tế phát triển là việc so sánh các chỉ số kết quả đầu tư của các khu vực doanh nghiệp phân theo loại hình sở hữu, để từ đó xem xét hiệu quả của chính sách tới từng khu vực doanh nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp được luận án đưa ra bao gồm các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong. Đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp là việc xem xét, đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và hiệu quả tài chính.
Luận án sử dụng kết hợp cả thống kê mô tả và các mô hình kinh tế lượng để đánh giá hiệu quả đầu tư và tác động của các yếu tố tới hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam giai đoạn 2005-2019.
Trong chương này, Luận án cũng trình bày các mô hình lý thuyết về hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Từ các lý thuyết đầu tư này, các mô hình đánh giá hiệu quả đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp sẽ được áp dụng trong Chương 3.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM