nghiệp giai đoạn 2021-2025
Trong giai đoạn 2021-2025, trong bối cảnh Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu rộng của các vấn đề quốc tế, phát triển bền vững trở thành xu hướng tất yếu để đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Do đó, định hướng phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2021-2025 cần chú trọng đến các thông lệ quốc tế và chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Cụ thể:
Phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân. Tạo mọi điều kiện thuận lợi phát
triển mạnh doanh nghiệp tư nhân để tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận bình đẳng các nguồn lực, nhất là về vốn, đất đai, tài nguyên. Thúc đẩy xã hội hoá sở hữu và sản xuất kinh doanh, khuyến khích phát triển các hình thức doanh nghiệp cổ phần. Trợ giúp để phát triển mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ gia đình, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin. Khuyến khích hình thành doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh và tham gia vào chuỗi giá trị trong và ngoài nước. Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu ban hành chính sách phát triển DN, nhằm hình thành lực lượng DN có quy mô vừa và lớn, đóng vai trò dẫn dắt trong các ngành kinh tế, tạo ra các sản phẩm chiến lược của quốc gia, khẳng định được thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế.
Trên quan điểm Nhà nước đảm bảo sự ổn định, nhất quán, dễ dự báo của chính sách; ổn định kinh tế vĩ mô; cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi, an toàn và thân thiện; đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả các DN, không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực, như: vốn, tài nguyên, đất đai... và đầu tư kinh doanh, trong giai đoạn 2021-2025, cần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các DN Việt Nam, hướng
đến mục tiêu có khoảng 20 - 25 doanh nghiệp tư nhân có giá trị trên 1 tỷ USD vào năm 2021.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung vào các lĩnh vực đảm bảo an ninh, quốc phòng và các lĩnh vực mà khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước không được làm. Nhà nước nên thoái toàn bộ vốn khỏi các doanh nghiệp hoạt động sản
xuất kinh doanh đơn thuần vì lợi nhuận. Với các doanh nghiệp mà nhà nước giữ cổ phần chi phối hoặc DN 100% vốn nhà nước: cần xây dựng cơ chế quản trị doanh nghiệp hiện đại và áp dụng trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp/phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tách bạch giữa hoạt động giám sát và quản trị đối với DNNN.
Về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: chính sách thu hút FDI cần tập
trung vào các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế mà doanh nghiệp tư nhân trong nước không làm được như: công nghệ cao, công nghệ vi sinh… Khuyến khích và tạo thuận lợi cho các dự án FDI sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường, sản phẩm có giá trị gia tăng và tỉ lệ nội địa hoá cao, và các dự án có chuyển giao công nghệ nguồn. Khuyến khích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các ngành công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, vật liệu mới, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, giống cây trồng, vật nuôi, đào tạo nhân lực và chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao… Có cơ chế ưu đãi linh hoạt đối với các dự án đặc thù. Khuyến khích thành lập các trung tâm nghiên cứu triển khai của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hạn chế và tiến tới ngừng tiếp nhận các dự án FDI sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên.