Pháp luật một số quốc gia về tội phạm khủng bố

Một phần của tài liệu Tài liệu Các tội phạm về khủng bố trong Bộ luật Hình sự (Trang 25 - 28)

Trung Quốc xác định pháp luật là nền tảng và phƣơng tiện đấu tranh hiệu quả đối với các tội phạm khủng bố. Hệ thống pháp luật nƣớc này hiện chƣa có đạo luật riêng quy định về phòng, chống khủng bố. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự Trung Quốc đã quy định 17 hành vi phạm tội liên quan đến tội phạm khủng bố với mức chế tài rất nghiêm khắc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có quy định về kiểm soát súng, vũ khí trong Luật kiểm soát súng, ngoài ra còn có Quy chế theo dõi, giám sát hóa chất nguy hiểm; quy chế về xuất khẩu hạt nhân nhằm quản lý,

kiểm soát các vật liệu nguy hiểm. Bên cạnh đó, nhằm phòng ngừa hành vi tài trợ, nhận tài trợ khủng bố, chính quyền Trung Quốc đã ban hành nhiều quy định quản lý chặt chẽ trong lĩnh vực tài chính, giám sát các nguồn hàng thƣơn mại và chống rửa tiền bằng các đạo luật và quy chế. Không chỉ tăng cƣờng về mặt pháp luật trong phòng, chống khủng bố, Trung Quốc còn áp dụng một số biện pháp nhƣ: tăng cƣờng bảo vệ các mục tiêu chủ chốt; thiết lập chế độ phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong các tình huốn khẩn cấp, kiểm soát vũ khí, vật liệu nổ, tăng cƣờng nhận thức của quần chúng nhân dân...

Liên Bang Nga là quốc gia đã phải gánh chịu rất nhiều các cuộc tấn công khủng bố nghiêm trọng và với vị thế chính trị của mình, nƣớc Nga cũng chính là một trong những mục tiêu tấn công chính của tội phạm khủng bố quốc tế. Nƣớc Nga đã ban hành một đạo luật riêng về chống khủng bố từ rất sớm. Luật liên bang về phòng, chống khủng bố 2006 là văn bản pháp lý quy định những nguyên tắc cơ bản chống khủng, bố, cơ sở pháp lý và tổ chức của việc chống khủng bố, hạn chế tối đa và loại bỏ những hậu quả của các biểu hiện khủng bố, cũng nhƣ cơ sở pháp lý và tổ chức của việc sử dụng lực lƣợng vũ trang Liên bang Nga trong đấu tranh với tội phạm khủng bố. Luật trên bao gồm 27 điều, với những vấn đề chung đƣợc quy định gồm: cơ sở pháp lý chống khủng bố, những nguyên tắc cơ bản chống khủng bố, các vấn đề cơ bản về mặt lý luận trong hợp tác quốc tế đấu tranh phòng, chống khủng bố; quyền hạn, nhiệm vụ, chức năng phòng chống khủng bố của Tổng thống Nga, Chính phủ Nga và các cơ quan hành pháp, tƣ pháp trong hệ thống chính trị của Liên Bang Nga... Ngoài ra, Luật Liên bang về phòng, chống khủng bố còn quy định cụ thể về phƣơng pháp thực hiện các chiến dịch chống khủng bố; bồi thƣờng thiệt hại do hành vi khủng bố gây ra; bảo hộ pháp luật cho ngƣời tham gia hoạt động phòng, chống khủng bố...

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đƣợc coi nhƣ mục tiêu tấn công trọng điểm của các tổ chức khủng bố quốc tế. Đặc biệt, xuất phát từ các chính sách quân sự, đối ngoại, Hoa Kỳ đã trở thành đối tƣợng thù địch của thế giới Hồi giáo

và các tổ chức cực đoan khác. Mặc dù, sở hữu tiềm lực quân sự, kinh tế hàng đầu thế giới nhƣng bản thân Hoa Kỳ đã phải trải qua những cuộc tấn công khủng bố gây hậu quả hết sức nghiêm trọng không chỉ trên lãnh thổ Hoa Kỳ mà còn cả với công dân của Hoa Kỳ và những mục tiêu đƣợc Hoa Kỳ bảo vệ trên toàn thế giới. Trƣớc những mối đe dọa trên, Hoa Kỳ đã thực hiện rất nhiều biện pháp đấu tranh phòng, chống khủng bố trong đó bao gồm cả việc ban hành và thực thi các chính sách pháp luật. Hoa Kỳ đã đƣa ra rất nhiều các chính sách pháp luật tập trung vào các vấn đề nhƣ đề cao các biện pháp an ninh nội địa (thành lập quỹ chống khủng bố, tăng cƣờng tài trợ cho trung tâm chu cấp công nghệ ở Cục điều tra liên bang...); đề cao các thủ tục giám sát, bảo vệ biên giới; chu cấp cho các nạn nhân của khủng bố, các nhân viên an ninh và gia đình họ; tăng cƣờng pháp luật hình sự về chống khủng bố và giảm thiểu tội phạm rửa tiền và các quy định về bảo vệ biên giới quốc gia.

Bên cạnh đó, Luật Ái quốc năm 2001 là một trong những đạo luật quan trọng nhất của Hoa Kỳ về phòng, chống khủng bố . “Đạo luật này đƣợc soạn ra ngay sau vụ khủng bố 11/9 bởi chính quyền Tổng thống George Bush nhằm tăng cƣờng quyền lực liên bang trong bảo đảm an ninh, cũng nhƣ quyền lực của cơ quan tình báo để ngăn chặn các vụ khủng bố trên lãnh thổ Mỹ. Cũng nhƣ ở Anh, Luật Ái quốc của Mỹ nhận đƣợc các chỉ trích trái chiều. Một khuynh hƣớng ở Mỹ cho là luật chƣa đủ mạnh để ngăn chặn khủng bố, trong khi có khuynh hƣớng khác lại chỉ trích luật này cho phép chính phủ can thiệp và hạn chế quá

nhiều quyền dân sự của ngƣời dân”7. Tuy giữ vai trò quan trọng trong hoạt động

chống khủng bố, các bộ luật trên cũng thƣờng là đối tƣợng chỉ trích của các tổ chức tình nguyện nhân đạo. Thực tế, các đạo luật nhắm vào mọi đối tƣợng, cá nhân hay tổ chức “hỗ trợ mặt vật chất” cho các nhóm khủng bố - làm hạn chế nhiều hoạt động tình nguyện trợ giúp ngƣời dân tại một số nƣớc có sự hiện diện

của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan. Vì thế, dung hòa đƣợc việc bảo vệ nhân quyền và ngăn chặn khủng bố là điều thực sự khó trong cuộc chiến này.

Một phần của tài liệu Tài liệu Các tội phạm về khủng bố trong Bộ luật Hình sự (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)