Dự báo tình hình và những yếu tố tác động tới việc đấu tranh với tội khủng

Một phần của tài liệu Tài liệu Các tội phạm về khủng bố trong Bộ luật Hình sự (Trang 74 - 80)

khủng bố ở Việt Nam trong thời gian tới

3.1.1.Tình hình, hoạt động khủng bố trên thế giới và khu vực

Theo chỉ số Khủng bố toàn cầu (Global Terrorisim Index) của Viện Kinh tế và Hòa Bình (IEP), xếp hạng mức độ tác động của nạn khủng bố tới 130 quốc gia trên thế giới. Theo Báo cáo của IEP mới đƣợc công bố cuối tháng 11/2019, số ngƣời chết vì khủng bố đã giảm 20% so với mức đỉnh điểm năm 2014, xuống còn 20.673 ngƣời trong năm 2018. Dù giảm về cƣờng độ nhƣng nạn khủng bố lại có xu hƣớng lan nhanh ra nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2018, 80/130

quốc gia có ít nhất một ngƣời chết vù khủng bố tăng từ 68 nƣớc năm 2017.14

“Tại các nƣớc thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năm 2018 là năm ghi nhận số ngƣời vì khủng bố lớn nhất kể từ vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ. Số vụ khủng bố tại các nƣớc trong nhớm này tăng 67% và số ngƣời chết tăng gần 600% so với năm 2014. Năm 2018, thiệt hại kinh tế do khủng bố trên toàn cầu là 93 tỷ USD, giảm từ 104 tỷ USD năm 2014. Tuy nhiên mức độ nguy hiểm lại tăng cao hơn, và số vụ xảy ra có xu hƣớng phức

tạp hơn.”15. Giới chuyên gia nhận định, trong năm 2020 tình trạng khủng bố xẽ

có xu hƣớng gia tăng theo hƣớng phức tạp và tinh vi. Mặc dù, IS đã bị đánh bại nhƣng trƣớc sự phức tạp về chính trị, tôn giáo của khu vực trung đông, IS vẫn sẽ tồn tại và “bóng ma” này có thể trỗi dậy bất cứ lúc nào. Ồng Lewis-Sage Pasanet (cựu quan chức tình báo Lục quân Anh) cho rằng : “IS muốn chứng tổ chúng vẫn đag trong cuộc chiến và những kẻ ủng hộ chúng vẫn sẽ cuồng tín nhƣ trƣớc.

14 Tài liệu tham khảo Dự báo tình hình khu vực và thế giới - Cục khoa học, chiến lƣợc và lịch sử, Bộ Công an

Khi đó, số lƣợng các cuộc tấn công trên toàn cầu sẽ có khả năng gia tăng bởi nhóm này sẽ chuyển dịch trọng tâm từ cuộc chiến ở Trung Đông thành chủ

nghĩa khủng bố quốc tế”16

.

Ông Adam Deen (Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu chống khủng bố Quilliam) cũng đƣa ra nhận định: “Chúng ta chắc chắn sẽ chứng kiến thêm nhiều

cuộc tấn công nhằm vào phƣơng tây”17. Trong khi đó, ông Anthony Richards

(Phó Giáo sƣ chuyên ngành nghiên cứu khủng bố đại học East London) nhận xét: “Các mối đe dọa tại phƣơng Tây sẽ tồn tại dƣới dạng những kẻ vẫn bị xúi giục bởi bộ máy tuyên truyền của IS. Trong dài hạn, việc IS bị đánh bại sẽ giảm thiểu mối đe dọa tại Anh và Châu Âu, song ngắn hạn chúng ta vẫn sẽ chứng kiến thêm nhiều cuộc tấn công khủng bố”. Tạp chí phân tích rủi ro toàn cầu Global Risk Insights (GRI) nhấn mạnh nhóm khủng bố này sẽ còn tiếp tục gieo rắc nỗi sợ hãi trong năm 2020, với tầm ảnh hƣởng bao trùm khu vực châu Phi. GRI nhận định: “những vụ tấn công khủng bố tuy đã giảm về cƣờng độ, mức độ nghiêm trọng, nhƣng sẽ có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào khi những mâu thuẫn căn nguyên dẫn đến xung đột tôn giáo, chính trị vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để” . Giới quan sát cũng nhận định Al-Shabaab hoàn toàn có thể thay thế nhóm khủng bố khét tiếng IS, trong bố cảnh IS đã bị đánh bật khỏi trung đông. Hoặc IS hoàn toàn có thể kết với Al-Shabaab để đƣa chủ nghĩa khủng bố hồi giáo quay trở lại. Có thể thấy, tình hình thế giới sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia lớn nhƣ Mỹ, Nga, Trung Quốc, EU tiếp tục có những bất đồng về chính sách và có sự cạnh tranh lẫn nhau trong tầm ảnh hƣởng đối với thế giới. Điều này sẽ tạo nhiều cơ hội cho chủ nghĩa khủng bố có thể phát triển và gây nên những hệ quả khó lƣờng đối với an ninh,

16 https://www.politico.eu/article/junaid-hussain-isis-islamic-state-hacker-inside-the-hunt-for-the-worlds-most-

dangerous-terrorist/

17 Tài liệu tham khảo Dự báo tình hình thế giới, khu vực năm 2019 và những tác động đối với Việt Nam - Cục

an toàn của thế giới, cũng nhƣ tính mạng của ngƣời dân và sự ổn định phát triển xã hội.

Các chuyên gia đã đề cập đến các mối đe dọa khủng bố thời kỳ hậu Baghdadi, tình hình khủng bố ở Afghanistan nguy cơ khủng bố trỗi dậy trở lại do Mỹ rút quân khỏi miền Bắc Syria, tình hình khủng bố ở Trung Đông và châu Phi, xu hƣớng các phong trào của các chiến binh thánh chiến cũng nhƣ những nguy cơ khủng bố vào năm 2020. Các chuyên gia cho rằng mặc dù cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể trong những năm qua, nhƣng khủng bố chƣa thể chấm dứt, thậm chí có xu hƣớng phát triển theo chiều hƣớng phức tạp hơn. Cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu là cuộc chiến kéo dài và tốn kém nhất trong lịch sử nƣớc Mỹ. Kể từ khi phát động cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện ngày 11/9/2001, cƣờng quốc số 1 thế giới đã phải tiêu tốn khoảng 6.400 tỷ USD vào cuộc chiến này trên phạm vi toàn

cầu, tập trung chủ yếu ở Afghanistan, Pakistan, Iraq, Syria và Yemen.18

Theo các chuyên gia, cuộc chiến tốn kém này đã đạt đƣợc những kết quả nhất định nhƣ ngăn chặn đƣợc đáng kể số vụ tấn công khủng bố xảy ra trên đất Mỹ, làm suy yếu nhóm khủng bố tự xƣng Nhà nƣớc Hồi giáo tự xƣng (IS), giải phóng đƣợc khoảng 7,7 triệu ngƣời khỏi sự kìm kẹp của hàng chục nghìn tay súng khủng bố. Đặc biệt, gần đây nhất thủ lĩnh khét tiếng của IS al-Baghdadi đã bị Mỹ tiêu diệt trong một cuộc đột kích tại Tây Bắc Syria, đã tạo ra một bƣớc ngoặt quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố. Việc kẻ cầm đầu của đế chế Hồi giáo này bị tiêu diệt đƣợc coi là thành công lớn nhất của liên minh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu kể từ sau chiến dịch tấn công tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden vào năm 2001 và là một "đòn chí tử" đối với tổ chức khủng bố vốn là nỗi ám ảnh của ngƣời dân toàn thế giới. Mặc dù đã đạt đƣợc nhiều thành tích trong cuộc chiến này, nhƣng nguy cơ khủng bố vẫn hiện hữu bởi “gốc

rễ” của chủ nghĩa khủng bố vẫn chƣa thể “nhổ bỏ”, trái lại còn có xu hƣớng lan rộng và biến đổi theo chiều hƣớng phức tạp. Số quốc gia chịu tác động của tình trạng bạo lực cực đoan cũng tiếp tục tăng lên.

Không lâu sau khi al-Baghdadi bị tiêu diệt, IS đƣợc cho là đã chỉ định Abdullah Qardash, một trong những lãnh đạo cấp cao của IS phụ trách các vấn đề Hồi giáo làm thủ lĩnh mới thay thế. Nhiều khả năng những tay súng IS sẽ gia tăng tuyên truyền thánh chiến và kêu gọi hành động trả đũa sau cái chết của al- Baghdadi. Dù bị đánh bật ra khỏi các khu vực chiếm đóng ở Syria, nhƣng những tàn quân IS vẫn lẩn trốn tại các khu vực sa mạc rộng lớn ở khu biên giới Syria- Iraq. Các tay súng IS hiện nay không thực hiện các vụ tấn công gây chấn động thế giới nhƣ những năm trƣớc đây mà chuyển sang thực hiện chiến thuật du kích với các vụ tấn công nhỏ lẻ. Ngoài ra, với cuộc chiến tại Syria chƣa kết thúc cùng với bất ổn tại Yemen và Afghanistan, hay gần đây nhất là việc rút quân đội Mỹ ra khỏi miền Bắc Syria, sẽ là cơ hội để IS và các nhóm khủng bố khác trỗi dậy. Không chỉ tích cực hoạt động tại các địa bàn cũ, các nhóm khủng bố nhƣ al- Qaeda có xu thế chia thành những nhóm nhỏ, hoạt động tinh vi hơn và phạm vi hoạt động mở rộng sang tận Trung và Nam Á trong khi nhóm IS mở rộng sang cả khu vực Tây lục địa mà chúng gọi là “tỉnh Tây Phi”, một trong những hang ổ lớn mạnh nhất của tổ chức này. Còn ở châu Á hiện có khoảng 2.500 - 4.000 tay súng IS. Điều đáng lo ngại hơn cả đó là ý thức hệ tƣ tƣởng cực đoan của tổ chức này vẫn đang đƣợc truyền bá và có ảnh hƣởng lớn. Trong bối cảnh các công nghệ truyền thông mới nở rộ và sự phát triển của mạng xã hội, các đối tƣợng khủng bố có thể dễ dàng "truyền cảm hứng" cho các phần tử Hồi giáo cực đoan trên toàn thế giới để thực hiện các vụ tấn công. Nhiều thanh niên trẻ bị cực đoan hóa tại các nƣớc cũng sẵn sàng “ tiếp sức” cho các “phần tử thánh chiến” theo lời kêu gọi của IS.19

Bên cạnh đó, những bất đồng nảy sinh giữa Mỹ với các đồng minh cũng có thể cản trở các nỗ lực đối phó với chủ nghĩa khủng bố. Quyết định rút quân của Mỹ ra khỏi Syria khiến các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là lực lƣợng đồng minh thân cận ngƣời Kurd của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria, nghi ngờ tính đảm bảo trong những cam kết của Washington. Một bất đồng khác trong liên minh là vấn đề hồi hƣơng khoảng 10.000 tay súng IS cùng gia đình đang bị giam giữ ở khu vực gần Đông Bắc Syria. Mỹ đòi các thành viên tiếp nhận hàng nghìn tù binh IS là công dân của nƣớc mình nhƣng các đồng minh châu Âu kiên quyết phản đối.

Đối với khu vực Đông Nam Á, IS đã có rất nhiều các hoạt động khủng bố nguy hiểm. Theo số liệu thống kê về các vụ việc khủng bố tại khu vực Đông Nam Á (Báo cáo về tình hình khủng bố của Cục An ninh Nội Địa, Bộ Công an), một số vụ việc đáng chú nhƣ: Ngày 14/1/2016, IS đƣợc xem là nghi phạm chính thực hiện 7 vụ đánh bom liên hoàn và xả súng tại trung tâm thƣơng mại Sarinah ở thủ đô Jakarta, làm 8 ngƣời thiệt mạng và 20 ngƣời khác bị thƣơng. Ngày 5/8/2016, quốc đảo Singapore rúng động trƣớc âm mƣu khủng bố bằng Rocket nhằm vào khu du lịch Marina Bay từ đảo Batam của Indonesia cách Singapore khoảng 20km, rất may các nhà chức trách của Indonesia đã kịp thời phát hiện. Ngày 23/5/2017, Chính phủ Philippines đã tổ chức vây bắt trùm khủng bố khét tiếng là Isnilon Hapilon, một lãnh đạo của nhóm Abu Sayyaf, kẻ phụ trách khu vực Philippines khi hắn xuất hiện ở thành phố Marawi. Một ngày sau đó, thành phố này bị chìm trong bạo lực, nhóm phiến quân Maute có sự tham gia của nhóm Abu Sayyaf đã giành quyền kiểm soát thành phố trong 5 tháng trƣớc khi bị quân đội chính phủ Philippines giải phóng. Tại Indonesia, một gia đình 6 ngƣời đã cùng đánh bom liều chết tại 3 nhà thờ ở quốc gia này. Họ đều tự nhận mình là những cá nhân "tử vì đạo" khi đi theo Nhóm Hồi giáo cực đoan Jamaah Ansharut Daulah, một chi nhánh của tổ chức Nhà nƣớc Hồi giáo (IS) tự xƣng tại Đông Nam Á. Còn ở Malaysia, tính đến 10/2019, cảnh sát nƣớc này đã bắt giữ

tổng cộng 519 đối tƣợng tình nghi có liên quan tới các hoạt động khủng bố, trong đó có cả những ngƣời nƣớc ngoài và các cơ quan chức năng nƣớc này cũng đã ngăn chặn ít nhất 25 vụ tấn công.

Cùng với vấn đề tranh chấp lãnh hải, lãnh thổ, vấn đề khủng bố đã khiến cho tình hình khu vực Đông Nam Á trở nên bất ổn. Chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á không còn mang tính khu vực nữa mà nó đã đƣợc quốc tế hóa dƣới sự dẫn dắt của IS. Những thông tin tình báo, các tuyên bố của các nhà lãnh đạo cấp cao trong quân đội các nƣớc ASEAN và Mỹ đƣa ra trong thời gian qua tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao an ninh Châu Á (Đối thoại Shangri-La),v.v.. đều cho thấy Đông Nam Á đang là mục tiêu hƣớng tới, kêu gọi và lôi kéo của Tổ chức Nhà nƣớc Hồi giáo tự xựng (IS). Nhiều nhóm vũ trang của khu vực cam kết trung thành với IS, nhận đƣợc sự viện trợ, trang bị vũ khí và huấn luyện bởi IS. Tại Đông Nam Á, có hàng trăm phần tử đã tình nguyện sang tham chiến tại chiến trƣờng Syria và Iraq nay đã trở về nƣớc.

Ngoài ra, giữa các nhóm khủng bố, vũ trang trong khu vực có xu hƣớng bắt tay nhau chặt chẽ hơn. Các nhóm khủng bố lớn trong khu vực nhƣ Abu Sayyaf, Jemaah Islamiah, Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF),v.v.. đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong cuộc chiếm đóng thành phố Marawi trên đảo Mindanao ở Philippines năm 2017, nhóm phiến quân Maute đã nhận đƣợc sự hỗ trợ rất lớn về lực lƣợng cũng nhƣ vũ khí trang bị từ nhóm Abu Sayyaf. Các nhóm khủng bố quốc tế và khu vực triệt để lợi dụng các vấn đề mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc làm vỏ bọc để kích động các tƣ tƣởng cực đoan, lôi kéo lực lƣợng. Tình hình ngƣời Hồi giáo ở phía Nam Philippines, miền Nam Thái Lan, Myanma và Malaysia trong thời gian qua cho thấy, lợi dụng tôn giáo

là cách thức nhanh nhất để kích động bạo lực20

.

20 http://dangcongsan.vn/the-gioi/nhung-van-de-toan-cau/chong-khung-bo-cuoc-chien-khong-chi-cua-rieng-nuoc-

Một phần của tài liệu Tài liệu Các tội phạm về khủng bố trong Bộ luật Hình sự (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)