Những nguy cơ khủng bố có thể xảy ra đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Các tội phạm về khủng bố trong Bộ luật Hình sự (Trang 80 - 84)

Đối với Việt Nam, căn cứ theo Chỉ số Khủng bố toàn cầu của IEP, Việt Nam hiện là quốc gia an toàn nhất trên thế giới trƣớc nguy cơ khủng bố.

Theo báo cáo năm 2018, Việt Nam năm trong nhóm nƣớc xếp thức 130 với mức tác động của khủng bố bằng không hoặc gần nhƣ bằng không. Tuy nhiên, những hoạt động khủng bố do IS gây ra hiện đang là mối đe dọa đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Dù cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ và Nga phát động đã cơ bản giải quyết đƣợc sự hiện diện của IS tại các nƣớc Trung Đông, nhƣng tổ chức này đang chuyển sang hoạt động bí mật với hệ thống chân riết trên toàn cầu, bằng chứng là những vụ việc tấn công khủng bố mang tính chất “những con sói đơn độc” xảy ra khắp châu âu và một số quốc gia phát triển khác. Tình hình hiện nay dẫn đến nguy cơ mất an toàn, an ninh đối với tất cả các quốc gia, dân tộc và những ngƣời yêu hòa bình, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa chính trị quan trọng, lợi dụng việc khu vực này tập trung hàng trăm triệu tín đồ Hồi giáo, các tổ chức khủng bố đang dần chuyển dịch tuyển mộ, hoạt động sang khu vực này. Việt Nam hoàn toàn có trở thành một trong những địa bàn để xâm nhập, trung chuyển các phần tử khủng bố, cũng nhƣ xây dựng hệ thống chân riết cho các tổ chức khủng bố quốc tế. Tình hình hoạt động chống phá của các tổ chức phản động lƣu vong, thế lực thù địch ngày càng ráo riết, nguy hiểm. Đã xảy ra nhiều vụ việc manh động, hành vi khủng bố trong đó sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công vào các địa điểm cơ quan công quyền với mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân, khuếch chƣơng thanh thế của các tổ chức phản động.

Vì vậy, để đấu tranh, ngăn chặn nguy cơ khủng bố đe dọa gây ảnh hƣởng đến tính mạng, quyền lợi dân tộc, quốc gia nên hơn bao giờ hết các nƣớc cần có sự thống nhất và hợp tác cùng chống lại nguy cơ này. Việt Nam là một quốc gia luôn thể hiên quan điểm yêu chuộng hòa bình, sẵn sàng hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển của toàn thế giới. Việt Nam đã tham gia 12/18 điều ƣớc quốc

tế về phòng, chống khủng bố thể hiện trách nhiệm, tinh thần đối với quốc tế và khu vực cũng nhƣ là sự phòng, ngừa đối với loại tội phạm này.

Tội phạm khủng bố tại Việt Nam có thể chia thành khủng bố nội địa (khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân) và khủng bố quốc tế. Trƣớc hết, xét trên phƣơng diện khủng bố quốc tế, mặc dù chƣa xuất hiện khủng bố quốc tế tại Việt Nam nhƣng với vai trò, tầm ảnh hƣởng ngày càng lớn của nƣớc ta, cũng nhƣ những diễn biến khó lƣờng của tình hình thế giới, khu vực, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những nguy cơ sau:

Việt Nam có đối tƣợng, mục tiêu mà các tổ chức khủng bố quốc tế đang tập trung tấn công, đó là cơ quan đại diện ngoại giao các nƣớc, nhất là Mỹ và đồng minh của Mỹ ở Việt Nam, công dân Mỹ và các nƣớc đồng minh của Mỹ, cơ sở kinh tế của nƣớc ngoài. Việt Nam nằm liền kề với nhiều quốc gia trong khu vực có các tổ chức khủng bố quốc tế hoạt động mạnh nhƣ Philippines, Indonesia, Thailand, Trung Quốc. Hàng năm, có hàng trăm ngƣời Hồi giáo Việt Nam đƣợc tài trợ xuất cảnh hành hƣơng đến Thánh địa Mecca, du lịch, thăm thân, học tập, đào tạo tại các trƣờng hồi giáo nƣớc ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi để các tổ chức khủng bố quốc tế có thể lợi dụng tuyên truyền tƣ tƣởng hồi giáo cực đoan, tuyển lựa, phát triển chân rết, đƣa trở lại Việt Nam hoạt động. Ngƣời Hồi giáo mặc dù chỉ chiếm cơ cấu nhỏ trong tổng thể các tôn giáo tại Việt Nam, nhƣng với những đặc trƣng của tôn giáo này cũng tiềm ẩn những nguy cơ, thách thức đối với Việt Nam về khủng bố. Thực tế, các cơ quan chức năng đã ngăn chặn kịp thời một vài vụ việc có dấu hiệu khủng bố mà đối tƣợng thực hiện là ngƣời Hồi giáo tại Việt Nam. Hoạt động tàng trữ, buôn bán, vận chuyển chất nổ, chất cháy, chất độc hại ở các địa phƣơng trong cả nƣớc diễn biến phức tạp, còn nhiều sơ hở trong quản lý.

Do tác động từ tình hình khủng bố ở Bắc Phi, Trung Đông, Hồng Kông… và những mâu thuẫn, xung đột nội tại về dân tộc, tôn giáo ở một số vùng phức tạp về an ninh chính trị ở nƣớc ta nếu không đƣợc giải quyết kịp thời, triệt để lại

thêm sự kích động, tài trợ, chỉ đạo của các thế lực thù địch bên ngoài có thể nảy sinh “Cách mạng màu” tại Việt Nam, chuyển từ đấu tranh bất bạo động thành bạo động, bạo loạn, dẫn tới các hành vi khủng bố.

Nguy cơ khủng bố lợi dụng Internet để hoạt động ngày càng gia tăng. Ngày nay, Internet trở thành công cụ, phƣơng tiện hữu hiệu để các tổ chức khủng bố tuyên truyền tƣ tƣởng cực đoan, lôi kéo, tuyển lựa thành viên tham gia, hƣớng dẫn hoạt động khủng bố… Hơn nữa, tốc độ lan truyền và ảnh hƣởng qua mạng Internet, mạng xã hội không kiểm soát đƣợc dẫn đến những hành động bạo loạn, biểu tình, khủng bố (các cuộc cách mạng màu ở Trung Đông, Bắc Phi, Hồng kông…). Theo nghiên cứu của Interpol, IS và Al Qaeda đã thiết lập hàng nghìn tài khoản trên mạng xã hội (Twitter, Instagram, Facebook…) để liên lạc, tuyên truyền, tuyển mộ thành viên. Với phƣơng thức thủ đoạn tấn công khủng bố đã đƣợc đơn giản hóa, không còn đòi hỏi phải thông qua huấn luyện hoặc sử dụng các vũ khí hiện đại mà chỉ đơn giản đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng phƣơng tiện giao thông vận tải, giao găm… đây sẽ là một trong những nguy cơ tiềm ẩn cao. Các tổ chức khủng bố có thể có thực lực tiếp tục tấn công, đánh sập, gây náo loạn, tê liệt hệ thống cơ sở hạ tầng có tính liên kết với nhau trong đời sống xã hội, nổi bật là lĩnh vực tài chính ngân hàng, bƣu chính viễn thông, vận tải hàng không, đƣờng biển, cung cấp nƣớc sạch và năng lƣợng… Sự phát triển của khoa học kỹ thuật với các thiết bị tự động hóa, không ngƣời lái đang đƣợc các đối tƣợng khủng bố tận dụng triệt để làm phƣơng tiện thực hiện các hành vi tấn công của chúng. Xu hƣớng mới của các tổ chức khủng bố là việc tận dụng sự thay đổi môi trƣờng sống của cong ngƣời làm phƣơng tiện tấn công khủng bố (nhƣ đầu độc nguồn nƣớc sạch…). Qua đó có thể thấy, các hành vi khủng bố có thể lợi dụng khi thiên tai, dịch họa, khủng hoảng năng lƣợng, tài nguyên nƣớc trong an ninh phi truyền thống… Bản chất khủng bố là một loại tội phạm thuộc an ninh phi truyền thống nên có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề an ninh phi truyền thống khác. Trƣớc những diễn biến trên, đòi hỏi sự thay bổ sung các quy

định về pháp luật để phòng, ngừa đấu tranh với loại tội phạm này.

Đối với các nguy cơ về khủng bố nội địa, những năm qua đã chứng kiến sự hoạt động ngày càng tinh vi, ráo riết, quyết liệt hơn của các tổ chức phản động lƣu vong. Chúng tăng cƣờng liên kết với số chống đối trong nƣớc thực hiện ý đồ hình thành và công khai tổ chức chính trị đối lập trong nội địa; chúng tăng cƣờng xâm nhập, tuyển mộ và đƣa ngƣời từ trong nƣớc ra nƣớc ngoài đào tạo và đƣa trở lại trong nƣớc tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại Nhà nƣớc ta. Các tổ chức này không ngừng thực hiện các biện pháp “đấu tranh bất bạo động, sự dụng “diễn biến hòa bình” nhằm kích động các đối tƣợng bất mãn trong nƣớc thực hiện hành vi chống đối. Trong tình hình hiện nay, có nhiều yếu tố khách quan, bất lợi cho hoạt động khủng bố, phá hoại của các tổ chức phản động lƣu vong, nhƣng với bản chất manh động, lƣu manh chính trị và ý thức thù hận cách mạng của nhóm đối tƣợng cốt cán, cầm đầu trong một số tổ chức phản động lƣu vong ngƣời Việt, nên trong những thời điểm chính trị nhạy cảm, có sự thu hút quan tâm của quốc tế hoặc khi trong nƣớc có tình hình phức tạp chính trị, chúng vẫn sẽ tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại nhằm gây tiếng vang để tạo “ngòi nổ”, gây tình hình bất ổn về an ninh, trật tự trong nƣớc, kêu gọi can thiệp của các thế lực thù địch bên ngoài. Hoạt động khủng bố của các đối tƣợng phản động lƣu vong ngƣời Việt ở nƣớc ngoài trong thời gian tới tuy không phải là hƣớng hoạt động chính của chúng nhƣng lại hết sức nguy hiểm, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình an ninh, trật tự. Nhìn chung, tình hình trong nƣớc còn tiềm ẩn những nguy cơ xảy ra khủng bố nhƣ: Một số tổ chức phản động lƣu vong ngƣời Việt vẫn chƣa từ bỏ âm mƣu đƣa lực lƣợng về nƣớc hoạt động khủng bố nhƣ “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Triều Đại Việt”, “Việt Tân”…; hoạt động tàng trữ, buôn bán, vận chuyển chất nổ, chất cháy, chất độc hại ở các địa phƣơng trong cả nƣớc diễn biến phức tạp, còn nhiều sơ hở trong khâu quản lý; mâu thuẫn, xung đột nội tại về dân tộc, tôn giáo ở một số vùng phức tạp về an ninh, chính trị nhƣ Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Nam Trung Bộ; tình trạng khiếu kiện về đất đai, vấn đề đình

công, lãn công tại các khu công nghiệp chƣa đƣợc giải quyết triệt để, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng để kích động các hoạt động cực đoan, phá hoại chống Đảng và Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Tài liệu Các tội phạm về khủng bố trong Bộ luật Hình sự (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)