Đánh giá kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tài liệu Các tội phạm về khủng bố trong Bộ luật Hình sự (Trang 63)

2.3.1. Những kết quả đã đạt được

2.3.1.1. Về rà soát xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm khủng bố

Sau khi Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 và Bộ Luật hình sự năm 2015 đƣợc ban hành, Chính phủ đã ban hành 04 nghị định chi tiết, hƣớng dẫn thi

hành Luật Phòng, chống khủng bố và một số ban ngành đã ban hành các thông tƣ để thiết lập quy chế phối hợp ttrong phòng, chống khủng bố bao gồm: Nghị định số 122/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền, hình thức tạm ngừng, lƣu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố, lập danh sách, đƣa ra khỏi danh sách tổ chức, cá nhân khủng bố, tài trợ cho khủng bố; Nghị định 07/2014/NĐ-CP của Thủ tƣớng Chính phủ quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp; Nghị định số 22/2014/NĐ-CP của Thủ tƣớng Chính phủ quy định thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp chống khủng bố và ngƣời chỉ huy chống khủng bố; Nghị định số 101/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định chi tiết về trách nhiệm thực hiện và các biện pháp ngăn chặn hoạt động sử không gian mạng để khủng bố; Quyết định số 1917/QĐ-TTg, ngày 29/11/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Quốc gia; Thông tƣ liên tịch số 02/2016/TTLT-BCA-BQP- BGTVT ngày 20/6/2016 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố; Thông tƣ số 46/2015/TT-BCA ngày 22/9/2015 của Bộ trƣởng Bộ Công an quy định cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố; Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP ngày 25/10/2019 của Hội đồng Thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao về việc hƣớng dẫn áp dụng Điều 299 và Điều 300 Bộ luật Hình sự…

Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trên đã tạo cơ sở quan trọng, thiết lập chức năng, nhiệm vụ, quy chế phối hợp giữa các cơ quan tƣ pháp và cơ quan nhà nƣớc trong việc phòng, chống tội phạm khủng bố. Các bộ, ngành khác có trách nhiệm trong Phòng chống khủng bố và Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố đã tích cực, chủ động ban hành chỉ thị, kế hoạch triển khai các chính sách pháp luật trên gắn với lĩnh vực, địa bàn phụ trách. Các cơ quan nòng cốt nhƣ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã xây dựng, tập huấn các phƣơng án tác chiến

đối với tội phạm khủng bố không để xảy ra bị động, bất ngờ. Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác đấu tranh với tội phạm này. Các vụ án khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân đều đƣợc xử lý nhanh chóng theo đúng các quy định của pháp luật quốc gia và các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2.3.1.2. Về thực hiện công tác phòng, ngừa khủng bố

Với vai trò nòng cốt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm khủng bố, thực hiện biện pháp quản lý hành chính về an ninh, trật tự, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị địa phƣơng phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng làm tốt công tác vận động quần chúng giao nộp “58.083 súng, 127.131 viên đạn, 5.731 kg thuốc nổ, 20.610 kíp nổ, 1.878 lựu đạn, 3.799m dây cháy chậm và nhiều vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ khác; tổ chức đấu tranh hơn 2.200 vụ buôn bán, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, bắt giữ hơn 2.300 đối tƣợng

và thu giữ hàng nghìn các loại vũ khí, vật liệu nổ”12

. Qua đó, đã hạn chế tối đa khả năng các cá nhân, tổ chức khủng bố tìm kiếm, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ để tiến hành hoạt động khủng bố, phá hoại. Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng đã giao các đơn vị chức năng chủ động phối hợp với các đợn vị chức năng của Bộ Quốc phòng xây dựng nhiều phƣơng án, thực hiện diễn tập các phƣơng án phòng, chống khủng bố, xử lý tình huống. Thông qua công tác điễn tập đã nâng cao khả năng chỉ huy, chỉ đạo, hiệp đồng tác chiến giữa các lực lƣợng, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống khủng bố, không để bị động, bất ngờ.

2.3.1.3. Về thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống khủng bố

Qua đấu tranh chống khủng bố quốc tế, Bộ Công an đã xác định không có vụ cháy nổ hay hành vi liên quan khủng bố nào do các đối tƣợng, tổ chức quốc tế thực hiện trong nƣớc; chƣa phát hiện cơ sở, chân rết của các tổ chức khủng bố quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam.

Đấu tranh với hoạt động khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, lực lƣợng Công an nhân dân phối hợp với Quân đội nhân dân đã phát hiện âm mƣu khủng bố, phá hoại của các tổ chức phản động, vô hiệu hóa các âm mƣu, thủ đoạn trên. “Trên cơ sở điều tra của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân đã đƣa ra truy tố xét xử 15 đối tƣợng thuộc tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lân thời” ném bom xăng gây cháy 320 xe máy tại nhà tạm giữ xe Công an thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ngày 08/4/2017, đặt 02 quả bom xăng tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vào ngày 22/4/2017; chuẩn bị đƣa ra xét xử 08 đối tƣợng thuộc tổ chứ “Triều đại Việt” đánh bom tại trụ sở Công an Phƣờng 12, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20/6/2018. Đấu tranh với hoạt động khủng bố và tài trợ khủng bố (Điều 299 và Điều 300 Bộ luật hình sự 2015) lực lƣợng Công an đã điều tra và làm rõ nhiều vụ việc đe dọa khủng bố dƣới nhiều hình thức (gọi điện, nhắn tin, gửi email, gửi bƣu phẩm nghi chứa bom mìn…); xử lý 03 vụ can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng; kiểm soát, phát hiện hơn 20 giao dịch nghi tài trợ

khủng bố…”13.

2.3.1.4. Về hợp tác quốc tế phòng, chống khủng bố

Gần nhất, Việt Nam đã tiếp tục gia nhập thêm 04 Công ƣớc quốc tế về chống khủng bố (Công ƣớc quốc tế về chống bắt con tin năm 1979, Công ƣớc quốc tế về trừng trị khủng bố bằng bom năm 1997, Công ƣớc quốc tế về ngăn chặn hành động khủng bố hạt nhân, Công ƣớc ASEAN về chống khủng bố năm 2013); tham gia đầy đủ các cơ chế hợp tác đa phƣơng về chống khủng bố nhƣ thực thi “Tuyên bố của các nhà lãnh đạo APEC về chống khủng bố và thúc đẩy tăng trƣởng”, Kế hoạch hành động APEC về chống khủng bố (CTAP) nhằm đảm bảo lƣu thông hàng hóa, bảo vệ ngƣời quá cảnh, bảo vệ các tàu vận tải họa động trên các tuyến hàng hải quốc tế, đấu tranh chống các mối đe dọa đối với an

ninh, ngăn chặn tài trợ khủng bố và thúc đẩy an ninh mạng… Các bộ, ngành ký lết 03 biên bản ghi nhớ hợp tác đấu tranh chống khủng bố, trao đổi thông tin rửa tiền, tài trợ khủng bố; 67 hiệp định hợp tác song phƣơng, 06 hiệp định hợp tác đa phƣơng về vận chuyển hàng không, trong đó có điều khoản đảm bảo an ninh hàng không… Việt Nam cũng đã chủ động thiết lập các kênh thông tin, đƣờng dây nóng với 16 đối tác về phòng, chống khủng bố, tham gia diễn tập phòng, chống khủng bố giữa 10 nƣớc ASEAN và các nƣớc đối tác.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách đồng bộ, quyết liệt nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống khủng bố và đã đạt đƣợc rất nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, thực tiễn quá trình thực hiện cho thấy vẫn tồn tại một số hạn chế, thiếu sót:

- Về mặt pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015 đã có bƣớc phát triển trong các quy định về tội phạm khủng bố. Theo đó, Điều 113 (Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân) đƣợc xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định của Điều 84 Bộ Luật hình sự năm 1999 và khoản 2 Điều này quy định một số hành vi không trực tiếp là hành động khủng bố (theo nghĩa hẹp) gồm thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố; cƣỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố. Tại mục 3 (Các tội phạm khác xâm phạm an toàn công cộng) Chƣơng XXI Bộ luật hình sự 201, các tội phạm khủng bố đƣợc quy định tại điều: 299 (Tội khủng bố), 300 (Tội tài trợ khủng bố), 301 (Tội bắt cóc con tin) và một phần quy định tại Điều 302 (Tội cƣớp biển). Đặc biệt là, với mong muốn có thể xử lý đƣợc các hành vi khủng bố, liên quan tới khủng bố, tạo sự thống nhất với quy định của Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 cũng nhƣ các điều ƣớc quốc tế về chống khủng bố mà nhà nƣớc là thành viên. Bộ luật hình sự năm 2015 ngoài việc quy định Tội tài trợ khủng bố, Tội bắt cóc con tin, Tội cƣớp biển nhƣ nêu trên thì trong Điều 299 đã

quy định tƣơng nhƣ cách quy định về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân tại Điều 133. Mặc dù không thể phủ nhận những cố gắng về mặt lập pháp nhƣng đối chiếu với định nghĩa về khủng bố trong Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013, thì quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 là hẹp hơn. Tại Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013, định nghĩa khủng bố đƣợc đƣa ra theo nghĩa rộng khá cụ thể, đủ sức bao quát với các loại hành vi khủng bố, liên quan đến khủng bố trong thực tiễn cũng nhƣ đƣợc quy định trong các điều ƣớc quốc tế mà Nhà nƣớc ta đã, đang và sẽ trở thành thành viên. Nhƣ vậy, cần có sự thống nhất về hành vi khủng bố trong Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 với quy định về tội phạm bố trong Bộ luật hình sự, có sự tham chiếu, chọn lọc, nội luật hóa các quy định của pháp luật quốc tế, điều ƣớc quốc tế mà Nhà nƣớc. Việc bổ sung là hết sức cần thiết, để tạo nên một hành lang pháp lý thống nhất trong việc đấu tranh với loại tội phạm này.

Tại khoản 2 Điều 299 đã điều chỉnh các hành vi nhƣ thành lập, tham gia, tổ chức tài trợ khủng bố; cƣỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện, chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố. Nhƣng nếu xác định khoản 1 là cấu thành cơ bản thì quy định tại khoản 2 nêu trên dƣờng nhƣ lại là quy định giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; các hành vi liệt kê tại khoản 2 lại không thống nhất với mô tả về hành vi khách quan tại khoản 1. Bởi vì các hành vi nêu trên không đồng nhất với nhau và cũng không phải là hành vi khủng bố quy định tại khoản 1 điều này (tƣơng tự nhƣ vậy là Điều 113). Giả sử giải thích pháp luật theo hƣớng coi các quy định tại khoản 2 Điều 299 là độc lập với hành vi gây hoảng sợ trong công chúng… thì điều luật này có hai mô tả về cấu thành cơ bản của tội phạm và điều đó là không phù hợp. Cũng thuộc về nội dung, Điều 299 có đề cập tới hành vi “thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố”, đồng thời hành vi này lại đƣợc quy định riêng rẽ tại Điều 300 (Tội tài trợ khủng bố). Đây là sự không thống nhất về cùng một loại hành vi; vì tài trợ khủng bố có thể thực hiện dƣới danh nghĩa cá nhân, nhóm ngƣời hoặc tổ chức tiến hành và nếu do tổ

chức tiến hành thì phải có bƣớc thành lập, tham gia. Ngoài ra, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thƣơng mại phạm tội khủng bố cũng không mang nhiều ý nghĩa thực tiễn. Bởi lẽ, trƣờng hợp pháp nhân thƣơng mại giúp sức cho tội phạm khủng bố thông thƣờng là các pháp nhân đƣợc thành lập ở nƣớc ngoài việc xử lý hình sử đối với các pháp nhân thƣơng mại này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó pháp luật nƣớc ta vẫn đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm và giải quyết triệt để vấn đề pháp nhân thƣơng mại vi phạm pháp luật. Trên thế giới không phải các quốc gia đều có quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thƣơng mại trong Bộ luật hình sự và ở phạm vi phổ cập hơn, Liên hợp quốc trong điều ƣớc quốc tế đa phƣơng cũng chỉ khuyến nghị các quốc gia thành viên trên cơ sở nội luật hóa bằng các biện pháp hình sự, hành chính, dân sự hoặc biện pháp khác (nhƣ quy định tại Điều 26 Công ƣớc của Liên hợp quốc về chống tham nhũng).

Ngoài ra, khái niệm về hành vi khủng bố vẫn chƣa đƣợc quy định trong các điều luật về các tội phạm khủng bố, do đó cùng một hành vi có thể bị truy tố theo hai tội danh trong trƣờng hợp dấu hiệu về mục đích không rõ ràng. Khủng bố là một tội danh độc lập trong Bộ Luật hình sự năm 2015, còn cộng đồng quốc tế luôn xác định tội phạm khủng bố trong mối liên hệ không tách rời với nhiều loại tội phạm nguy hiểm hoặc các hành vi bất hợp pháp khác, nhƣ tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, buôn bán ma túy, rửa tiền, buôn bán vũ khí bất hợp pháp, vận chuyển bất hợp pháp vật liệu hạt nhân, hóa học, sinh học và các vật liệu có tính năng hủy diệt khác… Nội dung này cho thấy sự khác biệt trong cách đặt vấn đề về tính chất nguy hiểm của tội phạm khủng bố và vai trò đặc biệt quan trọng của cuộc đấu tranh chống tội phạm cũng nhƣ các hoạt động ngăn chặn từ xa tội phạm này. Hệ thống các văn bản pháp luật về phòng, chống khủng bố còn thiếu đồng bộ và thống nhất do chƣa có văn bản quy phạm

- Về thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống khủng bố.

đƣợc nhiều kết quả tích nhƣ việc phòng ngừa triệt để việc xảy ra khủng bố quốc tế và kịp thời xử lý, đƣa ra xét xử các trƣờng hợp phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân. Qua đó, tình hình chính trị, xã hội trong nƣớc ổn định, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo tạo môi trƣờng an toàn cho việc phát triển kinh tế, xã hội và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Mặc dù vậy, vẫn tồn tại một số hạn chế trong công tác đấu tranh phòng, chống khủng bố:

Một là, công tác phòng chống khủng bố ở một số bộ, ngành, tỉnh, thành phố còn mang tính hình thức, chƣa tạo đƣợc cơ chế phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các ngành, đoàn thể. Cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của các bộ, ngành thực hiện công tác phòng, chống khủng bố còn đang trong giai đoạn kiện toàn, do đó gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai.

Hai là, công tác điều tra cơ bản chƣa đi sâu vào công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những nguồn gốc, nguyên nhân nảy sinh mầm mống chống đối, phá hoại, khủng bố. Công tác điều tra, sử dụng nghiệp vụ còn gặp nhiều khó khăn do đặc thù của loại tội phạm trên và một số biện pháp nghiệp vụ không còn phù hợp trong tình hình mới.

Ba là, các địa phƣơng còn thiếu điều kiện đảm bảo và phƣơng tiện thiết bị chuyên dụng nhƣ: kinh phí, phƣơng tiện chữa cháy, phognf, chống vũ khí sinh

Một phần của tài liệu Tài liệu Các tội phạm về khủng bố trong Bộ luật Hình sự (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)