Tại Việt Nam, hiện tại chƣa xuất hiện tội phạm khủng bố quốc tế, nhƣng hiện nay các đối tƣợng thù địch, phản động đang ngày càng ráo riết thực hiện các hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, trực tiếp đe dọa đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, sự vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa. Một số vụ việc tiêu biểu nhƣ:
“Ngày 11/11/2019, Tòa án nhân dân TPHCM mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử 6 bị cáo trong vụ án liên quan đến tổ chức khủng bố Việt Tân. Trong đó, có 3 bị cáo bị truy tố tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân theo khoản 2, Điều 113, Bộ luật Hình sự năm 2015; 3 bị cáo bị truy tố tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức theo Điều 341, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tòa tuyên phạt Châu Văn Khảm (tên khác là Hoàng Liêm, thƣờng trú ở Úc) 12 năm tù; Nguyễn Văn Viễn (tài xế Grab bike, ngụ tỉnh Quảng Nam) 11
năm tù và Trần Văn Quyền (thợ lắp camera, ngụ tỉnh Hà Tĩnh) 10 năm tù, cùng về tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân. Đối với bị cáo Khảm, tòa tuyên trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam sau khi chấp hành án xong hình phạt tù; hai bị cáo Viễn và Quyền bị quản chế 5 năm tại địa phƣơng sau khi mãn hạn tù.
Liên quan vụ án, Hội đồng xét xử còn tuyên phạt Bùi Văn Kiên (ngụ Tây Ninh) 4 năm tù, Nguyễn Thị Ánh (ngụ tỉnh Đồng Tháp), Trần Thị Nhài (ngụ tỉnh Nghệ An) mỗi bị cáo 3 năm tù cùng về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Theo cáo trạng, cái gọi là “Việt Nam canh tân cách mạng đảng” hay còn gọi là Việt Tân là tổ chức phản động lƣu vong ngƣời Việt, do Hoàng Cơ Minh thành lập năm 1982 tại Thái Lan. Hiện tổ chức này do Đỗ Hoàng Điềm làm Chủ tịch để lãnh đạo “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” ra đời năm 1980 tại Mỹ; hoạt động nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổ chức phản động này chủ trƣơng dùng bạo lực, vũ trang, khủng bố, phá hoại ở Việt Nam, sau đó chuyển sang phƣơng thức “đấu tranh bất bạo động hiện đại”. Tháng 6/2016, Bộ Công an đƣa Việt Tân vào danh sách các tổ chức khủng bố tại Việt Nam. Từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, Điềm chỉ đạo các thành viên cốt cán, tổ chức móc nối phát triển lực lƣợng, huấn luyện, đào tạo, xâm nhập về Việt Nam cung cấp tài chính, kích động biểu tình…”11.
Cụ thể, Điềm chỉ đạo Khảm (gia nhập “Việt Tân” từ năm 2010) tổ chức tham dự họp cơ sở 1 lần/tháng với tƣ cách đại diện cơ sở đảng bộ Sydney kiêm Bí thƣ Đảng bộ Úc Châu; có mặt tại các buổi gây quỹ nhằm hỗ trợ cho các đối tƣợng hoạt động trong nƣớc, tham gia các cuộc biểu tình chống Việt Nam… Khảm dùng giấy tờ tùy thân của ngƣời khác xâm nhập vào Việt Nam cung cấp tài chính, tuyên truyền đƣờng lối cho đảng viên mới. Điềm lôi kéo Viễn tham gia tổ chức rồi bố trí việc làm, thủ tục xuất cảnh sang Campuchia. Tƣơng tự, Quyền
tham gia Việt Tân từ tháng 9/2018 và đã thuê ngƣời làm hai chứng minh nhân dân giả cho hai thành viên “Việt Tân”; sang Campuchia học lớp huấn luyện, nhận tiền để bố trí việc làm cho những ngƣời khác trong tổ chức.
Riêng các bị cáo: Bùi Văn Kiên, Nguyễn Thị Ánh, Trần Thị Nhài thì đã có hành vi làm giả 7 chứng minh nhân dân, 6 bộ hồ sơ xin việc, hƣởng lợi tổng cộng 5,7 triệu đồng. Theo cáo trạng, trong vụ án này, Đỗ Hoàng Điềm và một số đối tƣợng liên quan đang ở Mỹ nên Bộ Công an đã ra quyết định truy nã.
Bên cạnh vụ án trên, vụ án khủng bố liên quan đến tổ chức khủng bố “Triều Đại Việt” cũng là một vụ án điển hình về tội phạm khủng bố tại Việt Nam. Ngày 27/12/2017, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã tuyên án đối với các bị cáo trong nhóm khủng bố tại sân bay Tân Sơn Nhất và đốt kho xe vi phạm của Công an thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Theo Hội đồng xét xử (HĐXX), năm 1991, tại Mỹ một số nhóm phản động lƣu vong ngƣời Việt Nam do Đào Minh Quân thành lập đã tổ chức đại hội lập ra tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” sử dụng các trang web, hộp thƣ điện tử, blog... với ý định xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng phƣơng pháp bạo động vũ trang. Sau một thời gian bị suy yếu, cuối năm 2013, Đào Minh Quân cùng đồng bọn ở nƣớc ngoài đã khôi phục hoạt động của tổ chức, lôi kéo, cấu kết với Phạm Anh Đào (còn gọi là Phạm Lisa) và một số đối tƣợng khác thông qua mạng xã hội tăng cƣờng lôi kéo, tập hợp thành lập các nhóm vũ trang nhằm khủng bố, ám sát cán bộ, phá hoại các mục tiêu, công trình trọng điểm trong nƣớc, chủ trƣơng chế tạo bom xăng, bom khói để sử dụng trong các cuộc biểu tình để từ đó vu cáo lực lƣợng chức năng đàn áp ngƣời biểu tình, tấn công trụ sở công an phƣờng, xã, mua sắm vũ khí để ám sát cán bộ, đảng viên. Để thực hiện kế hoạch, Phạm Lisa đã kết nối với nhiều đối tƣợng tại Việt Nam thông qua mạng xã hội để làm “cơ sở nội địa” tăng cƣờng lôi kéo, phát triển lực lƣợng, thành lập các nhóm vũ trang. Cụ thể, qua mạng xã hội, Phạm
Lisa kết nối với Nguyễn Đức Sinh, Đặng Hoàng Thiện và một số bị cáo khác trong vụ án tham gia vào các nhóm phản động. Các nhóm này đã bàn bạc, lên kế hoạch, thực hiện một số vụ khủng bố, trong đó có vụ kích nổ bom tại sân bay Tân Sơn Nhất, đốt kho xe vi phạm của công an TP Biên Hòa.
Trích xuất nội dung trao đổi trên Facebook của các bị cáo cho thấy các bị cáo có trao đổi, nói xấu, bôi nhọ, xuyên tạc Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam, đồng thời thông qua mạng xã hội này bàn bạc, trao đổi, nhận sự chỉ đạo của Phạm Lisa để thực hiện một số hoạt động khủng bố.
Về vụ đốt kho xe vi phạm tại Đồng Nai, HĐXX nhận định: trong thời gian tháng 4/2017, tại nhà của Vũ Mộng Phong ở TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Sinh và đồng phạm đã bàn bạc, lên kế hoạch chuẩn bị công cụ, phƣơng tiện, chế tạo bom xăng để đốt kho xe vi phạm số 1 của công an TP Biên Hòa. Sau đó, Phong thay đổi lời khai không thừa nhận hành vi nhƣng lời khai này không có căn cứ vì thời gian này Phong thƣờng xuyên có mặt ở nhà, các bị cáo khác tập trung ở nhà Phong chuẩn bị kế hoạch khủng bố.
Về vụ đánh bom sân bay Tân Sơn Nhất, ngoài lời khai của các bị cáo tham gia đánh bom, trƣớc đó, Thiện và Vy đã bàn bạc về việc đặt bom ở đây, sự việc có Phƣơng chứng kiến. Khi quả bom số 1 không nổ, Thiện và Vy đã kích nổ quả bom số 2, điều này cho thấy các bị cáo thực hiện tội phạm đến cùng.
Bị cáo Chung ban đầu thừa nhận mình có gặp và đƣa cho Đặng Hoàng Thiện 23 triệu đồng nhƣng không thừa nhận mình là “hậu cần” cho các đối tƣợng để thực hiện hành vi khủng bố. Nhƣng sau đó, Chung khai không sử dụng Facebook, không nhận đƣa tiền cho Thiện. Tuy nhiên, dựa vào lời khai của các nhân chứng, lời khai của chồng bị cáo Chung cho thấy Thiện là ngƣời tạo tài khoản Facebook cho Chung để Chung tham gia vào các nhóm phản động. Các bị cáo Cƣờng, No, Vƣơng, Thế thừa nhận hành vi nhƣng trƣớc khi thực hiện hoạt động khủng bố đã bị cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn kịp thời.
về hành vi các bị cáo trao đổi, bàn bạc, lên kế hoạch khủng bố đã đủ cấu thành tội phạm. Tại tòa, một số bị cáo khai khác hoặc không thừa nhận hành vi phạm tội nhƣng đối chiếu với lời khai của ngƣời làm chứng, lời khai tại cơ quan điều tra, biên bản khám nghiệm hiện trƣờng và các tài liệu, chứng cứ thu thập đƣợc trong hồ sơ vụ án đã đủ cơ sở kết luận các bị cáo phạm tội nhƣ nêu trên. Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm đến tính mạng công dân, xâm phạm an ninh quốc gia. Việc hậu quả không xảy ra là nằm ngoài ý muốn của các bị cáo mà do sự cảnh giác cao độ của cơ quan chức năng Việt Nam. Phƣơng biết kế hoạch của Thiện và đồng phạm nhƣng chỉ phản đối chứ không tố cáo với cơ quan chức năng nên đã phạm tội Không tố giác tội phạm. Căn cứ theo Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Tòa đã tuyên các mức án nhƣ sau: Nhóm bị cáo phạm tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009): Đặng Hoàng Thiện: 16 năm tù và phạt quản chế 5 năm; Nguyễn Đức Sinh: 10 năm tù, phạt quản chế 3 năm; Ngô Thụy Tƣờng Vy: 11 năm tù, phạt quản chế 3 năm; Thái Hàn Phong: 14 năm tù, phạt quản chế 5 năm; Nguyễn Thị Chung: 12 năm tù, phạt quản chế 5 năm.
Các bị cáo: Nguyễn Ngọc Tiền 11 năm tù, Vũ Mộng Phong 8 năm tù, Bùi Công Thành 8 năm tù, Đoàn Văn Thế 7 năm tù, Hùng Văn Vƣơng 6 năm tù, Trần Văm No 6 năm tù, Lê Hùng Cƣờng 5 năm tù, Trần Quốc Lƣợng 5 năm tù, Trƣơng Tấn Phát 5 năm tù, Hoàng Văn Dƣơng 4 năm tù. Đồng thời các bị cáo đều bị phạt quản chế 3 năm. Riêng Lê Thị Thu Phƣơng có mức án 18 tháng tù nhƣng cho hƣởng án treo về tội Không tố giác tội phạm.
2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật hình sự về tội khủng bố
Thời gian vừa qua, Việt Nam đã xét xử nhiều vụ việc liên quan đến tội phạm khủng bố, các hình phạt đƣợc đƣa ra đã góp phần răn đe, giáo dục các đối tƣợng phạm tội qua đó, nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống khủng bố. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế trong việc áp dụng luật
hình sự về tội khủng bố tại Việt Nam. Với quan niệm tội phạm khủng bố trong Bộ luật hình sự Việt Nam là tội phạm về chính trị, nên nhiều quốc gia đã từ chối tƣơng trợ tƣ pháp về hình sự, dẫn độ. Điều này đã gây nên nhiều khó khăn trong công tác bắt giữ và đƣa ra xét xử các đối tƣợng phạm tội khủng bố. Bắt nguồn từ sự khác nhau về quan điểm chính trị, tƣ tƣởng, chính sách hơn nữa dƣới tác động của một số quốc gia có quan điểm thù địch với Việt Nam, các đối tƣợng phạm tội khủng bố với mục đích chống chính quyền nhân dân thƣờng nhận đƣợc sự tài trợ, giúp sức của các tổ chức phản động, hay của một vài các tổ chức quốc tế. Do vậy, quá trình xét xử các đối tƣợng này, Việt Nam thƣờng phải chịu nhiều áp lực đến từ quốc tế và việc chứng minh hành vi phạm tội của các đối tƣợng cũng gặp nhiều khó khăn.
Từ vụ việc xét xử đối tƣợng Châu Văn Khảm có thể thấy các đối tƣợng, tổ chức thù địch, phản động đã tiếp nối con bài dùng vụ án Châu Văn Khảm làm cái cớ để kích động chống phá. Những ngày đầu tháng 3/2020, một số tổ chức, cá nhân lại đẩy vấn đề và viết bài tung hứng trên mạng internet. Khi vụ án đƣợc đƣa ra xét xử phúc thẩm (ngày 2/3), trang mạng Việt Tân rêu rao: “Mong cộng đồng cùng đồng hành hỗ trợ, lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền CSVN trả tự do ngay lập tức cho ông Châu Văn Khảm”. Với kiểu “vẽ lại tranh”, từ chỗ bị cáo bị xét xử về hành vi khủng bố, họ lại lật ngƣợc thành “ông Châu Văn Khảm quyết định thực hiện một chuyến đi về Việt Nam, nhằm đánh giá thực trạng nhân quyền tại quê nhà”. Tổ chức khủng bố Việt Tân đã đánh tráo bản chất, cổ súy: “Đông đảo đồng hƣơng ngƣời Việt và cả bạn bè ngƣời Úc đã ký thỉnh nguyện thƣ yêu cầu Chính phủ Úc can thiệp cũng nhƣ phản đối “bản án bất nhân” Họ mặc sức tô vẽ, biến một đối tƣợng bị xét xét xử về hành vi khủng bố, xâm phạm tính mạng, sức khỏe công dân thành ngƣời đi “đòi công lý”, múa bút cho bị cáo thành ngƣời hùng, hoạt động vì tự do, dân chủ, nhân quyền. Với lối tƣ duy đó, họ chĩa mũi nhọn vào cơ quan bảo vệ pháp luật, miệt thị tòa án, cho rằng tòa “chỉ là con rối và công lý là trò hề trong tay Đảng Cộng sản”.
Nhìn lại suốt thời gian từ khi Châu Văn Khảm và các đối tƣợng trong vụ án bị cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, các tổ chức, cá nhân thù địch đã đeo bám, thƣờng xuyên có các bài viết làm sai lệch bản chất vụ án. Họ cố tình biến một tội phạm khủng bố, chống chính quyền nhân dân thành “nhà hoạt động cải cách”, đặt dƣới các danh xƣng nhân quyền, canh tân, dân chủ... Cũng với chiêu tung hứng, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW), phân ban Úc Châu, bà Elaine Pearson, cho rằng ba ông Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền là những “nạn nhân mới nhất trong vòng xoáy trấn áp ngày càng tăng của Việt Nam đối với những tiếng nói đối lập và quyền tự do ngôn luận. Cả ba nằm trong số hàng trăm tù chính trị đang bị giam giữ ở Việt Nam”. Có thể thấy, các tổ chức nƣớc ngoài, một số quốc gia có chính sách thù địch với Việt Nam và các tổ chức phản động đã liên tiếp gây sức ép, kích động dƣ luận đối với các trƣờng hợp xét xử liên quan đến tội phạm khủng bố với mục đích chống chính quyền nhân dân. Các tổ chức đối tƣợng trên lợi dụng sự trái ngƣợc về quan điểm chính trị thƣờng xuyên đánh tráo khái niệm giữa tội phạm khủng bố và tội phạm chính trị, gắn ghép cho Việt Nam là đàn áp các đối tƣợng trái ngƣợc quan điểm chính trị. Điều này gây nên rất nhiều khó khăn cho việc áp dụng pháp luật hình sự đối với tội khủng bố. Trở lại phân tích về vụ án Châu Văn Khảm có thể thấy:
Thứ nhất, về hành vi phạm tội: Nội dung vụ án đã thể hiện trong cáo trạng và đƣợc làm rõ trong quá trình xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Châu Văn Khảm là thành viên tổ chức khủng bố Việt Tân, có bí danh Hoàng Liêm (SN 1949, quê gốc ở Thừa Thiên - Huế), lƣu trú tại KingsLand Rd, Berala, NSW 02141, Úc. Châu Văn Khảm từng nhập ngũ và tham gia lính Việt Nam Cộng hòa, đƣợc đào tạo và đƣợc đƣa về làm việc tại Bộ Tƣ lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Sau năm 1975, Châu Văn Khảm vƣợt biên sang trại tỵ nạn tại Malaysia. Năm 1983, định cƣ tại Úc; đến năm 2010, đối tƣợng tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân với bí danh Hoàng Liêm. Đầu tháng 1/2019, theo chỉ đạo của tổ chức Việt Tân,
Châu Văn Khảm nhập cảnh trái phép vào Việt Nam nhằm thực hiện mục đích: kiểm tra, đánh giá và tổ chức huấn luyện cho các đối tƣợng trong nội địa, tiến hành các hoạt động chống phá. Ngày 10/1/2019, Châu Văn Khảm nhập cảnh về Campuchia rồi gửi lại toàn bộ giấy tờ tùy thân, điện thoại, thẻ tín dụng cho đối tƣợng trong tổ chức khủng bố Việt Tân tại Campuchia. Sau đó, Châu Văn Khảm đƣợc nhận một chứng minh nhân dân Việt Nam mang tên Chung Chính Phi để sử dụng xâm nhập qua cửa khẩu Hà Tiên, Kiên Giang về Việt Nam. Hồi 23h ngày 12/1/2019, Châu Văn Khảm có mặt tại khách sạn Vàng Anh, ở quận Phú