Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực thi pháp luật về kiểm soát gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng (Trang 85 - 90)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.5.2. Yếu tố chủ quan

Một là, cơ quan thuế: việc triển khai thực hiện các quy trình quản lý, các văn bản chỉ đạo của tổng cục thuế chưa được phat huy hiệu quả, cụ thể:

Việc phối hợp quản lý sử dụng hóa đơn của các DN giữa các bộ phận trong cơ quan thuế chưa đáp ứng đúng yêu cầu nhanh, chính xác để phục vụ tốt cho công tác quản lý thuế.

Sự phối hợp giữa các bộ phận quản lý thu với các bộ phận thanh tra, kiểm tra ở cơ quan thuế các cấp chưa chặt chẽ dẫn đến thông tin và sự kết hợp kiểm tra khi phát hiện các hành vi vi phạm của đối tượng nộp thuế không được tiến hành kịp thời, số lượng các cuộc kiểm tra đạt kết quả chưa cao.

Lực lượng kiểm tra, thanh tra về thuế còn ít, chất lượng cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, chưa có kinh nghiệm nên không thể đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra các DN. Mặt khác theo quy định của pháp luật thì cơ quan thuế không có chức năng điều tra, từ đó việc quản lý, thanh tra, kiểm tra khi phát hiện có những dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan thuế không thể tiếp tục dùng các biện pháp cho việc điều tra, khai thác sâu hơn để kết luận các sai phạm cụ thể, chỉ tiến hành kiểm tra được trên sổ sách, chứng từ kế toán do DN cung cấp do đó hạn chế đến kết quả thanh tra, kiểm tra.

Công tác thanh tra, kiểm tra hiện tại được thực hiện chỉ qua một khâu, các biên bản thanh tra, kiểm tra về thuế nếu không bị khiếu nại, tố cáo thì hầu như không được phúc tra nên dễ dẫn tới buông lỏng quản lý, từ đó tạo điều kiện cho một số cán bộ thoái hóa, biến chất thông đồng với DN chiếm đoạt tiền NSNN.

Hai là, trình độ chuyên môn của cán bộ thuế cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách hoàn thuế GTGT của nhà nước có hiệu quả hay không. Khi các cán bộ thuế có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm trong quá trình quản lý và thực thi luật thuế GTGT thì mới có thể hiểu chính xác các quy định của pháp luật từ đó có thể áp dụng đúng, khoa học, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế của nhà nước trên thực tế. Ngược lại, nếu cán bộ thuế có trình độ chuyên môn không tốt sẽ dẫn tới hiểu sai và áp dụng không đúng các quy định pháp luật trong thực tế, tạo điều kiện cho các đối tượng nộp thực hiện các hành vi gian lận thuế. Bên cạnh đó thì phẩm chất, đạo đức của các cán bộ thuế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thực thi pháp luật kiểm soát gian lận hoàn thuế GTGT. Bởi những món lợi về thuế thường có giá trị lớn, nếu cán bộ thuế không có phẩm chất đạo đức tốt, không trung thực, làm việc có trách nhiệm thì rất dễ bị cám dỗ bởi những khoản lợi ích vật chất to lớn, dẫn tới cấu

kết với đối tượng xấu thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế của nhà nước.

Như vậy, Luật thuế GTGT nói chung và chính sách hoàn thuế nói riêng được thực thi có hiệu quả thì cần phải có đội ngũ cán bộ thuế am hiểu pháp luật, nắm vững cơ chế chính sách quản lý công tác thu thuế và hoàn thuế. Cơ quan thuế hoạt động tốt hay không là phụ thuộc vào hoạt động của đội ngũ cán bộ thuế dựa trên năng lực và tinh thần trách nhiệm. Chỉ khi người áp dụng pháp luật có tinh thần trách nhiệm cao với công việc thì mới kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiểm soát được các hành vi vi phạm. Do đó cần làm tốt công tác tuyển chọn cũng như đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ thuế để có thể hạn chế những sơ hở trong công tác quản lý hóa đơn chứng từ ở các khâu, kiểm soát các hành vi gian lận nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT.

Ba là, ý thức chấp hành của người dân: Lợi dụng thói quen tiêu dùng không lấy hóa đơn của người dân. Các DN thường khai khống hóa đơn bán hàng để làm sai lệch thuế giá tính thuế giá trị gia tăng nhằm trục lợi hoàn thuế GTGT. Giá ghi trong hóa đơn chứng từ thường thấp hơn rất nhiều so với giá bán thực tế, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng. Nhờ vào thủ đoạn này, các DN luôn ở trong tình trạng thua lỗ trên giấy tờ - không phải nộp thuế thu nhập DN lẫn thuế giá trị gia tăng. Trong khi đó, người tiêu dùng hầu như không quan tâm đến vấn đề này vì họ chỉ cần biết giá thực tế họ mua được là bao nhiêu. Việc làm này của người tiêu dùng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trốn thuế, vừa nhận được một khoản lợi bất chính từ việc hoàn thuế của nhà nước, do giá đầu vào thường được khai cao hơn giá đầu ra. Đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc một số hàng hóa được áp dụng mức thuế 5%, các DN có thể lợi dụng sự ưu đãi này trong việc khai khống bản kê mua bán hàng hóa là nông lâm thủy sản chưa qua chế biến của người bán không có hóa đơn để chiếm đoạt tiền khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng; lập hồ sơ khống hàng nông, lâm, thủy sản chưa qua chế biến xuất khẩu qua đường biên giới đất liền để chiếm đoạt tiền hoàn thuế... Việc sử dụng hóa đơn, chứng từ là công cụ để tính toán thuế giá trị gia tăng cũng bị lợi dụng bởi việc mua bán hóa đơn chứng từ giả bởi các “DN ma”. Với

những hóa đơn này, giá đầu vào của các DN được đội lên rất lớn. Nhà nước không những không thu được thuế vào ngân sách mà còn phải trích ngân sách để hoàn thuế giá trị gia tăng cho các DN làm ăn phi pháp. Điều này là một trong những yếu tố làm hạn chế tính cạnh tranh lành mạnh của thị trường, và hạn chế khả năng phát triển của các DN chân chính.

Kết luận chương 2

Chương này tập trung nghiên cứu thực trạng gian lận trong hoàn thuế GTGT trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc thực thi pháp luật kểm soát gian lận trong hoàn thuế GTGT thông qua các quy định của pháp luật, công tác phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi gian lận trong hoàn thuế GTGT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ những nghiên cứu trên có thể rút ra những kết luận sau:

1. Dựa trên tình trạng gian lận hoàn thuế GTGT trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể thấy gian lận hoàn thuế GTGT tập trung chủ yếu ở các trường hợp:

- Thành lập DN “ma”, lập hồ sơ giả để xin hoàn thuế;

- Mua, bán hóa đơn GTGT khống; xuất khẩu khống hàng hóa

- Ghi giá mua bán trên hóa đơn GTGT không đúng với giá trị thực tế.

Chính sách hoàn thuế cũng bộc lộ một số vấn đề bất cập, cần tiếp tục khắc phục, đó là:

- Các trường hợp hoàn thuế quá nhiều;

- Quy định về phân loại hồ sơ hoàn thuế chưa rõ ràng;

- Thời hạn giải quyết chưa hợp lý.

Nhiều đối tượng đã lợi dụng những bất cập của pháp luật hoàn thuế GTGT kể trên, cũng như việc lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để trục lợi cho bản thân

“rút ruột” NSNN.

2. Công tác điều tra, phát hiện, xử lý, kiểm các hành vi gian lận trong hoàn thuế GTGT cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để từ đó kiểm soát được một cách triệt để các hành vi gian lận trong hoàn thuế GTGT ở Việt Nam nói chung và địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG

TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT GIAN LẬN TRONG HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Tình trạng gian lận trong hoàn thuế GTGT đã vượt quá điểm đáng báo động, đáng lo ngại, nó không chỉ gây thiệt hại về nguồn thu cho NSNN mà còn có những tác động xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sự tăng trưởng của nền kinh tế. Chính vì thế, việc tìm ra những giải pháp khắc phục kịp thời đang trở thành yêu cầu bức thiết được đặt ra đối với ngành thuế nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung.

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực thi pháp luật về kiểm soát gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)