Ghi giá mua, bán trên hóa đơn giá trị gia tăng không đúng với giá trị

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực thi pháp luật về kiểm soát gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng (Trang 66 - 67)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2.3. Ghi giá mua, bán trên hóa đơn giá trị gia tăng không đúng với giá trị

tế (đây là hình thức gian lận qua giá)

Theo tình hình hiện nay qua các vụ việc đã phát hiện, điều tra cho thấy phần lớn số hàng hóa mua bán đều được ghi tăng giá trị lên nhiều lần, thậm chí có những mặt hàng được ghi tăng giá lên hàng chục lần so với giá mua bán trên thị trường nhằm khai tăng giá trị đầu vào của hàng hóa để được hoàn thuế nhiều hơn. Ví dụ một lọ dầu tắm có trị giá 15.000 đồng nhưng DN kê tới 170.000 đồng, theo đó hưởng tiền hoàn thuế GTGT tới 17.000 đồng, một con ốc vít có giá trị thực chỉ 5.000 đồng nhưng DN khai tăng gấp 3 lần. Hàng hóa bán ra có giá trị cao thì tiền hoàn thuế GTGT càng nhiều. Không ít hàng hóa do không “bị” kiểm soát, quản lý về chất lượng, giá thành bán ra nên các chủ sản xuất, kinh doanh đã tự ý định giá “trên trời” để trục lợi tiền hoàn thuế GTGT.

Lợi dụng chính sách hoàn thuế đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh và thói quen tiêu dùng của người dân, các DN thường khai khống hóa đơn bán hàng để làm sai lệch thuế GTGT. Giá ghi trên hóa đơn, chứng từ thường thấp hơn rất nhiều so với giá bán thực tế, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng. Nhờ vào thủ đoạn này, các DN luôn ở tình trạng thua lỗ trên giấy tờ vừa không phải nộp thuế thu nhập DN, vừa được hoàn thuế GTGT. Trong khi đó người tiêu dùng lại hầu như không quan tâm đến vấn đề này vì họ chỉ cần biết giá thực tế họ mua được là bao nhiêu. Việc làm này của người tiêu dùng đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trốn thuế

và nhận được một khoản lợi bất chính từ việc hoàn thuế của nhà nước do giá đầu vào thường được khai cao hơn giá đầu ra.

Bằng những cách thức như trên DN đã làm tăng số giá trị hàng hóa đầu vào của DN mình khi mua hàng hóa. Và như thế khi tính toán các hồ sơ hoàn thuế thì lượng tiền chênh lệch so với thực tế sẽ thuộc về DN. Đây là một trong ba dạng vi phạm chủ yếu của DN trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT.

Từ các vụ việc trên cho thấy, tuy các lực lượng thực thi pháp luật đã thi hành các biện pháp kiểm soát dựa trên các quy định về thuế GTGT nói chung và hoàn thuế GTGT nói riêng như diện được hoàn thuế, quy định về điều kiện tự in hóa đơn, quy định về thanh toán qua ngân hàng, đối với các chủ thể tham gia vào quá trình lưu thông hàng hóa, kê khai yêu cầu hoàn thuế, người thi hành công vụ nhằm hạn chế các nguyên nhân và điều kiện để các đối tượng xấu thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nhưng vì lợi ích cá nhân nhiều đối tượng vẫn bất chấp việc trừng trị của pháp luật để thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua chính sách hoàn thuế GTGT.

Trên cơ sở nghiên cứu các vụ án bị phát hiện trong thời gian vừa qua thấy rằng đây là một số dạng vi phạm pháp luật xảy ra phổ biến trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT. Để hiểu rõ hơn hoạt động vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT cần thiết phải tìm hiểu thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này.

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực thi pháp luật về kiểm soát gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)