Một số thủ đoạn gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực thi pháp luật về kiểm soát gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng (Trang 67 - 74)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3.Một số thủ đoạn gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng

Trước diễn biến tình hình ngày càng phức tạp về những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT, các cơ quan chức năng đã có nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, nghiên cứu, nắm tình hình thực tế về vấn đề hoàn thuế GTGT và những vấn đề khác có liên quan. Hiện nay việc vi phạm pháp luật ở lĩnh vực này ngày càng tăng nhanh về số lượng cũng như tính chất phương thức hoạt động của các đối tượng này ngày càng xảo quyệt, phức tạp và tinh vi. Để qua mặt các cơ quan thuế, một số cá nhân, tổ chức trong DN đã lợi dụng sơ hở trong việc quản lý, kiểm tra việc tính toán, lập hồ sơ hoàn thuế GTGT để khai khống, lập hồ sơ giả, cũng như nhiều cách thức khác có được hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ có liên

quan trong hồ sơ xin hoàn thuế GTGT từ đó rút từ NSNN hàng tỷ đồng. Chính vì vậy, việc nhận diện ra các hành vi gian lận qua hoàn thuế giá trị gia tăng để từ đó đề ra biện pháp phòng chống hiệu quả là hết sức quan trọng.

Thuế GTGT là sắc thuế hiện đại, cách tính tương đối rõ ràng. Do đó, để gian lận được loại thuế này, các DN đã sử dụng rất nhiều cách thức và thủ đoạn hết sức tinh vi nhằm qua mặt các cơ quan chức năng. Các thủ đoạn thường gặp trong thực tiễn, đó là:

Một là, làm tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và giảm thuế GTGT đầu ra phải nộp.

Luật thuế GTGT quy định; DN phải có đầy đủ chứng từ hóa đơn hợp lệ ghi rõ số thuế GTGT đã thanh toán ghi trên hóa đơn mua hàng hoặc giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào. Một số DN đã lợi dụng hóa đơn thật do Bộ Tài chính phát hành để ghi khống các khoản thuế và chi phí hàng hóa, dịch vụ hợp lý nhằm trừ thuế đầu ra hoặc tăng chi phí để trốn thuế, xin hoàn thuế. Thực chất là hóa đơn thật song hàng hóa dịch vụ thể hiện trên hóa đơn lại không có thật để xin hoàn thuế GTGT.

Lợi dụng sự thông thoáng trong việc thành lập DN, các tổ chức, cá nhân xấu thành lập các DN để mua hóa đơn từ cơ quan thuế, đăng ký kinh doanh với rất nhiều ngành nghề, nhưng trên thực tế không có trụ sở kinh doanh, kho hàng;mục đích chính của việc thành lập DN là để bán hóa đơn GTGT cho các cá nhân và tổ chức hoạt động kinh doanh khác sử dụng vào việc hợp thức hàng hóa buôn lậu trốn thuế hoặc chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của Nhà nước. Ở mức độ tinh vi hơn, là thủ đoạn hình thành các công ty “con” do những người có quan hệ ruột thịt làm giám đốc để xuất hóa đơn GTGT mua bán với nhau mà thực tế không có hàng hóa, dịch vụ, sau đó dùng những hóa đơn đó để làm thủ tục hợp thức hóa bộ hồ sơ xin hoàn thuế nhằm chiếm đoạt tài sản Nhà nước. Ngoài ra, các đối tượng còn móc nối với các đối tượng ngoài xã hội để giới thiệu các DN, cá nhân tạo đầu vào khống để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT.

Để làm tăng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, các DN vi phạm đã kê khai khấu trừ thuế GTGT bằng các hoá đơn bất hợp pháp, hóa đơn mua từ các công ty ma, hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng...; kê khai khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc kê khai khấu trừ các hóa đơn dùng cho cá nhân, gia đình không mang tên, mã số thuế của công ty.

Một căn cứ để tính thuế là giá thanh toán đầu ra của sản phẩm. Nếu giả định đầu vào không đổi DN có thể sử dụng biện pháp giảm thuế đầu ra bằng cách bán hàng không xuất hóa đơn rồi khai báo là hàng tồn kho để trốn thuế hoặc hoàn thuế. Lợi dụng thói quen mua hàng không lấy hóa đơn của người tiêu dùng nhiều DN đã không xuất hóa đơn dù khách hàng vẫn phải trả 10% tiền thuế GTGT. Đây chính là một sơ hở mà người bán hàng hóa, dịch vụ lợi dụng để trục lợi và đòi hoàn thuế GTGT với nhà nước. Một số DN vi phạm khác lại dùng thủ đoạn ghi chép trên hóa đơn giá tính thuế không đúng với giá bán (liên 2 giao cho khách hàng cao, liên 1 lưu thấp). Việc khai thiếu thuế GTGT đầu ra còn xảy ra ở khâu hàng hoá tiêu dùng nội bộ: DN thường “lờ đi” việc khai thuế GTGT vì cho rằng đây là việc tiêu dùng nội bộ, không phát sinh doanh thu, lợi nhuận và cơ quan thuế cũng ít để ý đến nên đã “bỏ qua” khoản thuế đầu ra này. “Chiêu” gian lận này cũng lặp lại ở doanh thu xuất cho chi nhánh, DN thường kê khai thiếu hoặc không kê khai thuế GTGT.

Hai là, xác định sai thuế suất đối với hàng hoá, dịch vụ. Việc áp dụng sai thuế suất với từng loại hàng hóa (từ cao sang thấp), không hạch toán cụ thể doanh số của từng hàng hóa có thuế suất khác nhau cũng diễn ra phổ biến ở các DN kinh doanh các mặt hàng ưu đãi thuế suất. Lợi dụng chính sách kích cầu, giảm khó khăn cho các doanh nghiêp của Chính phủ, DN kê khai sai thuế suất của một số mặt hàng được giảm thuế suất 50% không đúng đối tượng hoặc trên cùng hóa đơn có mặt hàng được giảm và không được giảm nhưng không tách riêng; hoặc cố tình kê nhầm mặt hàng chịu thuế suất đầu ra 10% thì khai 5%, khai mặt hàng chịu thuế sang không chịu thuế, khai tăng thuế suất đầu vào từ 5% lên 10%...để được tăng khấu trừ hoặc hoàn thuế.

Trong thực tế, mỗi loại hình DN có nhiều thủ đoạn gian lận thuế GTGT khác nhau. Việc nhận dạng các hành vi gian lận hoàn thuế GTGT giúp cho cơ quan thuế, cán bộ thuế cũng như các ngành chức năng có những giải pháp phù hợp để quản lý, kiểm tra và xử lý nhằm chống thất thoát tiền thuế GTGT của ngân sách nhà nước.

Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông, lâm hải sản xuất khẩu thì các DN vi phạm lại có những thủ đoạn hết sức tinh vi, phức tạp. Theo quy định của Luật Thuế GTGT, tùy theo từng lô hàng và đặc điểm hoạt động của DN mà mức hoàn thuế có thể là 5%, 10% giá trị lô hàng. Chính vì vậy, nhiều DN xuất khẩu đã lợi dụng chính sách hoàn thuế để thực hiện các thủ đoạn như khai tăng về khối lượng hoặc giá bán của hàng xuất khẩu nhằm hưởng khống phần tiền hoàn thuế.

Theo kết quả công tác nắm tình hình thực tế điều tra các vụ án trong lĩnh vực hoàn thuế trong thời gian qua xảy ra ở nước ta nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng và qua việc điều tra các vụ án thì thủ đoạn lập hồ sơ, chứng từ khống hàng nông, lâm, hải sản xuất khẩu thường diễn ra với thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt, được thực tính toán kỹ lưỡng ở từng bước thực hiện. Lợi dụng chính sách ưu đãi của nhà nước trong việc khuyến khích xuất khẩu hàng hóa (thuế suất 0%), các đơn vị xuất khẩu sẽ được hoàn lại thuế GTGT, vì vậy một số DN tìm cách lập hồ sơ hàng bán ra là “xuất khẩu” để có số thuế GTGT bằng không (0). Khi đó, DN sẽ được Nhà nước hoàn toàn bộ số thuế GTGT đầu vào hoặc giảm số thuế phải nộp (nếu có). Đó là điểm rất lợi cho các DN “ma” khi chỉ thành lập trên giấy tờ, không có vốn hoặc lượng vốn ảo. Các cơ quan chức năng lại rất khó khăn trong việc kiểm tra nguồn gốc của các loại hàng hóa, hải sản xuất khẩu như thế này. Các DN này chỉ việc khai báo trong hồ sơ xin hoàn thuế hàng hóa xuất khẩu ở đây là nông lâm hải sản thì sẽ được miễn việc nộp thuế cho cơ quan thuế khi xuất khẩu.Cơ quan điều tra đã rút ra một số thủ đoạn vi phạm của các cá nhân, tổ chức trong DN vi phạm pháp luật đã thực hiện trong thời gian qua như sau:

Thứ nhất, để thực hiện trót lọt việc rút tiền hoàn thuế, tội phạm trong lĩnh vực này tạo dựng ra một lượng hàng hóa khống là hàng hóa nằm trong diện được

hoàn thuế GTGT. Chỉ có thực hiện việc này thành công thì hồ sơ hoàn thuế mới qua mặt được các cơ quan chức năng.

Các DN vi phạm đã tạo dựng nguồn hàng hóa khống bằng cách kê khai những điểm mua bán hàng hóa không có thật, không rõ địa chỉ nhằm tránh sự quản lý của các cơ quan có chức năng kiểm tra quản lý, kiểm duyệt các hồ sơ, chứng từ để giải quyết hoàn thuế. Phương thức được các DN sử dụng để làm khống hồ sơ về hàng hóa đó là lập các hợp đồng mua bán nội địa khống, với các phương án thanh toán trực tiếp, không qua ngân hàng để tránh bị phát hiện. Việc lập hồ sơ này đã có sự thỏa thuận trước giữa các DN thường là các DN “ma” và lượng hàng hóa mua bán giữa các DN này thực chất chỉ có trên giấy tờ. Ngoài việc lập hợp đồng mua bán hàng hóa nội địa thì các DN vi phạm này còn hợp thức hóa việc mua bán hàng hóa nội địa khống bằng cách ký hợp đồng, chứng từ mua bán giả với nhiều cung đoạn, nhiều DN khác nhau nhằm gây khó khăn cho việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng. Lượng hàng hóa khống được mua bán quan nhiều DN, mua bán vòng vèo, địa điểm mua bán ở nhiều nơi, hàng hóa được vận chuyển nhiều lần niên việc kiểm tra, kiểm soát gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí, để làm cho việc mua bán hàng hóa trước khi xuất khẩu được thực hiện theo đúng quy định cũng như để tránh bị phát hiện thì DN trong những lần làm giả hóa đơn mua bán đã làm giả phiếu nhập kho, xuất kho, vận chuyển...

Thứ hai, sau khi có được lượng hàng hóa khống thì các DN đã thực hiện một số hành vi khác để nhằm làm hợp lý hóa chúng trong quá trình lập hồ sơ khống của mình để tránh bị phát hiện từ phía các cơ quan chức năng ở các giai đoạn sau trong quá trình lừa đảo, chiếm đoạt tiền hoàn thuế của nhà nước. Lượng hàng hóa mà DN mua để xuất khẩu được vận chuyển trong nội địa rồi tới các cửa khẩu để xuất khẩu. Để hợp thức hóa chúng, các DN vi phạm đã làm giả hợp đồng vận chuyển, thanh toán cước vận chuyển hàng hóa trong nội địa và ra cửa khẩu nhằm chứng minh rằng mình sẽ xuất khẩu.

Việc làm giả các hợp đồng vận chuyển, thanh toán cước vận chuyền hàng hóa trong nội địa và ra cửa khẩu đã giúp cho DN làm rõ việc mua bán, xuất khẩu

lượng hàng hóa như trong giấy tờ đã thực sự diễn ra. Từ đó chứng minh là DN đã thu mua hàng hóa, vận chuyển hàng hóa đó. Sau khi thực hiện xong các công đoạn đó DN tạo dựng hợp đồng mua bán ngoại bán ngoại thương và thanh toán trực tiếp giả hoặc xác nhận thanh toán không qua ngân hàng (chủ yếu là móc nối với DN không có thật, không rõ địa chỉ ở Trung Quốc, Lào để làm giả hồ sơ xuất khẩu). Thông qua việc thực hiện các hợp đồng giả với các DN nước ngoài không rõ địa chỉ thì DN vi phạm đã tạo cho mình được các hồ sơ, chứng từ cho việc xuất khẩu số lượng hàng hóa khống trên. Việc làm này có nhiều điểm thuận lợi cho DN vi phạm đồng thời gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong việc tìm ra các sai phạm của DN. Trong một số trường hợp khác DN vi phạm có ký kết hợp đồng ngoại thương nhưng không thực hiện, chỉ lợi dụng để làm thủ tục hàng đổi hàng và hoàn thuế GTGT.

Thứ ba, với một lượng hàng hóa đã được DN mua để làm hàng xuất khẩu thì khi xuất sang nước ngoài các DN đã quay vòng hàng hàng hóa. Quay vòng hàng hóa tức là có xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài nhưng sau đó bằng nhiều con đường khác nhau, các đối tượng lại đưa lô hàng hóa đã xuất khẩu quay trở lại Việt Nam để tiếp tục làm thủ tục xuất khẩu.Khi qua biên giới thì chính số hàng hóa đó được chuyển cho một công ty “ma” hoặc công ty thật nhưng đã bán con dấu, hưởng hoa hồng. Ngay lập tức, DN của Việt Nam sẽ cho lực lượng cửu vạn của mình chuyển số hàng trên qua đường mòn trở lại Việt Nam và lô hàng này lại tiếp tục làm thủ tục xuất khẩu qua biên giới và lại quay vòng nhập lậu lại Việt Nam. Với thủ đoạn này, có những lô hàng quay vòng tới bốn lần trong tháng và như vậy giá trị lô hàng xuất khẩu tăng gấp bốn lần, hoàn thuế GTGT gấp bốn lần, Nhà nước mất thêm ba lần hoàn thuế. Đây là một thủ đoanh rất xảo quyệt của các DN vi phạm trong hoàn thuế GTGT.

Thứ tư, DN móc nối với một số cán bộ hải quan cửa khẩu để xác nhận khống hồ sơ xuất khẩu. Để có được một bộ hồ sơ hoàn thuế thì có thể bằng cách thông qua việcmóc nối với một số cán bộ Hải quan cửa khẩu thoái hóa, biến chất để xác nhận khống số hồ sơ xuất khẩu, khai tăng giá và khối lượng, xuất ít khai nhiều, thậm chí

một xe hàng nhưng nhiều DN nhận là của mình. Các DN chỉ hợp thức hóa các hóa đơn, chứng từ thông qua xác nhận của Cơ quan Hải quan là đã có xuất khẩu một lượng hàng hóa trong diện hoàn thuế GTGT và từ đó DN đã xuất khẩu được xác nhận và hoàn thuế theo quy định.

Qua đó cho thấy việc quản lý về xuất nhập khẩu vẫn còn những kẽ hở, các DN đã lợi dụng sự tiếp tay của một số cán bộ thoái hóa, biến chất trong cơ quan hải quan để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Không chỉ xác nhận khống việc xuất khẩu hàng hóa cho DN, một số cán bộ hải quan còn tiếp tay để DN khai khống trong hồ sơ hoàn thuế như khai tăng giá và khối lượng, trị giá hàng xuất khẩu, bố trí hàng thật trên hàng giả. Chính các cán bộ làm việc tại cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm duyệt quản lý lại tiếp tay cho DN thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, rút tiền từ NSNN thì tội phạm trong lĩnh vực này ngày càng lộng hành và khó kiểm soát.

Thứ năm, hình thành các đường dây gồm một số cá nhân, các chi nhánh, các DN hoặc các chi nhánh chuyên làm dịch vụ hoàn thuế bằng hồ sơ giả với tỷ lệ ăn chia theo thỏa thuận, khi bị phát hiện thì giải tán công ty, đốt sổ sách...Những đối tượng này đôi khi thực hiện quy trình ngược lại, sau khi được hải quan xác nhận bộ hồ sơ xuất khống mới tổ chức hợp thức hóa đầu vào và bằng nhiều thủ đoạn khác nhau.

Có thể nói rằng để hợp thức hóa một bộ hồ sơ hoàn thuế GTGT DN đã phải hợp thức hóa rất nhiều hóa đơn, chứng từ từ việc khai khống hàng hóa thu mua, tạo nguồn tiền vốn giả để thu mua hàng hóa ảo, tiếp đến là làm giả hồ sơ vận chuyển, kho bãi đến nơi tập kết hàng hóa để xuất khẩu ở các cửa khẩu, làm hồ sơ xuất khẩu khống bằng việc móc nối với một số cán bộ hải quan thoái hóa, biến chất trong cơ quan hải quan. Từ những phương thức, thủ đoạn nhằm thực hiện các yêu cầu trên có thể thấy rằng việc am hiểu pháp luật của các DN là rất cao cho nên việc các DN lợi dụng những sơ hở trong pháp luật để thu cũng rất tinh vi. Tính chất chuyên nghiệp trong các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT thể hiện rõ qua việc đã có rất

nhiều DN “ma” được thành lập và hoạt động chỉ nhằm mua bán hóa đơn GTGT cũng như làm hồ sơ giả để nhận tiền hoàn thuế GTGT.

Do kiếm được một lượng tiền khá lớn thông qua việc thực hiện các hành vi

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực thi pháp luật về kiểm soát gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng (Trang 67 - 74)