Sự tiến triển thể chế liên kết ASEAN được thể hiện qua nguyên tắc và cơ sở pháp lý của liên kết. Trước hết, về nguyên tắc cơ bản và phương thức ASEAN. Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của ASEAN, khi ra đời vào năm 1967, ASEAN chưa có nguyên tắc hoạt động cụ thể. Trong Tuyên bố Bangkok (1967) không đề cập đến nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Theo ông Rodolfo C. Severino, nguyên Tổng thư ký ASEAN, thì Tuyên bố Bangkok và văn kiện thành lập ASEAN, là một tuyên bố có nội dung đơn giản. Nó không được diễn đạt bằng những nội dung pháp lý, không tạo nên những thể chế mang tính khu vực, và không được ràng buộc trong một ý nghĩa pháp lý [73, tr.11].
xây dựng cho mình những nguyên tắc ứng xử giữa các quốc gia thành viên và với bên ngoài. Những nguyên tắc cơ bản này của ASEAN được nêu trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác. Như vậy, có thể nói Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á là bộ quy tắc ứng xử quan trọng nhất của ASEAN. Ngoài ra, ASEAN còn có một số nguyên tắc điều phối hoạt động của mình như nguyên tắc ra quyết định đồng thuận, bình đẳng, hay nguyên tắc áp dụng cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, đó là nguyên tắc – X.
Trên thực tế cách thức ASEAN hoạt động được chi phối nhiều bởi “phương thức ASEAN” (ASEAN way) [48, tr.38]. Phương thức ASEAN là cách thể hiện thiện chí và từng bước xây dựng lòng tin theo truyền thống văn hóa ở khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là cách thức hoạt động dựa trên tham khảo và đồng thuận (mushawara và mufakat) [48, tr.38], không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, thông qua các cuộc thảo luận kín hơn là thông qua mặc cả thẳng thắn trên bàn hội nghị. Phương thức ASEAN hạn chế tối đa mức độ thể chế hóa chặt chẽ như các hình thức cưỡng chế thi hành và ràng buộc bằng luật pháp. Phương thức ASEAN được xem như là một “công thức có lợi cho tất cả các bên” (winning formula), là cái để giúp ASEAN có thể gắn kết với nhau và tạo ra một bản sắc chung cho tổ chức (Mahathir, 1997) [48, tr.38]. Thật vậy, ngay từ khi mới ra đời cho đến thời gian gần đây, các nhà lãnh đạo ASEAN đều rất chú trọng đến vấn đề đoàn kết nội bộ, coi đó là yếu tố then chốt cùng với sự tồn tại và phát triển của ASEAN. Có thể nói, sự trưởng thành ASEAN với tư cách là một tổ chức khu vực được quốc tế thừa nhận rộng rãi là do ASEAN đã kiên trì thực hiện mục tiêu này.
Tiếp đến, tiến triển thể chế liên kết của ASEAN không thể không nói đến cơ sở pháp lý của liên kết, đó chính là Hiến chương ASEAN. Sau gần 50 năm tồn tại, ASEAN vẫn còn duy trì sự lỏng lẻo về mặt thể chế nhưng giữ nguyên nguyên tắc đồng thuận và linh hoạt, cùng bàn bạc hiệp thương rồi đi đến nhất trí, vẫn là bộ máy điều hành phi tập trung, chưa có một cơ quan hành chính tương đối độc lập, đủ mạnh để giám sát việc thực thi chính sách. Thêm vào đó, các văn bản đã ký kết của ASEAN phần nhiều mang tính chính trị, vạch phương hướng hành động hay mục tiêu hướng tới nhiều hơn là ràng buộc về mặt pháp lý.
Cộng đồng ASEAN được thông qua hai năm, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 11 năm 2005, ASEAN đã thông qua một Tuyên bố về việc thiết lập Hiến chương ASEAN. Tuyên bố này nêu rõ sự tận tâm thiết lập Hiến chương ASEAN…. Hiến chương ASEAN sẽ được coi như một khung thể chế và pháp luật của ASEAN cho việc hỗ trợ thực hiện những mục đích và mục tiêu của Hiệp hội… Hiến chương ASEAN sẽ hệ thống hóa tất cả các tiêu chuẩn, quy tắc và giá trị… [35]. Tuyên bố này cũng đã ghi nhận sự đồng ý thiết lập một nhóm các Nhân vật kiệt xuất…, với nhiệm vụ kiểm tra và cung cấp những khuyến nghị thực tế về phương hướng và bản chất của Hiến chương ASEAN liên quan đến cộng đồng ASEAN.
Trên cơ sở đó, Hiến chương ASEAN đã được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 13 ở Singapore vào tháng 11/2007. Hiến chương đã quy định về mục đích và nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Hiến chương bao gồm các nội dung khá toàn diện, quy định từ mục đích, nguyên tắc hoạt động, tư cách pháp nhân, biểu tượng, bài hát… của ASEAN, đến tư cách thành viên, quản lý, lãnh đạo, cơ chế hoạt động, các cơ quan trực thuộc, quan hệ với bên ngoài của ASEAN. Như vậy, Hiến chương ASEAN chính là cơ sở pháp lý cao nhất, đầy đủ nhất của ASEAN, điều này đã được khẳng định tại Lời nói đầu của Hiến chương, ASEAN sẽ thiết lập khuôn khổ pháp lý và thể chế cho ASEAN [38].
Trải qua mấy thập kỷ tồn tại, từ một tổ chức thành lập bởi một bản Tuyên bố (Tuyên bố Băng Cốc năm 1967) mà nội dung của nó không có những công thức pháp lý thông thường, thiếu những điều khoản có hiệu lực, những thủ tục được phê chuẩn, những quy định chặt chẽ… cần thiết, Tuyên bố này thiếu vắng các cơ sở để ASEAN xây dựng (hoặc thành lập) ra những cơ quan mang tính thực thi, hoặc có một thẩm quyền nhất định, hoặc những quy định cho cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN [73, tr.11]. Do vậy, chính sự ra đời của Hiến chương đã khẳng định và bổ sung cho những thiếu sót đó, Hiến chương đã quy định khá đầy đủ các vấn đề mà ASEAN cần có và có thể được xem như một tiền đề cho ASEAN tiến tới một Cộng đồng.
Cuối cùng, tiến triển thể chế được thể hiện qua sự phát triển về cơ cấu tổ chức, có thể thấy rằng cơ cấu tổ chức của ASEAN đã không ngừng tiến triển. Trong những năm đầu, cơ quan cao nhất của ASEAN là Hội nghị Bộ trưởng, và số lượng các tổ chức của ASEAN còn hạn chế, thậm chí còn không có Ban thư ký. Sau Hội
nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất, Ban thư ký ASEAN được thành lập, từ Hội nghị Thượng đỉnh năm 1992… số lần hội nghị Thượng đỉnh ngày càng nhiều hơn và từ năm 2001 đến nay Hội nghị này đã được tổ chức thường niên. Ngoài ra, ASEAN còn có các Hội nghị cấp Bộ khác và các Hội nghị này cứ tăng dần theo thời gian; các Hội đồng và các Ủy ban ASEAN; các Hội đồng Cộng đồng ASEAN và Cơ quan Nhân quyền ASEAN. Điều này có thể coi là một sự phát triển đột biến trong cơ cấu tổ chức của ASEAN và nó làm cho cơ cấu tổ chức của ASEAN ngày càng hoàn thiện hơn, là một trong những cơ sở để hình thành Cộng đồng ASEAN.