Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra là, ASEAN sẽ tồn tại được trong bao lâu và nó sẽ trở nên như thế nào trong tương lai. Trong Tuyên bố Bangkok không có một phần nào nói về thời hạn tồn tại, cũng như mô hình mà ASEAN có thể tiến đến [87]. Qua thời gian câu hỏi này mới được các nhà lãnh đạo ASEAN từng bước tính tới. Nói một cách khác, lộ trình tiến tới một Cộng đồng ASEAN đã từng bước được vạch ra.
Lần đầu tiên, ASEAN đặt ra cho mình một mốc thời gian nhất định là vào năm 1997, khi thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020 tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN không chính thức lần thứ hai. Theo đó, năm 2020, ASEAN sẽ trở thành một cộng đồng các xã hội hài hòa. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 (2003) tại Indonesia, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đi đến quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN, bao gồm ba trụ cột: APSC, AEC và ASCC vào năm 2020. Để thực hiện quyết định này, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10 (2004), lần thứ 11 (Kuala Lumpur), và lần thứ 12 (Cebu, Philippines) năm 2007, các nhà lãnh đạo ASEAN đã quyết định đẩy nhanh việc xây dựng cộng đồng ASEAN. Trong Tuyên bố Cebu các nhà lãnh đạo ASEAN đã nêu rõ cam kết mạnh mẽ của ASEAN hướng tới việc đẩy nhanh tiến trình thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 trong khuôn khổ thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020 và Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II, với ba trụ cột là: APSC, AEC và ASCC [40]. Như vậy lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đã được rút ngắn 5 năm.
Cơ sở thực tiễn cho việc hình thành Cộng đồng ASEAN qua quá trình hợp tác của ASEAN trên các lĩnh vực chủ yếudưới đây:
Một là, hợp tác về an ninh - chính trị. Hợp tác này không được đề cập một cách chính thức trong Tuyên bố Bangkok 1967, nhưng nó có vai trò rất quan trọng
đối với Hiệp hội nói chung và với các thành viên nói riêng trong thời kỳ mới thành lập. Sự hợp tác giữa các thành viên về chính trị - an ninh thời gian này là trao đổi ý kiến để hiểu biết lẫn nhau hơn, dẹp bỏ dần những nghi kỵ còn thể hiện qua việc dàn xếp những bất đồng, tranh chấp giữa các nước thành viên do lịch sử để lại, tránh tình trạng xảy ra xung đột, cải thiện tăng cường quan hệ giữa các nước thành viên, tạo dựng ý thức và thói quen hợp tác khu vực. Hợp tác quan trọng nhất trên lĩnh vực chính trị - an ninh của Hiệp hội thời kỳ này là sáng kiến thành lập ZOPFAN do Malaysia đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN (Kuala Lumpur) 11/1971 và được ASEAN chấp nhận như là một sáng kiến chung của Hiệp hội.
Hội nghị cấp cao lần thứ nhất tại Bali, Indonesia (2/1976) bàn về chính sách của Hiệp hội, Hội nghị đã thảo luận chính sách của ASEAN, ủng hộ sự hợp tác và chung sống hòa bình ở khu vực này. Vấn đề hợp tác nội bộ ASEAN cũng đã được các nhà lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội đưa ra thảo luận. Các nước thành viên đã ký kết hai văn kiện quan trọng là Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN và Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC). Cùng với việc ký kết hai văn kiện này, Hội nghị cấp cao Bali đã chính thức khẳng định sự hợp tác chính trị của ASEAN đánh dấu chuyển biến cơ bản của Hiệp hội.
ASEAN đã có bước đột phá phát triển tại Hội nghị cấp cao lần thứ IV tại Singapore (tháng 01/1992). Hội nghị đã ký kết các văn kiện có nội dung nghiêng về kinh tế. Ví dụ như, Tuyên bố Singapore, quyết định thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Đây là một quyết định đánh dấu bước quan trọng trong lịch sử hợp tác kinh tế của ASEAN, thúc đẩy được buôn bán trong nội bộ ASEAN, tăng sức hấp dẫn của khu vực đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thông qua thực hiện AFTA, các nền kinh tế ASEAN cũng sẽ được đặt ra trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, từ các dân tộc Đông Nam Á sẽ có sự gắn kết với nhau hơn trong các vấn đề chung của khu vực, trong đó có việc hòa giải các mâu thuẫn và tìm kiếm biện pháp giải quyết xung đột.
Hội nghị cấp cao Singapore cũng đã chính thức đề cập đến vấn đề hợp tác an ninh trong ASEAN. Trong bối cảnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, các thành viên ASEAN nhận thức rõ vai trò của các nước Đông
Dương trong việc duy trì hòa bình an ninh và phát triển của khu vực trong thời kỳ mới. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã hoan nghênh các nước còn lại trong khu vực tham gia vào Hiệp ước Bali 1976, cam kết tăng cường quan hệ chặt chẽ với các nước Đông Dương. Một vấn đề nổi lên gay gắt trong thời gian này là tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. Do tính chất phức tạp của tranh chấp liên quan đến các vấn đề nhạy cảm về chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển và đảo trong đó có cả quyền quản lý và khai thác các tài nguyên biển, bất kỳ động thái bất lợi nào diễn ra ở khu vực này đều ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và ổn định trong vùng. Xuất phát từ nhận thức đó, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 25 (1992), các nước ASEAN đã ra Tuyên bố ASEAN về biển Đông, trong đó nhấn mạnh các nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ lực và tự kiềm chế, đồng thời đề xuất xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) trên cơ sở các nguyên tắc của Hiệp ước Bali 1976. Vấn đề biển Đông đã giúp ASEAN nhận thấy sẽ cần thiết phải tỉm ra một số cơ chế hợp tác an ninh đa phương và xúc tiến các hoạt động nhằm đạt tới mục tiêu trung lập hóa Đông Nam Á.
Đông Nam Á lại nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi hội tụ những lợi ích chiến lược cũng như những mâu thuẫn giữa các nước lớn và giữa các nước lớn với các nước trong khu vực, do đó an ninh của khu vực không thể không phụ thuộc vào an ninh châu Á-Thái Bình Dương. Do vậy, theo đề xuất của Viện nghiên cứu chiến lược về quốc tế của ASEAN (ASEAN ISIS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đã được thành lập tại Băng Cốc (25/7/1994). Đây là cơ chế hợp tác an ninh đa phương đầu tiên của ASEAN với sự tham gia của 4 cường quốc Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga. Tại cuộc họp lần thứ hai của ARF (30/7/1995), các thành viên đã nhất trí ARF là diễn đàn để đối thoại, trao đổi ý kiến về các vấn đề an ninh khu vực nhằm duy trì hòa bình và ổn định, ARF cần có sự tham gia và hợp tác tích cực, đầy đủ, bình đẳng và tự nguyện của các thành viên, trong đó ASEAN được coi là động lực chính.
ARF đã góp phần thúc đẩy quan hệ đối thoại, hợp tác và tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên Hiệp hội, cũng như giữa các nước ASEAN với bên ngoài, góp phần bảo đảm an ninh khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu
Á–Thái Bình Dương nói chung. Thông qua ARF, các nước thành viên ASEAN đã phối hợp với các nước đối thoại đưa ra nhiều sáng kiến nhằm duy trì hòa bình, ổn định khu vực. Các nước ASEAN cùng với Trung Quốc ký kết nguyên tắc về phương thức giải quyết tranh chấp ở biển Đông trên tinh thần Hiệp ước Bali 1976. Đây được coi như là một trong những biện pháp xây dựng lòng tin quan trọng nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VIII họp tại PhnomPenh (Campuchia), 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) – bước đi đầu tiên trong tiến trình xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông giữa các bên liên quan (COC). DOC đã đề cập đến các nguyên tắc chỉ đạo cách ứng xử của các bên nhằm giảm bớt căng thẳng đi đến giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán trên biển Đông, nhấn mạnh nguyên tắc giải quyết các tranh chấp giữa các bên liên quan bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực, thông qua tham khảo và đàm phán hữu nghị, phù hợp với các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế. Việc ký kết DOC có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra một môi trường hòa bình bình, ổn định, hợp tác trong khu vực, thúc đẩy xây dựng lòng tin và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước ASEAN và Trung Quốc cũng như giữa các nước ASEAN với nhau.
Hai là, hợp tác kinh tế được thể hiện qua các mặt khác nhau. Về tự do hóa thương mại, khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp ước ưu đãi hiệu quả chung (CEPT) là cơ chế cho sự liên kết thương mại trong ASEAN. ASEAN đã tăng cường hoạt động thương mại nội khối, cũng như buôn bán giữa ASEAN với bên ngoài. Kế hoạch CEPT của ASEAN cho phép hàng nhập khẩu trong nội khối ASEAN được hưởng mức thuế quan thấp hơn so với hàng hóa nhập khẩu từ ngoài khối. Các rào cản thương mại đối với hoạt động buôn bán nội khối ASEAN được giảm bớt. Các nước ASEAN 6 đã đặt ra mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn thuế quan vào năm 2010, với một số giải pháp hành động, bốn nước còn lại sẽ đạt được mục tiêu này vào năm 2015, được chi tiết như Bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Tổng số dòng thuế ở các nước 0-5% và > 5% của ASEAN đến ngày 01/01/2010 Nước Tổng số dòng thuế Tỷ lệ 0-5% >5% Khác Tổng 0-5% >5% Khác Tổng Brunei 8223 8223 100 100 Indonesia 8675 16 8641 66,8 1 66,8 Malaysia 12227 12 12239 99,9 0,1 100 Philippines 8919 34 8953 99,62 0,38 100 Singapore 8300 8300 100 100 Thái Lan 8300 8300 100 100 ASEAN 6 54594 62 0 54656 99,89 0,11 0,0 100 Cambodia 10537 10537 100 100` Lào 7900 314 8214 96,18 3,82 100 Myanmar 8240 8240 100 100 Việt Nam 8014 85 8099 98,95 1,05 100 CLMV 34691 399 35090 98,86 1,14 100 ASEAN 10 89285 461 0 89746 99,49 0,51 0,0 100
(Nguồn: 23rd AFTA Council Meeting, Bangkok Thailand, 13 August 2009)
Kỳ họp lần thứ 21 của Hội đồng AFTA (8/2007) đã quyết định tăng cường Hiệp định CEPT-AFTA và chuyển đổi thành một Hiệp định thương mại hàng hóa toàn diện (ATIGA). ATIGA đã được các nước thành viên ASEAN phê chuẩn năm 2009. Trên cơ sở đó, từ tháng 01/2010, sáu nước ASEAN phát triển hơn là Singapore, Thái Lan, Brunei, Malaysia, Indonesia và Philippines bắt đầu thực hiện một khu vực thương mại tự do còn các nước còn lại sẽ thực hiện vào năm 2015.
Ngoài ra, nhằm thiết lập vai trò trung tâm trước những sáng kiến liên kết kinh tế khu vực, Hội nghị Cấp cao ASEAN 19 đã thông qua Khung khổ ASEAN về Đối tác Kinh tế Toàn diện (ARCEP), trong đó, quy định các nguyên tắc chung của ASEAN trong đàm phán thành lập các liên kết kinh tế mới tại khu vực. Khung khổ cũng chỉ rõ ASEAN sẽ tiến hành thành lập FTA/CEP khu vực với các đối tác đã có FTAs/CEP với ASEAN trước, sau đó mới mở rộng cho các đối tác bên ngoài. Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và các nước đối tác FTAs, tại Tham vấn bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế lần thứ 44 (Siêm-Riệp, tháng 30/8/2012), đã thống nhất khuyến
nghị trình các Nhà Lãnh đạo tuyên bố khởi động đàm phán ARCEP dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 (Phnôm-Pênh, tháng 11/2012). Dự kiến đàm phán sẽ bắt đầu năm 2013 và kết thúc vào cuối năm 2015. Các Bộ trưởng đã thông qua các Nguyên tắc và Mục tiêu hướng dẫn đàm phán ARCEP. Một số điểm quan trọng gồm: (i) đối tượng được hưởng ưu đãi đặc biệt và khác biệt; (ii) phương thức đàm phán; (iii) phạm vi đàm phán (các vấn đề mới ngoài thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư); (iv) mức độ tự do hóa; và (v) cơ cấu tổ chức đàm phán. Nhìn chung, ASEAN dành được thế chủ động trong việc xây dựng tài liệu này, đạt được các mục tiêu phục vụ lợi ích của Hiệp hội. Tháng 11/2012, các nhà Lãnh đạo ASEAN và các đối tác FTA hiện nay đã ra một tuyên bố khởi động đàm phán RCEP với các Nguyên tắc và Mục tiêu hướng dẫn đàm phán ARCEP đã được thông qua tại AEM 44. Đến tháng 2/1014, đã có 3 vòng đàm phán RCEP diễn ra vào tháng 5/2013, 9/2013 và 1/2014.
Về tự do hóa đầu tư. Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) là một phần của tiến trình hợp nhất ASEAN thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm thúc đẩy FDI trong nội khối ASEAN, cũng như FDI từ bên ngoài ASEAN, thông qua việc giảm bớt những hạn chế đối với các luồng FDI vào khu vực. Năm 2000, Hội đồng AIA đã quyết định đẩy nhanh thời hạn xóa bỏ danh sách ngoại lệ tạm thời đối với lĩnh vực chế tạo; đối với ASEAN 6 và Myanmar là năm 2003, ba nước còn lại vào năm 2010. Đối với khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác mỏ thời hạn xóa bỏ là năm 2010 với ASEAN 6 và Campuchia, 2013 đối với Việt Nam và 2015 đối với Lào, Myanmar. Hội đồng cũng đã quyết định rút ngắn thời hạn phân biệt đối xử đối với các nhà đầu tư ngoài ASEAN từ năm 2020, xuống năm 2010 đối với ASEAN, 2015 đối với Việt Nam, Lào và Campuchia và 2020 đối với Myanmar.
Trong giai đoạn 1990-2005, tổng vốn FDI đổ vào ASEAN đạt 284,2 tỷ USD, với FDI nội khối ASEAN là 32,5 tỷ USD, chiếm 11,4% tổng luồng FDI. Tính trung bình trong giai đoạn 1999-2005, thành phần FDI đổ vào ASEAN bao gồm 30% vào khu vực chế tạo (50,8 tỷ USD/ 169,3 tỷ USD), 0,7% vào nông nghiệp (1,2 tỷ USD) và dịch vụ khoảng 60,7% [48, tr.53].
Nhằm tiến tới AEC, kỳ họp lần thứ 10 của Hội đồng AIA tháng 8/2007 đã quyết định sửa đổi Hiệp định khung về AIA (1998) và kết hợp với Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN (1987) để chuyển thành Hiệp định đầu tư
toàn diện ASEAN (ACIA) nhằm xây dựng một khu vực đầu tư tự do ASEAN vào năm 2015. ACIA đã được các Bộ trưởng ASEAN ký kết vào tháng 2/2009.
Về tự do hóa thương mại dịch vụ. Dịch vụ ngày càng đóng góp nhiều hơn vào GDP tại tất cả các nước ASEAN, nhưng lĩnh vực này cũng được bảo hộ nhiều hơn so với khu vực hàng hóa. Việc tự do hóa lĩnh vực dịch vụ trong ASEAN đã được đưa vào Hiệp định AFAS năm 1995 giống với AFTA đối với hàng hóa và AIA đối với vốn. Các mục tiêu ban đầu của AFAS đã được bổ sung bằng thỏa thuận đạt được tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 37 tại Viên Chăn vào tháng 9/2005, xác định lại cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ phù hợp với tầm nhìn Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). AEM lần thứ 37 cũng đã nhất trí năm 2015 là thời hạn cuối cùng cho tự do hóa thương mại dịch vụ, nhưng có một số linh động đối với một số lĩnh vực. Kế hoạch hành động Viên Chăn là kế hoạch liên kết dịch vụ giai đoạn 2004-2010. Mục tiêu của AFAS là cải thiện đường vào thị trường và đối xử với nhà cung cấp dịch vụ trong nội khối ASEAN bình đẳng như các nhà cung cấp dịch vụ trong nước.
Cuộc họp các Bộ trưởng kinh tế ASEAN vào tháng 9/2005 và Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 11 vào tháng 12/2005 thay vì 2020. Đến tháng 12/2009, ASEAN đã đạt được 7 gói cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ cùng với 01 gói bổ sung về dịch vụ tài chính và hai gói bổ sung khác về dịch vụ hàng không. Đặc biệt, ASEAN tiếp tục tiến hành đàm phán các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) trong lĩnh vực dịch vụ, ASEAN đã đạt được MRA trong lĩnh vực dịch vụ cơ khí năm 2005; dịch vụ y tá năm 2006; dịch vụ kiến trúc năm 2007; dịch vụ chuyên môn du lịch năm và dịch vụ y tế và khám chữa răng năm 2008; khung khổ MRA về dịch vụ điều tra nắm 2007 và dịch vụ về kế toán năm 2009. Nói chung, việc tự do hóa thương mại dịch vụ theo AFAS tiến triển nhanh hơn so với thời gian biểu của WTO.