Việt Nam cần thể hiện nhiều hơn nữa vai trò của mình trong khu vực ASEAN, luôn là một thành viên tích cực và có trách nhiệm. Theo đó:
Một là, thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với ASEAN cả về đa phương và song phương, phát triển quan hệ này sang giai đoạn mới về chất và có hiệu quả hơn. Tích cực tham gia thực hiện Chương trình CAP và các Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN về chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội; chọn lọc những chương trình và lĩnh vực phù hợp để có thể lồng ghép vào chương trình phát triển quốc gia, từ đó tạo thuận lợi cho việc chủ động hội nhập khu vực.
Hai là, tham gia chủ động và tích cực hơn trên cơ sở giữ vững chủ quyền và đảm bảo lợi ích quốc gia; thường xuyên nghiên cứu và đề xuất sáng kiến thúc đẩy hợp tác trên những lĩnh vực. Các nước tham gia ASEAN trước hết nhằm bảo vệ và phục vụ lợi ích của quốc gia, tạo môi trường khu vực thuận lợi cho an ninh và phát triển, làm chỗ dựa để mở rộng quan hệ với bên ngoài và hội nhập quốc tế. Các nước đều xác định ASEAN là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của lợi ích khu vực, mặc dù ngày càng nhận thấy cần coi trọng hơn đến lợi ích cộng đồng để xây dựng một ASEAN gắn kết. Hơn nữa, ASEAN -10 quá đa dạng và không có một nước hoặc nhóm nước đóng được vai trò lãnh đạo, thúc đẩy liên kết khu vực như trục Pháp, Đức của tổ chức EU. Do vậy, đoàn kết và hợp tác ASEAN sẽ chỉ đạt mức độ nhất định, dựa trên cơ sở các mẫu số chung về lợi ích quốc gia và tầm nhìn chung về lợi ích khu vực, và thường xuất hiện xu hướng “ly tâm”, “đi riêng rẽ” trên một số vấn đề, kể cả về chính trị - anh ninh và kinh tế. Trên cơ sở phân tích kỹ những lợi ích quốc gia của Việt Nam, chúng ta cần giải đáp các câu hỏi lợi ích của ta trong vấn đề đang xem xét là gì, tham gia như thế nào, mức độ ra sao, lộ trình thế nào để có lợi ích nhất cho quốc gia.
Cần tăng cường nghiên cứu, điều tra, khảo sát để nhận biết và giám sát về những chuyển biến ở khu vực, về chính sách của các nước, về các nước lớn đối với Đông Nam Á, từ đó giúp Việt Nam xác định các chủ trương chính sách đối ngoại phù hợp, thấy rõ hơn những phức tạp mà Việt Nam đã và sẽ phải vượt qua, để tiếp
tục triển khai tốt nhất chính sách khu vực; tham gia có hiệu quả hơn vào hoạt động của ASEAN. Kinh nghiệm thực tế cho thấy thời gian qua Việt Nam chưa thật sự đánh giá đúng mức về tầm quan trọng chiến lược của ASEAN cũng như những lợi ích từ ASEAN, nên có nơi có lúc chưa có sự quan tâm và đầu tư thích đáng, nhất là về nhân lực và tài chính cho việc tham gia các hoạt động của ASEAN. Mặt khác, nước ta chưa có chiến lược tổng thể và đồng bộ về việc tham gia hợp tác ASEAN, do vậy sự tham gia của ta tuy tích cực nhưng chưa hoàn toàn chủ động; chất lượng và hiệu quả tham gia nhìn chung chưa cao; chưa có nhiều đề xuất sáng kiến và dự án khả thi để tranh thủ tối đa những lợi ích thiết thực trên các lĩnh vực hợp tác mà ta có lợi ích trực tiếp.
Ba là, tham gia ASEAN là một quá trình hợp tác và đấu tranh, do vậy nước ta cần tiếp tục kiên trì giữ vững các vấn đề thuộc về nguyên tắc, nhưng linh hoạt về biện pháp và cách thức; coi trọng củng cố đoàn kết và hợp tác ASEAN, nâng dần chất lượng của sự “thống nhất trong đa dạng” của Hiệp hội, nhưng trong một số trường hợp cụ thể, ta không nhất thiết phải vì đoàn kết ASEAN mà để ảnh hưởng đến lợi ích cơ bản của ta hoặc quan hệ của ta với các đối tác quan trọng bên ngoài. Nước ta tiếp tục coi trọng việc củng cố và tăng cường đoàn kết và hợp tác ASEAN trên cơ sở Hiệp ước TAC; kiên trì giữ vững các nguyên tắc cơ bản của ASEAN, nhất là nguyên tắc “đồng thuận” và “không can thiệp”, song tùy từng vấn đề cụ thể không nhạy cảm có thể linh hoạt xem xét công thức khác để ra quyết định, kể cả bỏ phiếu.
Bốn là, nước ta cần chủ động tham gia đẩy mạnh hợp tác giữa ASEAN với các đối tác ngoài khu vực, nhất là về kinh tế - thương mại, nhằm tranh thủ tối đa sự hợp tác và hỗ trợ của các nước bên ngoài cho mục tiêu hòa bình và phát triển của ASEAN. Ta cần kiên trì giữ vững vai trò chủ đạo của ASEAN trong quá trình kiến tạo các cấu trúc khu vực đang nổi lên thông qua các diễn đàn khu vực để tạo ra sự tập hợp lực lượng đa dạng và rộng lớn hơn theo hướng có lợi cho ASEAN và nước ta, tránh để một nước lớn nào thao túng các vấn đề khu vực. Hợp tác ASEAN rất đa dạng và phức tạp không chỉ bó hẹp trong phạm vi khu vực Đông Nam Á và 10 nước thành viên, mà còn ở quan hệ và chính sách của các nước lớn; có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh và phát triển cũng như việc triển khai chính sách đối ngoại. Vì vậy, tích cực tham gia xây dựng một ASEAN liên kết sâu rộng và nâng cao vai trò quan
trọng của Hiệp hội ở Châu Á – Thái Bình Dương hạn chế sự can thiệp và thao túng của các đối tác bên ngoài. Đồng thời, thúc đẩy vững chắc vai trò chủ chốt của Việt Nam trong ASEAN và trong quan hệ giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài.
Năm là, tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức, tập trung nguồn lực tài chính và cán bộ cho việc tham gia Cộng đồng ASEAN. Sự chuẩn bị và sẵn sàng trong nội bộ của ta có vai trò rất quan trọng để có thể tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế những khó khăn. Ta cũng cần sớm có chủ trương, biện pháp xử lý những khó khăn trong quá trình tham gia ASEAN, do sự khác biệt về chế độ chính trị và trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và các nước thành viên khác, để Việt Nam có thể chủ động tham gia hoạt động của ASEAN, tránh biến đây trở thành trở ngại duy nhất cho sự đồng thuận của ASEAN. Các hoạt động tham gia Cộng đồng ASEAN cần sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Chính phủ; sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của nhiều Bộ/ngành, cũng như sự đầu tư thích đáng về nhân lực và tài chính. Cần tăng cường hơn nữa công tác chia sẻ thông tin giữa các nước cũng như tuyên truyền rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân về tình hình hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam trong ASEAN.
KẾT LUẬN
Ra đời trong chiến tranh lạnh, ASEAN là kết quả của quá trình tìm kiếm một cơ chế hợp tác khu vực thích hợp của các nước Đông Nam Á. Sau gần 50 năm thành lập và phát triển, ASEAN đã xây dựng được hình ảnh, vị thế của một tổ chức hợp tác khu vực được coi là rất thành công và năng động ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Hiện nay tiến trình liên kết ASEAN đã đi vào chiều sâu, thông qua Tuyên bố Hòa hợp ASEAN trong đó khẳng định sẽ xây dựng Cộng đồng ASEAN, tính chất của Cộng đồng ASEAN sẽ là động lực mở rộng ra Cộng đồng Đông Á. Ngày 15/12/2008, bản Hiến chương đầu tiên của ASEAN có hiệu lực đã góp phần đẩy nhanh Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồng thời khẳng định một ASEAN ngày càng gắn kết và ràng buộc hơn về pháp lý sẽ giúp duy trì môi trường hòa bình và ổn định ở khu vực, hỗ trợ đắc lực cho từng nước thành viên phát triển kinh tế - xã hội cũng như hội nhập khu vực và quốc tế, gia tăng vị thế với các đối tác bên ngoài.
Hệ thống pháp luật của ASEAN trong đó có Hiến chương ASEAN chính là nền tảng vững chắc cho sự vận hành trôi chảy của tổ chức bộ máy mới cũng như việc hoàn tất các văn kiện pháp lý liên quan của ASEAN, tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, từ đó liên kết khu vực sẽ ngày càng sâu rộng hơn. Bên cạnh đó, các văn bản của ASEAN cũng luôn được đẩy nhanh thực hiện bằng các chương trình, kế hoạch cụ thể, gần đây Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 tại Hà Nội cũng nhấn mạnh các giải pháp nhằm tạo ra sự chuyển biến thực sự về “văn hóa thực thi”, đồng thời tăng cường cơ chế giám sát và đánh giá việc thực hiện các văn bản này. Vì vậy thực tiễn hội nhập kinh tế nội khối của các nước ASEAN trong đó có Việt Nam đã mang lại những kết quả đáng kể không những về mặt kinh tế mà còn góp phần thúc đẩy các mối quan hệ về chính trị cũng như giao lưu văn hóa - xã hội. Các nước ASEAN cũng chủ động lồng ghép các thỏa thuận khu vực vào các chương trình phát triển quốc gia để tạo ra sự hài hòa trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia và khu vực. Do đó ASEAN đã tạo được tiếng nói chung trong nhiều vấn đề quan trọng kể cả những vấn đề phức tạp và khẳng định được vai trò là động lực chính trong việc thúc đẩy đối thoại và hợp tác
vì hòa bình, an ninh và hợp tác ở khu vực, gắn kết các mối quan tâm và điều hòa các lợi ích đan xen của các đối tác.
Sau gần 5 thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN đã đạt được những thành tựu trên tất cả các lĩnh vực an nin – chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, tạo tiền đề cơ bản để hình thành nên Cộng đồng ASEAN. Tuy nhiên, ASEAN vẫn đang đứng trước những khó khăn và thách thức to lớn, trong đó không thể không nói tới những thách thức về mặt pháp lý của xây dựng Cộng đồng ASEAN như: giữa các thành viên ASEAN vẫn tồn tại những vấn đề tranh chấp lãnh thổ, mâu thuẫn trong quá khứ, sự khác biệt về chế độ chính trị, văn hóa và cả những xung đột mới nảy sinh, có thể ảnh hưởng tới an ninh và ổn định khu vực; sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên, tỉ trọng hợp tác kinh tế còn bé nhỏ trong khối và vị thế hạn chế của ASEAN trong nền kinh tế thế giới; sự tranh chấp giữa các nước lớn tại khu vực Đông Nam Á có thể tạo nguy cơ chia rẽ, lôi kéo, bất ổn định trong khu vực, như đã từng diễn ra trong lịch sử; vấn đề làm thế nào để nâng cao tính hiệu quả và thiết thực hơn trong hợp tác nội khối; những vướng mắc về mô hình, thể chế; những thách thức trong tổ chức và hoạt động cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp (cơ chế hoạt động và các nguyên tắc tổ chức hiện nay của ASEAN tuy tạo ra sự mềm dẻo, năng động nhưng lại lỏng lẻo, ít ràng buộc và kém hiệu quả).
Tất cả những thách thức trên đây đòi hỏi ASEAN phải tiếp tục đổi mới, tăng cường nội lực và khả năng thích ứng của mình trong bối cảnh quốc tế mới. Từ những giải pháp mang tính chung nhất trên tất cả những lĩnh vực của cộng đồng: an ninh – chính trị, kinh tế và văn hóa – xã hội, cho tới những kiến nghị về mặt pháp lý để hoàn thiện, xây dựng cộng đồng về tổ chức, hoạt động; về cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ góp phần trong thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đúng tiến độ và thực chất hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Ngoại giao - Vụ ASEAN (1995), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Duy Dũng (2012), ASEAN: từ Hiệp hội đến Cộng đồng – Những vấn đề nổi bật và tác động đến Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Đặng Minh Đức (2012), “Xây dựng Nghị viện khu vực ASEAN: Kinh nghiệm từ Nghị viện Châu Âu”, Kinh tế - pháp luật châu Âu, (1).
4. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (1967), Tuyên bố Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (Tuyên bố Băng Cốc), Băng Cốc – Thái Lan.
5. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (1971), Tuyên bố về khu vực Hòa bình, Tự do, Trung lập năm 1971 (ZOPFAN), Cua-la Lăm-pơ – Ma-lai-xi-a.
6. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (1976), Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước TAC), Bali – In-đô-nê-xi-a.
7. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (1976), Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN lần thứ nhất (Tuyên bố Bali I hay còn gọi là DAC I), Ba-li – In-đô-nê-xi-a. 8. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (1977), Hiệp định về Thỏa thuận thương
mại ưu đãi (PTA), Ma-ni-la – Phi-líp-pin.
9. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (1987), Nghị định thư sửa đổi Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước TAC), Ma-ni-la – Phi-líp-pin. 10. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (1992), Hiệp định khung về tăng cường
hợp tác kinh tế ASEAN, Xin-ga-po.
11. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (1992), Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan chung cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Xin-ga-po. 12. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (1992), Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng
ASEAN về Biển Đông, Ma-li-na – Phi-líp-pin.
13. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (1992), Tuyên bố Singapore, Xin-ga-po. 14. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (1995), Hiệp định khung ASEAN về dịch
15. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (1995), Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (Hiệp ước Băng Cốc/SEANWFZ), Băng Cốc – Thái Lan.
16. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (1995), Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN, Băng Cốc – Thái Lan.
17. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (1995, Nghị định thư sửa đổi Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan chung cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Băng Cốc – Thái Lan.
18. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (1996), Hiệp định cơ bản về chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN, Xin-ga-po.
19. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (1996), Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp (Nghị định thư Manila), Ma-ni-la – Phi-líp-pin.
20. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (1998), Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN, Hà Nội – Việt Nam.
21. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (1998), Kế hoạch hành động, Hà Nội – Việt Nam.
22. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (1998), Nghị định thư thứ hai sửa đổi Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á, Hà Nội – Việt Nam.
23. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (1998), Tuyên bố Hà Nội, Hà Nội – Việt Nam. 24. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (2000), Nghị định thư về việc thực hiện
Danh mục loại trừ tạm thời của Chương trình CEPT, Xin-ga-po.
25. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (2002), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (Tuyên bố DOC), Phnom pênh – Căm-pu-chia.
26. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (2003), Nghị định thư sửa đổi Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan chung cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) về xóa bỏ nghĩa vụ thuế nhập khẩu, Bali – In-đô-nê-xi-a.
27. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (2003), Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ, Bali – In-đô-nê-xi-a.
28. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (2003), Tuyên bố hòa hợp ASEAN II