3.2.1.1. Một số kiến nghị chung
Để hướng tới thành lập Cộng đồng AC được xây dựng chắc chắn trên ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội, việc giải quyết từng khó khăn, vướng mắc trong từng trụ cột sẽ tạo nền tảng pháp vững chắc để có thể xây dựng thành công Cộng đồng trong tương lai. Nhằm đến một thị trường chung, ASEAN chắc chắn sẽ phải khắc phục một số vấn đề, như: sự khác biệt về trình độ phát triển; không thể có một thị trường chung vận hành một cách thông thoáng nếu trình độ phát triển còn quá chênh lệch. Do đó, nhiệm vụ của ASEAN trong thời gian tới là thu hẹp khoảng cách phát triển đó. Vì lẽ đó, tác giả luận văn đã mạnh dạn nêu lên một số kiến nghị chung như sau:
Thứ nhất, sự cần thiết của việc thay đổi các nguyên tắc trong quá trình ra quyết định của các thể chế hợp tác hiện có nhằm thực hiện các cam kết xây dựng
Cộng đồng ASEAN. Hiện tại, sau khi Hiến chương ra đời, ASEAN tuân thủ những cơ chế ra quyết định bằng nguyên tắc tham vấn và đồng thuận cho những vấn đề cơ bản của hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa. Nhưng sự cứng nhắc trong các nguyên tắc này cần phải tính đến phương án phù hợp, đó là cơ trong cơ chế ra quyết định hiện nay, bên cạnh thực thi các văn kiện pháp lý mà không nhất thiết phải áp dụng nguyên tắc đồng thuận. Ở khía cạnh khác, cần phải đưa Hiến chương ASEAN vào đời sống kinh tế, chính trị của khu vực, nhất là việc tăng cường các thể chế hợp tác trong khu vực, tích cực vai trò chính trị của các bên liên quan trong nỗ lực thực hiện các cam kết nhằm thực hiện tốt các cam kết mà các bên đã ký kết trong tiến trình xây dựng Cộng đồng;
Thứ hai, ASEAN và các nước thành viên cần thể hiện quyết tâm chính trị của xây dựng cộng đồng cao hơn nữa, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng khi ASEAN đang phải đối mặt với nhiều thách thức cả bên trong và bên ngoài. Do đó, ASEAN với tư cách là một thực thể cần phải hợp tác chặt chẽ hơn, thể hiện ý chí chính trị cao hơn trong thực hiện cam kết, tránh bị yếu tố bên ngoài gây chia rẽ nội bộ, làm phá vỡ cấu trúc hợp tác của ASEAN;
Thứ ba, tăng cường tính chủ động, tích cực của mỗi nước thành viên, theo đó, các nước thành viên cần tích cực thực hiện những chương trình hành động đã được đưa ra ở các diễn đàn chuyên ngành, hội nghị cấp cao và bảo đảm các sáng kiến ASEAN được nội địa hóa ở cấp quốc gia. Chủ tịch các cơ quan chuyên môn ASEAN cần phải đóng vai trò lớn hơn nữa, dẫn dắt các cơ quan này hoạt động hướng tới chương trình nghị sự ASEAN. Bên cạnh đó, các nước thành viên cần tăng cường việc thực hiện cam kết, nâng cao giải pháp huy động nguồn lực;
Thứ tư, cần phát huy hiệu quả tính phối hợp của các tổ chức liên Bộ, liên Chính phủ với việc nghiên cứu, các tổ chức dân sự xã hội và cả các tổ chức quốc tế trong nỗ lực thực hiện các cam kết xây dựng Cộng đồng ASEAN để tận dụng tối đa những thuận lợi và hạn chế khó khăn, thực hiện tốt các cam kết;
Thứ năm, cần phát huy vai trò của Hiến chương trong việc tạo ra khung khổ luật pháp thống nhất và xác định rõ mục tiêu, hệ thống thể chế để đạt các mục tiêu đó trong ASEAN. Phát huy vai trò của Hiến chương trong việc xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên, các thủ tục và nguyên tắc hoạt động, cũng
như xác định rõ những cơ chế giải quyết tranh chấp trong các nước thành viên. Hiến chương đòi hỏi mỗi ước thành viên phải sớm xác định phương hướng cũng như kế hoạch tổng thể và cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ quốc gia nhằm tham gia thực hiện cam kết xây dựng Cộng đồng ASEAN một cách hiệu quả, bảo đảm sự gắn kết và lồng ghép hài hòa giữa các ưu tiên, chương trình quốc gia và các ưu tiên, chương trình hợp tác khu vực.
Ngoài những kiến nghị chung như nêu trên, tác giả luận văn cũng có một số kiến nghị trong từng lĩnh vực cụ thể như sau:
Về chính trị - an ninh, sự đa dạng về chế độ chính trị và hệ tư tưởng giữa các nước ASEAN là trở ngại không dễ gì vượt qua dễ dẫn tới sự phân cực chính trị trong ASEAN hay duy trì tính thỏa hiệp và tình trạng lỏng lẻo trong liên kết ASEAN. Mặt khác, sự tồn tại của nhiều cấp độ nền dân chủ và sự đa dạng về tôn giáo, sắc tộc cũng gây trở ngại cho hội nhập khu vực. Các thành viên thường quan tâm trước hết và chủ yếu là lợi ích quốc gia mà chưa tính tới lợi ích của khu vực do bắt nguồn từ sự khác biệt chính trị, hệ tư tưởng và thiếu tin cậy lẫn nhau từ quá khứ lịch sử (Đã xảy ra hiện tượng “xé rào”, khi buôn bán trong nội bộ ASEAN tiến triển chậm chạp, một số nước thành viên đã ký kết với đối tác bên ngoại lập nên khối thương mại song phương (FTA) như Singapore đã ký với New Zealand, Australia, Nhật Bản; Thái Lan đã ký FTA với Baranh, Australia [61, tr.39]. Vì vậy, các nước thành viên ASEAN cần phải tìm tiếng nói chung trong các vấn đề chung của khu vực, đặt lợi ích khu vực lên trên lợi ích của quốc gia mình, phải hi sinh quyền lợi của quốc gia mình để có được sự tiến triển và tiếng nói chung trong toàn khu vực.
Hiện nay, ASEAN đã có Hiến chương làm cơ sở pháp lý cho quá trình tổ chức và hoạt động. Mặc dù các nước thành viên có chế độ chính trị, hệ tư tưởng và hệ thống pháp luật khác nhau nhưng điều cần làm là các nước tuân thủ triệt để Hiến chương ASEAN làm cơ sở cho việc xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN. Cần phải nhận thức và hành động để nâng cao vai trò của Hiến chương trong thực hiện các cam kết, chương trình và hành động của mình. Cần thực hiện nội luật hóa các cam kết, chương trình và hành động tại các diễn đàn khu vực vào pháp luật quốc gia.
Trong xây dựng Cộng đồng APSC, qua nghiên cứu, học viên có một số kiến nghị như sau:
Một là, các nước thành viên ASEAN cần phải tăng cường hợp tác phát triển chính trị hơn nữa nhằm vượt qua những khó khăn trước hết từ những khác nhau giữa hệ thống chính trị và pháp luật giữa các nước. Những khác biệt trong truyền thống luật pháp gây khó khăn cho việc hài hòa hóa luật pháp trong khu vực… Do đó, rất khó khăn trong việc hài hòa các hệ thống chính trị khác nhau để hướng tới hội nhập khu vực hay ít nhất là hướng tới một tập hợp các nguyên tắc chung [72, tr.560]. Vì thế, các quốc gia thành viên phải nỗ lực hướng tới hài hòa hóa những khác biệt về hệ thống chính trị, luật pháp và độ vênh của ý thực hệ chính trị giữa các nước thành viên. ASEAN cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác chặt chẽ trong giải quyết các vấn đề, nhất là các vấn đề căng thẳng trong khu vực với bên ngoài mà nổi bật là vấn đề Biển Đông. Việc Hội nghị AMM 45 đã thất bại trong đưa ra một thông cáo chung và việc Trung Quốc không thực hiện triệt để các cam kết trong DOC cũng như trì hoãn trong việc đàm phán xây dựng COC là một thách thức cho an ninh khu vực;
Hai là, các quốc gia thành viên cần phải cùng nhau nỗ lực ngăn chặn và chống tham nhũng, một cam kết quan trọng của Kế hoạch chi tiết APSC. Theo đánh giá của Tổ chức Transparency International vào năm 2011, tham nhũng ở ASEAN vẫn rất phổ biến khi phần lớn các nước ASEAN bị đánh giá có mức tham nhũng cao (từ hạng 60 của Malaysia đến 180 của Myanmar), ngoại trừ Singapore và Brunei;
Ba là, ASEAN cần thúc đẩy hơn nữa các chuẩn mực khu vực về ứng xử và bằng việc bảo đảm thực hiện đầy đủ Tuyên bố các bên về ứng xử ở biển Đông (DOC) và tiến tới xây dựng COC về hòa bình và ổn định ở biển Đông;
Bốn là, ASEAN cần đưa ra các giải pháp về ngăn ngừa xung đột và xây dựng lòng tin. Dù rất nỗ lực nhưng thực tế thực hiện cam kết này giữa các nước vẫn còn thiếu sự tin tưởng, thậm chí hoài nghi lẫn nhau. Xung đột giữa Campuchia và Thái Lan trong đòi hỏi chủ quyền ngôi đền cổ Preah Vihear gần đây, xung đột liên quan đến Biển Đông và những bất đồng trong việc chia sẻ lợi ích cốt lõi của sông Mê Kong đối với các quốc gia trong tiểu vùng GMS là thí dụ điển hình biểu hiện rõ nét nhất những thách thức liên quan đến các biện pháp xây dựng lòng tin trong ASEAN;
Năm là, ASEAN cần cố gắng hơn nữa trong việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống giữa các thành viên ASEAN. Mặc dù một số khuôn khổ hợp tác trong lĩnh vực này đã được xây dựng như Chương trình hành động ASEAN về
chống sản xuất, buôn bán và sử dụng trái phép các loại ma túy (2009-2015) hay Diễn đàn tư vấn đánh bắt cá ASEAN… nhưng trên thực tế, việc thực hiện nhiều kế hoạch đang gặp nhiều vướng mắc. Ví dụ, Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự ASEAN (2004) vẫn chưa có hiệu lực do Thái Lan vẫn chưa phê chuẩn. Tương tự, Hiệp định ASEAN về chống khủng bố (ACCT) đã không thể có hiệu lực vào năm 2009 như đề ra trong Kế hoạch chi tiết APSC do chưa đủ 6 nước phê chuẩn (Việt Nam là nước thứ 5 phê chuẩn vào tháng 01/2011);
Sáu là, ASEAN cần phải nỗi lực thiết lập các kênh hợp tác với bên ngoài để biến ASEAN trở thành cơ chế hợp tác có vai trò trung tâm thông qua các cơ chế như ARF, EAS hay ADMM+. Trên thực tế, vai trò trung tâm mà ASEAN đang cố gắng mới chỉ ở mức là vai trò động lực trong các cơ chế hợp tác khu vực. Tuy nhiên, khi các cấu trúc khu vực lấy ASEAN làm trung tâm đang được tuyên truyền thì ASEAN cần phải tỉnh táo với vị trí được gọi này là vì cái cớ cân bằng quyền lực Mỹ - Trung trong khu vực là lấy lý do chính để họi gọi là trung tâm và là động lực, bởi vì trong thực tế, trung tâm ASEAN lại yếu hơn các nhân tố ngoại vi như Mỹ, Trung Quốc và Đông Bắc Á. Vì vậy, để thực hiện tốt các cam kết xây dựng APSC, ASEAN cần phải lưu tâm và tỉnh táo với những vai trò và vị trí trong khu vực mà các nước gán cho mình.
Về kinh tế. Để xây dựng Cộng đồng AEC, ASEAN cần khắc phục trong thời gian tới là sự hợp tác nội khối còn quá ít. Trao đổi nội khối về hàng hoá mới dừng ở mức trên dưới 20% (trong khi EU là 50%, có nước đến 80%), hai lĩnh vực đầu tư, dịch vụ còn khá lỏng lẻo [2, tr.106]. Về liên kết dịch vụ, ASEAN còn đang trong quá trình đàm phán và không dễ dàng thông qua. Mặc dù ASEAN đã có thoả thuận về đầu tư, nhưng sự vận hành của nó còn chưa tốt.
ASEAN cần nỗ lực hơn nữa để thực hiện các giải pháp thu hẹp khoảng cách.
Trước hết,xây dựng các hành lang kinh tế nhằm mở rộng và tăng cường liên kết và hội nhập Cộng đồng ASEAN. Nhìn từ kinh nghiệp của các nước EU, chúng ta thấy rõ một điều là: hội nhập kinh tế không gắn liền với việc xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách, mà chúng ta chỉ có thể thu hẹp được khoảng cách đó mà thôi. Điều này có nghĩa vẫn sẽ luôn luôn tồn tại khoảng cách nhất định giữa các nước CLMV với các nước ASEAN-6. Các nước CLMV cũng đang rất nỗ lực để có thể hoàn thiện môi trường đầu tư, môi trường
kinh doanh của mình. Những nỗ lực được thể hiện qua những dự án quy mô khu vực về phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đó chính là xây dựng các hành lang kinh tế. việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo nên một sự thay đổi lớn về lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ cũng như lưu chuyển sức lao động. Mặt khác, hành lang kinh tế phát triển cũng sẽ thúc đẩy phân công lao động quốc tế, đặc biệt là tại những vùng hành lang kinh tế đi qua, nó là bước đi quan trọng trên con đường hướng tới mục tiêu “thị trường duy nhất, cứ điểm sản xuất duy nhất”. Tiếp đó, hỗ trợ tích cực cho CLMV nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. Điều này đã được thể hiện trong rất nhiều văn kiện quan trọng của ASEAN. Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 42 tại Đà Nẵng (24-28/5/2010) đã tổ chức phiên tham vấn với các Bộ trưởng các nước CLMV nhằm thảo luận các biện pháp giúp đỡ các quốc gia này. Hội nghị đưa ra nhiều giải pháp về tăng cường hợp tác nội khối và mở rộng với bên ngoài để sớm hiện thực Cộng đồng ASEAN nói chung, thu hẹp khoảng cách nói riêng như mục tiêu đề ra của Cộng đồng.
ASEAN cần phải từng bước thực hiện hài hòa chính sách, thể chế các quốc gia khu vực. Đây là mối quan hệ tương hỗ cần được xây dựng trong quá trình hiện thực hóa AEC nói riêng, AC nói chung. Ở đây cần chú ý đến các cặp quan hệ là: quan hệ giữa khu vực với các quốc gia thành viên; và giữa quốc gia thành viên với nhau. Theo đó, việc hài hòa hóa các thể chế chính sách của khu vực với các nước thành viên phải được duy trì thường xuyên trong quá trình liên kết kinh tế khu vực tạo thành mối quan hệ tương hỗ, trong một số trường hợp thể chế khu vực mở rộng trong quá trình liên kết sẽ kiềm chế những chính sách của các nước mà nó có thể gây ra những hậu quả bất lợi đối với khu vực. Do đó, việc hài hòa hóa trở thành cơ sở cho việc hình thành thể chế liên kết kinh tế khu vực trong môi trường mà chính sách phát triển của các quốc gia vốn đã rất đa dạng và khác biệt trong quá trình liên kết. Đồng thời, sự phát triển của thể chế hợp tác và liên kết kinh tế sâu sắc hơn cũng khích lệ sự đổi mới trong việc xây dựng các mối quan hệ đối với các vấn đề chính trị bên trong mỗi nước. Sự phát triển năng động của các mối quan hệ chặt chẽ như vậy không chỉ làm gia tăng sự liên kết và hài hòa hóa chính sách mà còn làm tăng sự cố kết và hài hòa hóa về luật pháp giữa các nước và dần dần hình thành những nguyên tắc, thể thức và tiêu chuẩn chung. Quá trình phát triển đó sẽ dẫn đến sự liên kết về thể chế và luật pháp giữa các quốc gia, tiến đến hình thành một thể chế khu
vực tập trung và có sự ràng buộc về mặt pháp lý. Cặp quan hệ thứ hai cũng vậy, sự phối hợp hay hài hòa hóa các chính sách phát triển giữa các quốc gia thành viên cũng giúp cho các nước tìm ra những điểm chung, loại bỏ những khác biệt trong quá trình hướng tới các thể chế chung của khu vực. Đây là điều kiện để các nước cùng nhau thực thi tốt các thỏa thuận, hiệp định đã được ký kết, cùng nhau thực hiện các biện pháp còn chưa thực hiện được hoàn toàn trong Biểu đánh giá AEC.
Việc hài hòa chính sách, thể chế giữa quốc gia và khu vực góp phần mang lại nhiều lợi ích: i) Sự thống nhất giữa các chính sách của quốc gia và chính sách của khu vực, góp phần nâng cao hiệu lực thực sự của các thể chế hợp tác và liên kết kinh tế hiện có; ii) sự trùng khớp về mục tiêu giữa quốc gia và khu vực làm cho ASEAN dễ dàng hiện thực hóa các nội dung cam kết đặt ra trong AEC và đảm bảo không có bất kỳ nước nào đi chệch hướng đã định. Hài hòa hóa chính sách sẽ giúp ASEAN thực hiện mục tiêu thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, phát triển một