Mục tiêu của AEC vừa có mục tiêu chính trị, vừa có mục tiêu kinh tế xuất phát từ tính chất quyết tâm chính trị cả gói nhằm phát triển kinh tế.
Mục tiêu chính trị của AEC được thể hiện trong các tuyên bố chính thức của ASEAN (Hiến chương ASEAN, Tầm nhìn ASEAN 2020, Tuyên bố Bali II), nhằm chủ yếu bốn mục tiêu sau: i) giúp ASEAN đủ sức đối phó với sức ép cạnh tranh của xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và với các nền kinh tế mới nổi lên như Trung Quốc và Ấn Độ; ii) là cơ sở cho việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN đoàn kết; để gắn kết các nền kinh tế ASEAN trước xu hướng ly tâm và chia rẽ; và để nâng cao tầm hợp tác kinh tế trong ASEAN giúp ASEAN không bị hòa tan trong các liên kết kinh tế khu vực rộng lớn hơn ở Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương; iii) là thể chế các nước ASEAN phát triển thúc ép các nước ASEAN kém phát triển hơn đẩy nhanh hội nhập kinh tế; và iv) là thể chế để các chính phủ ASEAN thúc ép những doanh nghiệp trong nước chấp nhận hội nhập nhanh hơn. Các mục tiêu chính trị này có quan hệ mật thiết với các mục tiêu kinh tế cụ thể của AEC.
Mục tiêu kinh tế của AEC được thể hiện trên những khía cạnh sau:
Trước hết, tạo ra một Khu vực Kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao với sự tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, vốn được di chuyển tự do hơn, phát triển kinh tế bình đẳng, giảm đói nghèo và khác biệt về kinh tế - xã hội [45].
Tiếp theo, xây dựng một Cộng đồng kinh tế mở và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Tầm nhìn ASEAN 2020 đã khẳng định ASEAN sẽ là một tổ chức hướng ra bên ngoài (outward looking). Tiếp đó, Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II nêu rằng ASEAN tiếp tục đánh giá cao “tầm quan trọng của các luật lệ của hệ thống thương mại đa phương”, tăng cường “mở rộng kết nối với nền kinh tế thế giới” [28, Mục 7] và trở thành một “mắt xích năng động và mạnh mẽ hơn trong dây chuyền cung ứng toàn cầu”. Hơn nữa, ASEAN và mỗi nước thành viên vẫn cần phải đảm bảo sự “tự cường” (resilience) để khỏi bị lệ thuộc vào những biến động bên ngoài và phát triển bền vững, trở thành khu vực kinh tế hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và nâng cao vị thế của mình [2, tr.26].
được sự “phát triển kinh tế bình đẳng” của các thành viên. Mục tiêu này cho thấy đúng hơn bản chất “cộng đồng” mang tính “nhân văn” của tập hợp các nền kinh tế ASEAN chứ không phải chỉ là một “khu vực” gồm những nền kinh tế chỉ theo đuổi sự phát triển của chính mình. Mục tiêu tiến tới một “thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất” mới hoàn thiện khi AEC phải đảm bảo được rằng các nước ASEAN kém phát triển (CLMV) sẽ không bị thua thiệt trong quá trình hội nhập khu vực sâu hơn. Các nước này sẽ có thêm nhiều cơ hội tiêu dùng và sản xuất nhờ tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực, đặc biệt, tận dụng được nhiều hơn lợi thế chi phí lao động thấp và tăng trưởng kinh tế cao khi tham gia vào mạng lưới sản xuất và thị trường khu vực thống nhất. Tuy nhiên, trước mắt các nước này cũng vẫn sẽ cần được ưu tiên trong quá trình hội nhập bằng cách sử dụng lộ trình chậm hơn và được sự trợ giúp về các mặt như tài chính, cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ và phát triển nhân lực [74, tr.10].
Tuy nhiên trong nhiều văn kiện trước đó (Tầm nhìn ASEAN 2020, Tuyên bố Hà Nội năm 1998, Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển năm 2001), AEC không đặt ra mục tiêu là phải thành lập một cộng đồng gồm những nền kinh tế phát triển ngang nhau vì điều đó là phi thực tế. AEC nhằm chuyển sự khác biệt về…trình độ phát triển kinh tế của ASEAN thành cơ hội phát triển bình đẳng [28]. Nội dung của thị trường và cơ sở sản xuất “thống nhất” ASEAN chính là sự “thống nhất trong đa dạng”, nhờ đó mỗi thành viên có thể phát huy được các lợi thế của mình và kết hợp với nhau để cùng phát triển.
Tóm lại, mục tiêu cụ thể và thực chất của AEC là tạo ra một khu vực kinh tế phát triển ổn định, thịnh vượng, cạnh tranh cao và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, còn mục tiêu lớn, dài hạn hơn và mang ít nhiều ý nghĩa chính trị đối với ASEAN là giảm đói nghèo và cách biệt về kinh tế xã hội, qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống toàn diện trong khu vực [70]. Để thực hiện được tất cả những điều đó, ASEAN cần phải xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất vì đây chính là nền tảng để ASEAN trở thành một khu vực kinh tế có khả năng cạnh tranh cao, có sự phát triển bình đẳng và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
Nhằm thực hiện các mục tiêu nêu trên, AEC gồm năm nội dung cơ bản sau: i) tự do hóa thương mại hàng hóa; ii) tự do hóa một số lĩnh vực dịch vụ; iii) tự do
đầu tư; iv) thu hẹp khoảng cách phát triển, gồm cả việc xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng liên ASEAN; v) xây dựng hệ thống thể chế của AEC. Nội dung của AEC có thể khái quát theo Sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2.1: Nội dung của Cộng đồng kinh tế ASEAN
(Nguồn: Nguyễn Hồng Sơn (2009), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): nội dung và lộ trình, NXB KHXH, Hà Nội)
Thứ nhất, tự do thương mại hàng hóa của AEC tiến tới hoàn thành Khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA) với nội dung chính là xóa bỏ thuế quan và các rào cản phi thuế quan (gồm xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan và tiến hành các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại khác như hợp tác hải quan, chứng nhận xuất xứ, công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn và phù hợp, phát triển Hệ thống ưu đãi hội nhập ASEAN (AISP) cho ASEAN-4 đối với thương mại hàng hóa).
Với ASEAN-6, theo Nghị định thư sửa đổi Hiệp định CEPT – AFTA về xóa bỏ thuế nhập khẩu cũng đã xóa bỏ thuế quan của 60% tổng số dòng sản phẩm trong Danh mục IL năm 2003. Đến tháng 08 năm 2007, ASEAN-6 đã xóa bỏ thuế quan củ 71,44% số dòng sản phẩm trong Danh mục IL [2, tr.27]. Mức thuế quan CEPT trung bình của ASEAN-6 giảm từ 2,39% năm 2003 xuống còn 1,59% vào tháng 8 năm 2007; còn của ASEAN-4 giảm từ 6,22% năm 2003 xuống còn 4,4% năm 2007 (21st Meeting of the AFT Council, Joint Media Statement, 08/2007) [79].
Qua thực tế trên, đã cho thấy xu hướng ASEAN sẽ không gặp khó khăn gì nhiều trong tiến trình cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa. Tuy nhiên, để thực hiện
Thể chế Mục tiêu: tầm nhìn 2020 – AEC Thị
trường và cơ sở sản xuất thống nhất
Thu hẹp khoảng cách phát triển
Hội nhập và mở cửa kinh tế
Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) - Kế hoạch thực hiện IAI
-Hệ thống ưu đãi hội nhập ASEAN (AISP) - Lộ trình hội nhập của ASEAN-4
-Phát triển tiểu vùng
-Mạng lưới cơ sở hạ tầng toàn ASEAN
-AFTA - AIA - AFAS
- Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Hội đồng AEC
- Cơ quan cấp bộ trong từng lĩnh vực kinh tế
- Hội nghị các quan chức kinh tế cấp cao - HLTF
-Ban thư ký ASEAN -Các nhóm chuyên trách khác
thành công AFTA trong những năm tới các nước ASEAN sẽ cần tập trung vào việc xóa bỏ các rào cản phi thuế quan để đạt được sự lưu thông hàng hóa hoàn toàn tự do và hoàn toàn không có sự phân biệt đối xử trong ASEAN.
Thứ hai, tự do hóa một số lĩnh vực dịch vụ của AEC nhằm hoàn thành Hiệp định khung của ASEAN về thương mại dịch vụ (AFAS). Tự do hóa lĩnh vực dịch vụ sâu và rộng hơn các cam kết trong khuôn khổ GATS nhằm tiến tới một khu vực tự do thương mại dịch vụ là mục tiêu của AFAS. Tính đến năm 2007, ASEAN đã thực hiện được bốn vòng đàm phán về thương mại dịch vụ (vào các năm 1996- 1998; 1999-2001; 2002-2004; và 2005-2006) đạt được sáu gói thỏa thuận về Quy chế đối xử tối huệ quốc đối với 55 tiểu lĩnh vực dịch vụ [2, tr.28]. Ngoài ra, ASEAN còn có thêm hai gói cam kết về dịch vụ tài chính và hai gói cam kết khác về vận chuyển hàng không.
ASEAN hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận mở cửa thêm 10 tiểu lĩnh vực khác, trong đó có những tiểu lĩnh vực thuộc bốn ngành dịch vụ ưu tiên mở cửa nhanh là e- ASEAN, y tế, du lịch, giao nhận và lưu kho (logistic) [79]. Bên cạnh đó, các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) trong lĩnh vực dịch vụ đã được thực hiện: dịch vụ cơ khí năm 2005; dịch vụ y tá năm 2006; MRA về dịch vụ kiến trúc, khung khuôn khổ MRA về dịch vụ điều tra vào tháng 11/2007, đang đàm phán các MRA về kế toán, chữa bệnh và du lịch.
Thứ ba, tự do hóa đầu tư của AEC và tạo lập Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) với môi trường đầu tư thông thoáng và minh bạch hơn để thu hút hơn nữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc hoàn thành AIA sẽ giúp tạo ra một cơ sở sản xuất thống nhất trong ASEAN bằng cách cho phép: i) luồng vốn đầu tư trực tiếp, công nghệ và lao động có tay nghề di chuyển tự do; ii) các nhà đầu tư có thể khai thác được các lợi thế của các nước thành viên ASEAN để tối đa hóa hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm chi phí; và iii) tạo ra các cơ hội cho các nhà đầu tư sử dụng các chiến lược kinh doanh toàn khu vực và thiết lập một mạng lưới hoạt động trong khu vực [79].
AIA có nội dung chính bao gồm các Chương trình sau đây: i) Chương trình hợp tác và tạo thuận lợi cho đầu tư (tăng tính minh bạch của các luật lệ, quy định và chính sách đầu tư thông qua các hoạt động xuất bản và thông báo trên website; thúc đẩy đối thoại giữa nhà nước với khu vực kinh tế tư nhân hoặc các mạng lưới thông
tin nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh; xây dựng cơ sở dữ liệu ASEAN nhằm cung cấp thông tin cho giới kinh doanh; hài hòa hệ thống thống kê FDI của ASEAN và xuất bản Báo cáo đầu tư hàng năm của ASEAN; sửa đổi và bổ sung Hiệp định về xúc tiến và bảo hộ đầu tư của ASEAN năm 1987); ii) Chương trình xúc tiến và quảng bá đầu tư (tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư chung ở bên ngoài khu vực; tham vấn giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư của các nước ASEAN nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư; hỗ trợ các hoạt động xúc tiến đầu tư của các nước thành viên, đặc biệt là các nước thành viên kém phát triển hơn); Chương trình tự do hóa đầu tư (dành chế độ NT cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 (đối với nhóm ASEAN-6) và năm 2015 (đối với nhóm ASEAN-4), cho toàn bộ các nhà đầu tư trong và ngoài khu vực năm 2020). Song hiện nay, nội dung tự do hóa đầu tư của AIA mới chỉ giới hạn trong hoạt động đầu tư vào 5 lĩnh vực là chế tạo, nông nghiệp, mỏ, lâm nghiệp, đánh bắt cá và dịch vụ kèm theo các lĩnh vực này. Do đó, có thể thấy việc hoàn thành một khu vực đầu tư tự do ASEAN như là một phần của AEC cũng sẽ chỉ là đối với các lĩnh vực đầu tư nêu trên).
Thứ tư, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách đầu tư phát triển và xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng liên ASEAN là việc thực hiện sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) với các chương trình và dự án nhằm giúp đỡ ASEAN-4 thu hẹp khoảng cách phát triển với ASEAN-6 và đẩy nhanh tiến trình nhập khu vực như [84]: i) hệ thống ưu đãi hội nhập ASEAN (AISP) là việc các nước ASEAN-6 tự nguyện giảm thuế đơn phương đối với ASEAN-4 được thi hành từ tháng 01/2002; ii) kế hoạch thực hiện IAI (IAI Workplan) với thời gian sáu năm (2002-2008): giúp đỡ các nước ASEAN-4 phát triển 4 lĩnh vực ưu tiên và cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và viễn thông và hội nhập kinh tế khu vực sau đó bổ sung thêm 3 lĩnh vực: du lịch, xóa đói giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống và các dự án phát triển tổng hợp; iii) lộ trình hội nhập ASEAN (RAI) dành cho các nước ASEAN-4 là chương trình nhằm xác định lộ trình hội nhập riêng cho ASEAN-4 trong các lĩnh vực kinh tế như thương mại, đầu tư, tài chính, giao thông vận tải… Trong đó ASEAN-4 sẽ được hưởng các thời hạn ưu đãi và nhận được các hỗ trợ nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập để nhanh chóng hình thành liên kết kinh tế thống nhất ASEAN.
chương trình phát triển tiểu vùng [57, tr.96], ví dụ như: chiến lược hợp tác kinh tế 3 dòng sông Ayeyawady – Chao Phraya – Mê Kong (ACCMECS), khu vực tăng trưởng kinh tế Đông ASEAN (BIMP-EAGA) và tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng… Đồng thời, hỗ trợ các nước kém phát triển hơn hòa nhập vào cộng đồng ASEAN và để xây dựng nền kinh tế khu vực thành một “thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất” là phát triển một mạng lưới liên kết cơ sở hạ tầng toàn khu vực bao gồm: năng lượng, giao thông vận tải và viễn thông.
Thứ năm, hoàn thiện thể chế của AEC. Định hình về thể chế AEC như Sơ đồ dưới đây.
Sơ đồ 2.2: Thể chế của Cộng đồng kinh tế ASEAN
(Nguồn: Nguyễn Hồng Sơn (2009), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): nội dung và lộ trình, NXB KHXH, Hà Nội)
Các nội dung của AEC nêu trên mới chỉ là mức cam kết tối thiểu của một cộng đồng kinh tế. Mức độ hội nhập kinh tế của AEC vẫn còn thấp so với các liên kết kinh tế khác như EU, MERCOSUR và NAFTA. Thí dụ, theo xu hướng hiện nay, vào cuối năm 2015 là thời hạn AEC được hoàn thành thì AFTA có thể sẽ còn một số rào cản phi thuế quan chưa loại bỏ hết; AIA mới chỉ giới hạn ở mức mở cửa đầu tư 5 lĩnh vực đầu tư nói trên và các dịch vụ hỗ trợ cho 5 lĩnh vực này; lĩnh vực thương mại dịch vụ và tài chính trong AEC chưa được tự do hóa hoàn toàn; và mọi
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN (Nguyên thủ quốc gia)
Hội đồng điều phối ASEAN (hội nghị Bộ trưởng ngoại giao)
Hội đồng AEC (Hội nghị Bộ trưởng kinh tế)
Cơ quan cấp bộ trong từng lĩnh vực kinh tế
Hội nghị quan chức kinh tế cấp cao (SOME)
Tổng Thư ký ASEAN (Hàm Bộ trưởng)
Ban thư ký ASEAN HLTF
Ban thư ký quốc gia ASEAN
loại lao động chưa được tự do di chuyển. Ngay cả hiện nay thì mức độ tự do hóa kinh tế của ASEAN vẫn còn rất hạn chế. Theo Báo cáo về Chỉ số tự do hóa kinh tế năm 2008 của The Heritage Foundation thì mức độ tự do hóa kinh tế bình quân của ASEAN còn thấp hơn mức bình quân của thế giới. Trong 10 chỉ số cụ thể về mức độ tự do hóa kinh tế thì ASEAN vẫn đạt điểm thấp hơn điểm bình quân của thế giới về tự do hóa trong các lĩnh vực như kinh doanh, thương mại, tiền tệ, đầu tư, tài chính, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và mức độ tham nhũng (Bảng dưới).
Bảng 2.1: Chỉ số tự do kinh tế của ASEAN và của thế giới năm 2008
Điểm bình quân Tự do kinh doanh Tự do thương mại Tự do tài chính Quy mô chính phủ Tự do tiền tệ Tự do đầu tư Tự do tài chính Quyền sở hữu Không bị tham nhũng Tự do lao động ASEAN 57,9 58,3 70,7 79,9 89,6 72,7 36,7 37,8 34,4 35,7 63,1 Thế giới 60,3 62,8 72,0 74,9 67,7 74,4 50,3 51,7 45,6 41,1 62,1
(Nguồn: The Heritage Foundation. The 2008 Index of Economic Freedom. http:www.heritage.org/Research/AsiaandthePacific/images/b2101_table1.gif)