định của pháp luật.
Phòng Tài chắnh - Kế hoạch chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra thực hiện toàn bộ các khâu trong chu trình quản lý chi, đảm bảo cho dự toán được lập chắnh xác; đảm bảo việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng đúng định mức; đảm bảo hạch toán kế toán đúng chế độ và quyết toán đầy đủ, kịp thời.
KBNN huyện có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát quá trình chấp hành dự toán của các đơn vị sử dụng thông qua việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi của huyện.
Thủ trưởng đơn vị dự toán tổ chức kiểm tra việc chấp hành dự toán và kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phắ theo tiêu chuẩn định mức chi tiêu hiện hành của Nhà nước.
Trong quá trình kiểm tra, xét duyệt và thẩm định quyết toán, nếu phát hiện các khoản chi không đúng chế độ quy định của pháp luật phải thu hồi ngay cho NSNN và hạch toán chi cấp huyện.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cấphuyện huyện
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Chi NSNN luôn đảm bảo vì lợi ắch chung và đảm bảo sự công bằng cho một bộ phận những người có hoàn cảnh đặc biệt. Khi quốc gia, đất nước hay địa phương gặp thiên tai thì việc tăng chi tiêu để trợ cấp cho những gia đình, trường hợp bị nạn, gặp khó khăn, chi để khắc phục hậu quả, giữ ổn định kinh tế là điều tất yếu phải làm của chi NSNN.
Do đó, điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của địa phương, từ đó quyết định đến mức chi NSNN. Vị trắ địa lý của một địa phương chẳng hạn gần các trung tâm thương mại lớn, hay khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, hay nơi giao lưu thuận tiện cho kinh tế - xã hội - ngoại giao, hay vị trắ có thuận lợi về thu hút sự đầu tư của nước ngoài đều có tác động không hề nhỏ đến cơ cấu kinh tế của một địa phương, đặc biệt là tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng không hề nhỏ đến công tác quản lý chi NSNN: Một trong những đặc điểm của Ngân sách nhà nước là để phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội chung, mục tiêu là tăng trường và phát triển của toàn xã hội. Do vậy, các khoản chi Ngân sách nhà nước sẽ tăng lên khi đất nước, địa phương đó rơi vào khủng hoảng kinh tế cần sự trợ giúp của chắnh phủ để kắch thắch sự tăng trưởng và ổn định kinh tế.
Với một quốc gia, địa phương nếu khả năng tắch tụ và tắch lũy của nền kinh tế tốt thì không những hạn chế được mức chi của ngân sách mà còn cho thấy sự hoạt động tốt của nền kinh tế, một đồng tiền bỏ ra có hiệu quả cho tăng trưởng và phát triển đi kèm với hiệu quả không lãng phắ.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất trong các thành phần kinh tế có tắnh chất quyết định đến nội dung, cơ cấu chi NSNN trên địa bàn. Sự phát triển của lực lượng sản xuất vừa tạo khả năng và điều kiện cho việc hình thành nội dung cơ cấu chi NSNN một cách hợp lý, vừa đặt ra yêu cầu thay đổi nội dung cơ cấu chi trong thời kỳ nhất định theo hướng phát triển của địa phương.
Tổ chức bộ máy và vai trò của chắnh quyền cấp tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn là yếu tố quan trọng quyết định đến nội dung, cơ cấu chi NSNN trên địa bàn huyện. Quyết định đến bản chất và nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. Sự mở rộng hay thu hẹp bộ máy quản lý chắnh quyền trong nền kinh tế - xã hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi NSNN của huyện. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi nền kinh tế - xã hội của huyện phát triển thì hệ thống các mối quan hệ xã hội - thương mại - ngoại giao - pháp lý cũng theo đà được củng cố, hoàn thiện và phát triển.
1.3.3. Nhận thức và ý thức chấp hành của cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện
Ngoài hai nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội thì nhân tố nhận thức và ý thức chấp hành của các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN có ảnh hưởng to lớn đến cơ cấu chi ngân sách; bởi tất cả các khoản chi NSNN đều diễn ra
tại cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách.
Nếu đơn vị sử dụng ngân sách một các hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm theo đúng định mức thì chi NSNN sẽ giảm xuống, đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao và xã hội phát triển hơn rất nhiều.
Còn ngược lại, nếu chi NSNN quá đà, phung phắ, không tiết kiệm và kém hiệu quả thì chi NSNN tăng lên dẫn đến lãng phắ, tham nhũng trong sử dụng NSNN; khi đó đời sống nhân dân trở nên thiếu thốn, cực khổ, bần cùng và xã hội sẽ bị tụt dốc; khi đó, nền kinh tế địa phương nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung sẽ theo đà yếu kém.
1.3.4. Môi trường pháp lý
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu chi ngày càng nhiều thì cần có một môi trường pháp lý hoàn thiện và chặt chẽ để đảm bảo đúng quy định của nhà nước và quyền lợi của các đơn vị sử dụng. Các quy định, quy chế hợp lý sẽ hạn chế được rủi ro và tránh lãng phắ, thất thoát và đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của đơn vị sử dụng.
1.3.5. Công nghệ thông tin
Ngày nay với xu hướng Hiện đại hóa - Công nghiệp hóa thì công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và trong công tác quản lý chi nói riêng. Công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ thúc đẩy sự phát triển của hệ thống, giúp cho việc điều hành chi hiệu quả, khoa học và bảo đảm tắnh bảo mật cao; tạo điều kiện thuận lợi trong việc cập nhật và nâng cao trình độ học vấn cho đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý chi.
1.3.6. Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý NSNN cấp huyện
Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế trình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý được bố trắ càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi NSNN, giảm các yếu tố sai lệch thông tin. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, luận văn đã đi hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chi nhà nước cấp huyện để làm cơ sở nghiên cứu tiếp nội dung có liên quan đến đề tài luận văn.
Quản lý chi NSNN cấp huyện là quá trình các cơ quan QLNN có thẩm quyền sử dụng hệ thống các biện pháp tác động vào hoạt động chi cấp huyện, đảm bảo cho các khoản chi NSNN cấp huyện được sử dụng đúng mục đắch, tiết kiệm và hiệu quả. Nội dung quản lý chi NSNN cấp huyện bao gồm: lập, phân bổ và giao dự toán; chấp hành dự toán, quyết toán chi NSNN cấp huyện và thanh tra, kiểm tra chi NSNN cấp huyện.
Các nhân tố ảnh hưởng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện: tình hình phát triển kinh tế, môi trường pháp lý, công nghệ thông tin và nhận thức, ý thức chấp hành của cơ quan, đơn vị sử dụng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH