Thực trạng công tác duy trì nguồn nhân lực của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại tổng công ty xây lắp dầu khí nghệ an (Trang 25)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2 Thực trạng công tác duy trì nguồn nhân lực của Tổng công ty

2.2.1 Công tác đề bạt bổ nhiệm cán bộ của Tổng công ty

+ Nguyên tắc chung:

Việc bổ nhiệm cán bộ phải tuân thủ theo các nguyên tắc:

- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, quản lý đội ngũ cán bộ.

- Tập thể lãnh đạo Tổng công ty xem xét, quyết định một cách dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên, nhất là của Thủ trưởng cơ quan.

- Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, phải căn cứ vào phẩm chất đạo đức, năng lực và sở trường của cán bộ.

- Đảm bảo sự ổn định, kế thừ và phát triển của đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức.

- Thủ trưởng đơn vị và Bí thư cấp ủy tổ chức Đảng, lãnh đạo cơ quan đề xuất nhân sự và nhận xét, đánh giá cán bộ mà mình đề xuất.

- Tập thể cấp ủy tổ chức Đảng, lãnh đạo cơ quan thảo luận, nhận xét, đánh giá cán bộ, quyết định bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

+ Bổ nhiệm cán bộ: - Thời hạn giữ chức vụ.

Thời hạn giữ chức vụ là 5 năm đối với : Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và Trưởng, Phó các phòng ban, đơn vị trực thuộc.

Tiêu chuẩn chung

- Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt.

- Có hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước.

- Ý thức tổ chức kỷ luật cao; trung thực, dám làm và dám chịu trách nhiệm; có khả năng thực tiễn; được tập thể tín nhiệm thông qua kết quả lấy phiếu tín nhiệm. - Có trình độ chuyên môn với chuyên ngành phù hợp hoặc chuyên ngành khác nhưng đã có ít nhất 2 năm công tác ở lĩnh vực được đề nghị bổ nhiệm. Riêng đối với cán bộ trực thuộc cơ quan Tổng công ty phải có trình độ đại học trở lên.

- Có trình độ về quản lý và có đủ sức khoẻ để làm việc có hiệu quả và đáp ứng chức trách được giao.

Tiêu chuẩn riêng

Ngoài các tiêu chuẩn chung, cán bộ được bổ nhiệm còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh/vị trí.

Điều kiện bổ nhiệm

- Đạt tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh bổ nhiệm; - Có đầy đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm bao gồm: Sơ yếu lý lịch, Tờ trình của cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ và Nghị quyết của Hội đồng quản trị;

- Đủ điều kiện về tuổi khi bổ nhiệm, cụ thể:

Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ.

Đối với cán bộ đã từng đựơc bổ nhiệm nhưng sau đó có thời gian thôi không đảm nhận chức vụ nữa thì tuổi bổ nhiệm lần sau được áp dụng như điều kiện về tuổi bổ nhiệm lần đầu

Không thuộc các đối tượng đang bị cơ quan, chính quyền và tổ chức Đảng các cấp xem xét kỷ luật hoặc đang trong thời gian chịu thi hành kỷ luật với hình thức từ khiển trách trở lên và không thuộc các đối tượng bị cấm đảm nhiệm các chức vụ theo quy định của pháp luật.

Trình tự bổ nhiệm

+ Đối với các chức danh Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị; Trưởng ban, thành viên Ban kiểm soát:

- Căn cứ yêu cầu và nguồn cán bộ trong quy hoạch, Hội đồng quản trị cùng Ban Thường vụ đảng uỷ Tổng công ty nhận xét, đánh giá, lựa chọn và thống nhất về nhân sự dự kiến.

- Trình xin ý kiến cấp có thẩm quyền về chủ trương và phương án nhân sự. - Sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận, Hội đồng quản trị Tổng công ty thông qua Đại hội đồng cổ đông để quyết định.

+ Đối với các chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng:

- Căn cứ yêu cầu và nguồn cán bộ trong quy hoạch, Hội đồng quản trị cùng Ban Thường vụ đảng uỷ Tổng công ty nhận xét, đánh giá, lựa chọn và thống nhất về nhân sự dự kiến.

- Sau khi thống nhất phương án nhân sự, Hội đồng quản trị chỉ đạo việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ chủ chốt trong Tổng công ty đối với người dự kiến bổ nhiệm.

- Trên cơ sở kết quả thăm dò tín nhiệm, Hội đồng quản trị và Ban thường vụ Đảng ủy ban hành Nghị quyết liên tịch và xin ý kiến cấp có thẩm quyền về việc bổ nhiệm cán bộ.

- Trên cơ sở ý kiến chấp thuận của cấp có thẩm quyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị ban hành quyết định bổ nhiệm cán bộ.

+ Đối với các chức danh Chánh văn phòng; Trưởng phòng, ban; Thủ trưởng các Xí nghiệp, Đội và đơn vị tương đương thuộc Tổng công ty.

- Căn cứ yêu cầu và nguồn cán bộ trong quy hoạch, Hội đồng quản trị cùng Ban Thường vụ đảng uỷ Tổng công ty nhận xét, đánh giá, lựa chọn và thống nhất về nhân sự dự kiến.

- Sau khi thống nhất phương án nhân sự, Hội đồng quản trị và Ban thường vụ Đảng ủy ban hành Nghị quyết liên tịch về bổ nhiệm cán bộ.

- Trên cơ sở Nghị quyết liên tịch của Hội đồng quản trị và Ban thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị ban hành quyết định bổ nhiệm cán bộ.

+ Đối với các chức danh thuộc thẩm quyền quyết định của Tổng giám đốc. - Căn cứ yêu cầu, quy hoạch cán bộ, Thủ trưởng đơn vị sử dụng cán bộ xin ý kiến về chủ trương và đề xuất phương án nhân sự lên Tổng giám đốc

- Tổng giám đốc xem xét lựa chọn, xin ý kiến của Ban thường vụ và Hội đồng quản trị và quyết định sau khi có Nghị quyết của liên tịch Ban Thường vụ đảng uỷ và Hội đồng quản trị tổng công ty.

+ Đối với các chức danh cán bộ chủ chốt tại công ty con thực hiện theo các bước sau:

- Công ty con xây dựng chủ trương và phương án nhân sự dự kiến bầu/bổ nhiệm.

- Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty con báo cáo Tổng công ty về chủ trương và phương án nhân sự.

- Sau khi được Tổng công ty đồng ý, Công ty tiến hành quy trình bầu/ bổ nhiệm cán bộ theo quy chế của đơn vị và báo cáo kết quả bầu/ bổ nhiệm về Tổng công ty.

Có thể thấy công tác bổ nhiệm cán bộ đã được Tổng công ty chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đủ cả tài và đức. Điều này thúc đẩy cán bộ công nhân

viên Tổng công ty không ngừng phấn đấu, lao động và rèn luyện bản thân để có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Và cũng nhờ thế, cán bộ được bổ nhiệm đều là những người xứng đáng, có khả năng hoàn thành tốt công việc, chức vụ mới, giúp Tổng công ty ngày càng ổn định và phát triển.

2.2.2 Công tác quản lý tiền lương và chính sách đãi ngộ+ Công tác quản lý tiền lương + Công tác quản lý tiền lương

. Tiền lương là động lực lớn thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, tăng cường hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ chế tiền lương được xây dựng với mục đích không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho người lao động trên cơ sở nâng cao thu nhập bình quân đầu người. Bên cạnh đó, cơ chế tiền lương còn là một chính sách quan trọng góp phần thu hút nhân lực về cho Tổng công ty.

Căn cứ áp dụng:

− Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước;

− Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về việc quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty Nhà nước;

− Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương đối với công ty mẹ do Nhà nước làm chủ sở hữu và các công ty con trong Tập đoàn kinh tế;

− Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An;

Đối tượng áp dụng:

Là CBCNV thuộc Cơ quan Tổng công ty bao gồm:

− Tổng giám đốc;

− Các phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng;

− Người lao động đang thực hiện Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động, trừ lao động ký hợp đồng khoán, hợp đồng thời vụ.

Nguyên tắc trả lương:

− Phù hợp với các quy định về tiền lương, thu nhập của Nhà nước, Tập Đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam;

− Mỗi vị trí công việc đều được xác định bậc lương vị trí công việc trong thang bảng lương vị trí công việc. Người lao động làm việc gì thì được trả lương theo bậc lương vị trí công việc đó.

− Mỗi vị trí công việc được xây dựng và thể hiện trong bản mô tả vị trí công việc và được phổ biến trực tiếp, cụ thể cho người lao động liên quan khi đảm nhận vị trí công việc đó.

− Tiền lương và các khoản phụ cấp đối với từng vị trí công việc được phổ biến và thỏa thuận trực tiếp với Người lao động trước khi ký kết hợp đồng lao động.

− Từ Quỹ dự phòng năm trước chuyển sang;

− Từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty;

− Từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định của Pháp luật. Sử dụng quỹ tiền lương

− Trả trực tiếp cho người lao động theo thang bảng lương hiện hành;

− Thưởng theo hiệu quả và kết quả hoàn thành công việc;

− Điều tiết tiền lương giữa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty. Trả lương hàng tháng:

Tiền lương hàng tháng của CBCNV được trả theo 2 phần:  Phần lương cơ bản:

− Được trả theo hệ thống thang, bảng lương, phụ cấp lương được ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và mức lương tối thiểu của Nhà nước.

− Lương cơ bản của CBCNV là cơ sở để thỏa thuận trong Hợp đồng lao động và làm căn cứ xác định các chế độ liên quan: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, và các khoản trả lương, phụ cấp khác theo quy định của Pháp luật.

Phần lương vị trí chức danh công việc: Được trả theo hệ số lương chức danh quy định tại phụ lục số 01 (Bảng hệ số lương chức danh) kèm theo Quy chế này và mức lương chức danh tối thiểu do Tổng công ty quy định.

 Tiền lương hàng tháng của CBCNV được trả theo 2 phần theo công thức sau:

Li = Lci + Lvti

Li : Tiền lương thực lĩnh theo ngày làm việc thực tế của người “i” trong tháng.

Lci : Tiền lương cơ bản thực lĩnh theo ngày làm việc thực tế của người “i” trong tháng.

Lvti : Tiền lương vị trí công việc thực lĩnh theo ngày làm việc thực tế của người “i” trong tháng.

TLmincb: Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định.

Hci : Hệ số lương cơ bản của người “i” theo quy định hiện hành của Chính phủ.

Pci : Hệ số phụ cấp của người “i” được hưởng theo các quy định và hướng dẫn của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội.

Lvti =

[TLminvt × (Hvti+Pmi) × Ni × ki] Ncđ

Ni : Số ngày công làm việc theo thực tế của người “i” trong tháng. Ncđ : Số ngày công theo chế độ làm việc của Công ty.

TLminvt: Mức lương vị trí công việc tối thiểu do Công ty quy định. Hvti : Hệ số lương theo vị trí công việc của người “i”.

Pmi : Hệ số phụ cấp theo vị trí công việc của người “i” được hưởng. Ki : Hệ số hoàn thành công việc của người thứ “i” trong tháng.

Hệ số hoàn thành công việc được xác định theo biên bản họp xét xếp loại của Công ty hàng tháng dựa trên kết quả công việc của mỗi CBCNV.

 Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại CBCNV:

− Hàng tháng căn cứ vào vị trí công việc được giao và mức độ hoàn thành công việc được giao và mức độ hoàn thành công việc, mỗi CBCNV lập Phiếu đánh giá kết quả thực hiện công việc hàng tháng (Phụ lục 04), gửi Lãnh đạo Phòng/Ban để đánh giá xếp loại lại mức độ hoàn thành công việc cho từng CBCNV và gửi về Phòng Tổ chức Nhân sự Tổng công ty để tổng hợp kiểm tra và trình Lãnh đạo Tổng công ty phê duyệt.

− Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CBCNV được xếp theo loại A*, A, B,C như sau:

Stt Xếp loại Hệ số hoàn thành công việc (Ki)

1 A* 1,1

2 A 1,0

3 B 0,9

4 C 0,8

Loại A*: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có năng suất, chất lượng cao và đóng góp tích cực cho nhiệm vụ chung; Chấp hành tốt các Nội quy, quy định của Tổng công ty; Đảm bảo đầy đủ ngày công làm việc. Tỷ lệ xếp loại nhóm này tối đa bằng 30% số CBCNV trong Phòng/Ban.

Loại A: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hiệu suất công tác tốt; Chấp hành tốt các Nội quy, quy định của Tổng công ty;

Loại B: Hoàn thành nhiệm vụ được giao, hiệu suất công tác ở mức trung bình, cần củng cố, cải thiện ở một số nhiệm vụ;

Loại C: Kết quả thực hiện công việc chưa đạt yêu cầu hoặc có vi phạm các Nội quy, quy định của Tổng công ty.

Cơ quan Tổng công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian thực tế làm việc trong tháng. Tiền lương hàng tháng của CBCNV được trả 01 lần thông qua hệ thống tài khoản của cá nhân từ ngày 03 đến ngày 15 hàng tháng.

Căn cứ tính trả lương hàng tháng:

Bảng chấm công thực tế của CBCNV, Phiếu đánh giá kết quả thực hiện công việc hàng tháng; Hệ số lương, các chế độ phụ cấp lương (nếu có) theo quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ; Hệ số lương và phụ cấp theo chức danh của CBCNV kèm theo các giấy tờ đảm bảo đầy đủ thủ tục thanh toán.

Việc thực hiện công tác tiền lương, giải quyết chính sách cho người lao động được thực hiện kịp thời, đúng pháp luật, tạo điều kiện cho người lao động yên tâm công tác.

Bảng1.5 : Kết quả thực hiện công tác tiền lương năm 2010

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch 2010 Kết quả thực hiện

1. Tổng quỹ lương Kế hoạch Tỷ đồng 34.591 37,445

2. Tiền lương thực hiện trong kỳ Tỷ đồng 38.434 37,445

3. Tổng thu nhập Tỷ đồng 43,200 42,723

4. Tiền lương bình quân Trđ/ng/th 4.003 3,940

5. Thu nhập bình quân Trđ/ng/th 4.500 4,501

( Nguồn: Phòng TCKT - Tổng công ty xây lắp dầu khí Nghệ An )

Trả lương trong một số trường hợp khác:

CBCNV được Tổng Công ty cử đi công tác, hội họp, tham quan, học tập đào tạo bồi dưỡng chuyên môn; trong thời gian người lao động nghỉ phép (kể cả ngày đi đường), nghỉ Lễ, Tết và trong thời gian nghỉ chờ giải quyết chế độ hưu trí ... được trả lương cụ thể theo Phụ lục 07.

Trả lương thử việc: Người lao động trong thời gian thử việc được trả 100% tiền lương cơ bản. Thời gian thử việc theo quy định của Bộ luật lao động.

Trả lương cho CBCNV có chức danh Chuyên viên/ Kỹ sư mới ra trường được tuyển dụng vào Cơ quan Tổng công ty:

− Hưởng 100% lương cơ bản và 85% lương chức danh công việc của bậc 1 cùng ngạch trong thời gian ít nhất 6 tháng kể từ ngày được tuyển dụng. Sau thời gian trên nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Trưởng Phòng/Ban đề nghị Hội đồng lương xem xét để được hưởng mức 100% tiền lương chức danh bậc 1.

− CBCNV có học vị từ Thạc sỹ trở lên nếu được giao phụ trách, thực hiện những công việc quan trọng trong Phòng/Ban và hoàn thành tốt công việc được giao

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại tổng công ty xây lắp dầu khí nghệ an (Trang 25)