Công tác quản lý tiền lương và chính sách đãi ngộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại tổng công ty xây lắp dầu khí nghệ an (Trang 28 - 35)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.2. Công tác quản lý tiền lương và chính sách đãi ngộ

+ Công tác quản lý tiền lương

. Tiền lương là động lực lớn thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, tăng cường hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ chế tiền lương được xây dựng với mục đích không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho người lao động trên cơ sở nâng cao thu nhập bình quân đầu người. Bên cạnh đó, cơ chế tiền lương còn là một chính sách quan trọng góp phần thu hút nhân lực về cho Tổng công ty.

Căn cứ áp dụng:

− Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước;

− Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về việc quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty Nhà nước;

− Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương đối với công ty mẹ do Nhà nước làm chủ sở hữu và các công ty con trong Tập đoàn kinh tế;

− Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An;

Đối tượng áp dụng:

Là CBCNV thuộc Cơ quan Tổng công ty bao gồm:

− Tổng giám đốc;

− Các phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng;

− Người lao động đang thực hiện Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động, trừ lao động ký hợp đồng khoán, hợp đồng thời vụ.

Nguyên tắc trả lương:

− Phù hợp với các quy định về tiền lương, thu nhập của Nhà nước, Tập Đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam;

− Mỗi vị trí công việc đều được xác định bậc lương vị trí công việc trong thang bảng lương vị trí công việc. Người lao động làm việc gì thì được trả lương theo bậc lương vị trí công việc đó.

− Mỗi vị trí công việc được xây dựng và thể hiện trong bản mô tả vị trí công việc và được phổ biến trực tiếp, cụ thể cho người lao động liên quan khi đảm nhận vị trí công việc đó.

− Tiền lương và các khoản phụ cấp đối với từng vị trí công việc được phổ biến và thỏa thuận trực tiếp với Người lao động trước khi ký kết hợp đồng lao động.

− Từ Quỹ dự phòng năm trước chuyển sang;

− Từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty;

− Từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định của Pháp luật. Sử dụng quỹ tiền lương

− Trả trực tiếp cho người lao động theo thang bảng lương hiện hành;

− Thưởng theo hiệu quả và kết quả hoàn thành công việc;

− Điều tiết tiền lương giữa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty. Trả lương hàng tháng:

Tiền lương hàng tháng của CBCNV được trả theo 2 phần:  Phần lương cơ bản:

− Được trả theo hệ thống thang, bảng lương, phụ cấp lương được ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và mức lương tối thiểu của Nhà nước.

− Lương cơ bản của CBCNV là cơ sở để thỏa thuận trong Hợp đồng lao động và làm căn cứ xác định các chế độ liên quan: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, và các khoản trả lương, phụ cấp khác theo quy định của Pháp luật.

Phần lương vị trí chức danh công việc: Được trả theo hệ số lương chức danh quy định tại phụ lục số 01 (Bảng hệ số lương chức danh) kèm theo Quy chế này và mức lương chức danh tối thiểu do Tổng công ty quy định.

 Tiền lương hàng tháng của CBCNV được trả theo 2 phần theo công thức sau:

Li = Lci + Lvti

Li : Tiền lương thực lĩnh theo ngày làm việc thực tế của người “i” trong tháng.

Lci : Tiền lương cơ bản thực lĩnh theo ngày làm việc thực tế của người “i” trong tháng.

Lvti : Tiền lương vị trí công việc thực lĩnh theo ngày làm việc thực tế của người “i” trong tháng.

TLmincb: Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định.

Hci : Hệ số lương cơ bản của người “i” theo quy định hiện hành của Chính phủ.

Pci : Hệ số phụ cấp của người “i” được hưởng theo các quy định và hướng dẫn của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội.

Lvti =

[TLminvt × (Hvti+Pmi) × Ni × ki] Ncđ

Ni : Số ngày công làm việc theo thực tế của người “i” trong tháng. Ncđ : Số ngày công theo chế độ làm việc của Công ty.

TLminvt: Mức lương vị trí công việc tối thiểu do Công ty quy định. Hvti : Hệ số lương theo vị trí công việc của người “i”.

Pmi : Hệ số phụ cấp theo vị trí công việc của người “i” được hưởng. Ki : Hệ số hoàn thành công việc của người thứ “i” trong tháng.

Hệ số hoàn thành công việc được xác định theo biên bản họp xét xếp loại của Công ty hàng tháng dựa trên kết quả công việc của mỗi CBCNV.

 Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại CBCNV:

− Hàng tháng căn cứ vào vị trí công việc được giao và mức độ hoàn thành công việc được giao và mức độ hoàn thành công việc, mỗi CBCNV lập Phiếu đánh giá kết quả thực hiện công việc hàng tháng (Phụ lục 04), gửi Lãnh đạo Phòng/Ban để đánh giá xếp loại lại mức độ hoàn thành công việc cho từng CBCNV và gửi về Phòng Tổ chức Nhân sự Tổng công ty để tổng hợp kiểm tra và trình Lãnh đạo Tổng công ty phê duyệt.

− Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CBCNV được xếp theo loại A*, A, B,C như sau:

Stt Xếp loại Hệ số hoàn thành công việc (Ki)

1 A* 1,1

2 A 1,0

3 B 0,9

4 C 0,8

Loại A*: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có năng suất, chất lượng cao và đóng góp tích cực cho nhiệm vụ chung; Chấp hành tốt các Nội quy, quy định của Tổng công ty; Đảm bảo đầy đủ ngày công làm việc. Tỷ lệ xếp loại nhóm này tối đa bằng 30% số CBCNV trong Phòng/Ban.

Loại A: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hiệu suất công tác tốt; Chấp hành tốt các Nội quy, quy định của Tổng công ty;

Loại B: Hoàn thành nhiệm vụ được giao, hiệu suất công tác ở mức trung bình, cần củng cố, cải thiện ở một số nhiệm vụ;

Loại C: Kết quả thực hiện công việc chưa đạt yêu cầu hoặc có vi phạm các Nội quy, quy định của Tổng công ty.

Cơ quan Tổng công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian thực tế làm việc trong tháng. Tiền lương hàng tháng của CBCNV được trả 01 lần thông qua hệ thống tài khoản của cá nhân từ ngày 03 đến ngày 15 hàng tháng.

Căn cứ tính trả lương hàng tháng:

Bảng chấm công thực tế của CBCNV, Phiếu đánh giá kết quả thực hiện công việc hàng tháng; Hệ số lương, các chế độ phụ cấp lương (nếu có) theo quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ; Hệ số lương và phụ cấp theo chức danh của CBCNV kèm theo các giấy tờ đảm bảo đầy đủ thủ tục thanh toán.

Việc thực hiện công tác tiền lương, giải quyết chính sách cho người lao động được thực hiện kịp thời, đúng pháp luật, tạo điều kiện cho người lao động yên tâm công tác.

Bảng1.5 : Kết quả thực hiện công tác tiền lương năm 2010

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch 2010 Kết quả thực hiện

1. Tổng quỹ lương Kế hoạch Tỷ đồng 34.591 37,445

2. Tiền lương thực hiện trong kỳ Tỷ đồng 38.434 37,445

3. Tổng thu nhập Tỷ đồng 43,200 42,723

4. Tiền lương bình quân Trđ/ng/th 4.003 3,940

5. Thu nhập bình quân Trđ/ng/th 4.500 4,501

( Nguồn: Phòng TCKT - Tổng công ty xây lắp dầu khí Nghệ An )

Trả lương trong một số trường hợp khác:

CBCNV được Tổng Công ty cử đi công tác, hội họp, tham quan, học tập đào tạo bồi dưỡng chuyên môn; trong thời gian người lao động nghỉ phép (kể cả ngày đi đường), nghỉ Lễ, Tết và trong thời gian nghỉ chờ giải quyết chế độ hưu trí ... được trả lương cụ thể theo Phụ lục 07.

Trả lương thử việc: Người lao động trong thời gian thử việc được trả 100% tiền lương cơ bản. Thời gian thử việc theo quy định của Bộ luật lao động.

Trả lương cho CBCNV có chức danh Chuyên viên/ Kỹ sư mới ra trường được tuyển dụng vào Cơ quan Tổng công ty:

− Hưởng 100% lương cơ bản và 85% lương chức danh công việc của bậc 1 cùng ngạch trong thời gian ít nhất 6 tháng kể từ ngày được tuyển dụng. Sau thời gian trên nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Trưởng Phòng/Ban đề nghị Hội đồng lương xem xét để được hưởng mức 100% tiền lương chức danh bậc 1.

− CBCNV có học vị từ Thạc sỹ trở lên nếu được giao phụ trách, thực hiện những công việc quan trọng trong Phòng/Ban và hoàn thành tốt công việc được giao thì được xếp lương chức danh phù hợp với vị trí công việc đảm nhận trên cơ sở đề nghị của Phòng/Ban và đánh giá của Hội đồng lương Tổng Công ty.

 Trả lương khoán gọn: Lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng thời vụ được trả tiền công theo mức thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động.

Tiền lương làm thêm giờ, tiền lương nghỉ phép năm: + Tiền lương làm thêm giờ:

− Tiền làm thêm giờ chỉ được thanh toán đối với những công việc phát sinh nằm ngoài kế hoạch đã được giao của Phòng/Ban. Mức tiền lương làm thêm giờ được thanh toán theo tiền lương cơ bản theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP.

− Khi có nhu cầu làm thêm giờ, Trưởng Phòng/Ban phải có kế hoạch làm thêm giờ và lệnh điều động làm thêm giờ trình Tổng giám đốc xem xét, phê duyệt (Phụ lục 06) gửi về Phòng Tổ chức Nhân sự trước khi tổ chức làm thêm giờ để theo dõi, kiểm tra, giám sát việc làm thêm giờ.

− Trên cơ sở phê duyệt của lãnh đạo Tổng công ty Trưởng Phòng/Ban bố trí CBCNV làm thêm giờ nhằm đảm bảo hoàn thành công việc được giao đúng tiến độ và có chất lượng. CBCNV làm thêm giờ được bố trí nghỉ bù, trường hợp không thể bố trí nghỉ bù, Trưởng Phòng/Ban làm đề nghị, kèm theo Bảng chấm công làm thêm giờ của từng CBCNV trình Tổng giám đốc/Phó Tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực phê duyệt và thanh toán lương làm thêm giờ cho CBCNV.

− Các chức danh từ Phó Trưởng bộ phận và tương đương Cơ quan Tổng công ty trở lên không được thanh toán tiền làm thêm giờ.

− CBCNV làm thêm giờ để hoàn thành nhiệm vụ theo chuyên môn, nghiệp vụ được giao thì không được thanh toán tiền lương làm thêm giờ.

+ Tiền lương nghỉ phép năm:

− Thời gian nghỉ phép hàng năm được tính theo quy định của Bộ luật Lao động và Thỏa ước lao động tập thể của cơ quan Tổng công ty;

− Trong thời gian người lao động nghỉ phép theo quy định thì được trả lương 100% lương cơ bản và 100% lương chức danh (Phụ lục 07).

− Trường hợp CBCNV không nghỉ hết phép theo tiêu chuẩn do không bố trí hết những ngày nghỉ phép của năm thì được thanh toán cho những ngày chưa nghỉ theo mức tiền lương cơ bản.

− Khi chấm dứt hợp đồng lao động, nếu người lao động chưa nghỉ hết phép năm theo quy định hiện hành của Tổng công ty thì được thanh toán tiền lương nghỉ phép cho những ngày phép được nghỉ mà chưa nghỉ.

Khi khả năng quỹ lương cho phép, Tổng giám đốc Tổng công ty sẽ quyết định chỉ lương bổ sung cho người lao động. Việc chi lương bổ sung căn cứ vào hệ số lương (lương cơ bản và lương vị trí công việc), mức độ hoàn thành công việc và thời gian làm việc tại Tổng công ty của người lao động trong kỳ chi lương bổ sung.

+ Chính sách và chế độ đãi ngộ:

Tiền lương là một khoản thu nhập giúp người lao động duy trì cuộc sống, duy trì sức lao động để tiếp tục làm việc, tiếp tục sản xuất. Nhưng muốn người lao động hăng say trong công việc, khiến họ tích cực hơn, phấn đấu hơn thì ngoài tiền lương cơ bản, họ còn cần những quan tâm khác về vật chất cũng như tinh thần. Nắm được tâm lý đó, trong những năm qua Tổng công ty đã không ngừng cố gắng trong công tác tạo động lực cho người lao động, thể hiện qua các chính sách và chế độ đãi ngộ đang được Tổng công ty tích cực thực hiện và vẫn tiếp tục bổ sung, sửa đổi sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của cán bộ công nhân viên.

Tiền thưởng:

Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Do đó, ngoài tiền lương chính, Tổng công ty còn áp dụng các hình thức thưởng để cổ vũ tinh thần làm việc cho cán bộ công nhân viên, giúp họ có trách nhiệm hơn, năng động hơn.

Các hình thức thưởng mà Tổng công ty đang áp dụng là :

Thưởng theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh : khi Tổng công ty làm ăn có hiệu quả cao, mang lại nhiều lợi nhuận để lại sau khi nộp ngân sách và phân phối váo các quỹ sẽ bổ sung quỹ lương, bổ sung lương cho người lao động theo hệ số. Hình thức thưởng này được áp dụng vào cuối mỗi quý.

Thưởng do hoàn thành công việc : là hình thức thưởng bên cạnh tiền lương, được áp dụng để khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc. Thưởng do hoàn thành công việc căn cứ vào tình hình làm việc cụ thể của từng nhân viên và căn cứ vào tình hình tài chính của Tổng công ty để trích thêm một phần tiền thưởng cho những cán bộ công nhân viên dưới hình thức sau:

- Thưởng hoàn thành đúng kế hoạch - Thưởng chất lượng thực hiện công việc - Thưởng cá nhân xuất sắc

- Thưởng theo đề nghị của Ban giám đốc

Thưởng cho những cá nhân tìm thêm được khách hàng, ký được hợp đồng mới, giới thiệu thêm khách hàng hoặc có các hoạt động làm tăng lợi nhuận cho Tổng công ty. Tiền thưởng được xác định bằng tỷ lệ % so với phần lợi ích mà nhân viên mang lại cho Tổng công ty.

Thưởng cho các dịp lễ, tết: là tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên vào các dịp nghỉ lễ, tết như Tết nguyên đán, 30 - 4 ( giải phòng miền Nam ), 1 - 5 ( quốc

tế lao động ), 2 - 9 ( Quốc khánh ). Các mức thưởng có thể dao động từ 500000 - 1000000 tùy tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Về nguồn hình thành tiền thưởng: tiền thưởng được trích từ hai quỹ Phúc lợi và quỹ khen thưởng. Cuối mỗi đợt thi đua, trưởng các phòng ban tổng kết đánh giá tình hình thực hiện công việc, mức độ hoàn thành của các nhân viên trong phòng rồi gửi Văn phòng phối hợp với Tổ chức nhân sự, Công đoàn cơ quan Tổng công ty bình xét và tổng hợp báo cáo Tổng giám đốc phê duyệt. Từ đó đưa ra các quyết định khen thưởng cho từng người

Việc duy trì nguồn tiền thưởng thường xuyên của Tổng công ty thực sự có tác dụng rất lớn, là động lực thúc đẩy người lao động không ngừng phấn đấu trong công việc. Qua đó cũng cho thấy sự quan tâm, động viên của Tổng công ty đối với người lao động, giúp họ có niềm hứng khởi khi làm việc.

Phụ cấp tiền lương: + Các chế độ phụ cấp tiền lương:

- Phụ cấp chức vụ: Các chức danh Trưởng phòng / Ban được hưởng phụ cấp chức vụ tính trên lương cơ bản qui định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

- Phụ cấp công việc không ổn định: Lái xe phải làm việc thêm ngoài giờ được hưởng phụ cấp công việc không ổn định ( thay thế tiền lương làm thêm giờ ) với mức bằng 0,4 trên mức lương vị trí công việc tối thiểu do Tổng công ty qui định (TLminvt).

- Phụ cấp công trường : Lãnh đạo Tổng công ty và CBCNV cót hời gian làm việc tại công trường được hưởng mức phụ cấp công trường: 10% tính trên phần

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại tổng công ty xây lắp dầu khí nghệ an (Trang 28 - 35)