Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại tổng công ty xây lắp dầu khí nghệ an (Trang 35 - 41)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.3.Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

+ Mục đích:

Công tác đào tạo của Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An được tiến hành nhằm mục đích đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBCNV; xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học phù hợp với chiến lược phát triển của Tổng công ty.

Quy chế tổ chức và quản lý công tác đào tạo của Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An xây dựng và ban hành nhằm quy định các nguyên tắc quản lý và tổ chức triển khai thực hiện công tác đào tạo của Tổng công ty.

Các loại hình và hình thức đào tạo:

− Các loại hình đào tạo: Đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kèm cặp, thực tập, đào tạo theo dự án, đào tạo công nhân kỹ thuật, đại học, sau đại học, chính trị...

− Các hình thức đào tạo: Đào tạo dài hạn, ngắn hạn, chính quy, tại chức, tập trung, không tập trung, từ xa…

Nguồn kinh phí đào tạo:

− Kinh phí quản lý của Tổng công ty;

− Chi phí sản xuất kinh doanh của Đơn vị trực thuộc Tổng công ty;

− Kinh phí hỗ trợ của Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam/ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;

− Kinh phí của cá nhân người được cử đi đào tạo;

− Các nguồn tài trợ khác.

Hội đồng đào tạo:

− Hội đồng đào tạo của Tổng công ty được thành lập và hoạt động theo quyết định của Tổng giám đốc Tổng công ty ban hành.

− Các thành viên của Hội đồng đào tạo bao gồm:

• Tổng giám đốc: Chủ tịch hội đồng;

• Phó tổng giám đốc (Phụ trách công tác đào tạo): Phó chủ tịch;

• Trưởng phòng tổ chức nhân sự : Ủy viên thường trực

• Chuyên viên phụ trách công tác đào tạo: Ủy viên

• Và các thành viên khác do Tổng giám đốc quyết định. Phân cấp công tác đào tạo:

− Các chương trình đào tạo cấp Tổng công ty là các chương trình được tổ chức thực hiện và quản lý trên cơ sở kế hoạch đào tạo dài hạn và kế hoạch đào tạo hàng năm bằng kinh phí đào tạo của Tổng công ty.

− Các chương trình đào tạo cấp đơn vị là các chương trình phục vụ cho mục đích nâng cao trình độ, phát triển nguồn nhân lực của các Đơn vị và được thực hiện bằng kinh phí của Đơn vị.

− Đối với các dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tư: Các ban quản lý dự án có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo, lựa chọn các chương trình đào tạo và các đối tác trình Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt làm căn cứ để triển khai thực hiện. Phòng tổ chức nhân sự, các Phòng/ Ban chuyên môn khác của Tổng công ty có trách nhiệm hỗ trợ các ban quản lý dự án trong việc thực hiện công tác đào tạo.

Trách nhiệm chung của các Phòng/ Ban, Đơn vị và CBCNV Tổng công ty:

+ Phòng tổ chức nhân sự là đầu mối và chịu trách nhiệm giúp Tổng giám đốc Tổng công ty quản lý toàn bộ công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty.

+ Trưởng các Phòng/ Ban, Thủ trưởng Đơn vị và cán bộ tổ chức Đơn vị là đầu mối chịu trách nhiệm phụ trách công tác đào tạo của Đơn vị mình, cụ thể:

− Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo hàng năm của đơn vị mình.

− Tham gia cùng phòng tổ chức nhân sự trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn và hàng năm của Tổng công ty.

− Lập kế hoạch, chương trình, bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp để đào tạo kèm cặp nhân viên mới đến làm việc trong các Phòng/ Ban và Đơn vị.

− Phối hợp với phòng tổ chức nhân sự theo dõi, quản lý CBCNV được cử đi đào tạo.

− Phải tạo điều kiện để CBCNV tham dự đầy đủ khoá đào tạo khi đã có quyết định của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm liên đới về việc không hoàn thành nhiệm vụ học tập của CBCNV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Đánh giá và phản hồi hiệu quả các chương trình đào tạo và các kiến nghị gửi tới phòng tổ chức nhân sự.

− Tạo điều kiện thuận lợi để tiếp nhận sinh viên của các cơ sở đào tạo thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam và con em CBCNV trong Tổng công ty đến thực tập.

− Sử dụng hiệu quả cán bộ đã được đào tạo; phải tạo điều kiện thuận lợi cho CBCNV được cử đi đào tạo ứng dụng những kiến thức được đào tạo vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, của Đơn vị.

+ Lãnh đạo Tổng công ty, Trưởng các Phòng/ Ban và Thủ trưởng các Đơn vị, các cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong Tổng công ty có trách nhiệm tham gia vào công tác đào tạo của Tổng công ty và đơn vị dưới hình thức giảng dạy các khoá đào tạo chuyên môn, nhập ngành, tập huấn, kèm cặp tại chỗ... cho CBCNV khi có yêu cầu

Việc tuyển chọn CBCNV tham gia đào tạo:

− Các Phòng/ Ban và Đơn vị lựa chọn cử CBCNV đi đào tạo (Bằng văn bản) căn cứ vào chức danh công việc và quy hoạch. Công tác lựa chọn và cử CBCNV đi đào tạo phải theo đúng mục đích sử dụng, đảm bảo tính kế thừa trong công tác cán bộ và không được chậm hơn thời gian quy định trong công văn yêu cầu.

Tổng công ty có quyền không chấp nhận CBCNV do các Phòng/ Ban và Đơn vị cử đi đào tạo hoặc yêu cầu cử cán bộ khác thay thế nếu xét thấy cán bộ dự kiến cử đi đào tạo không đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và các yêu cầu khác của khoá đào tạo hoặc vi phạm quy chế đào tạo từ khoá đào tạo trước đó hoặc không phù hợp với chức danh cần đào tạo.

+ Kế hoạch đào tạo và sử dụng kinh phí đào tạo Kế hoạch đào tạo của các Phòng/ Ban, Đơn vị:

− Kế hoạch đào tạo hàng năm của các Phòng/ Ban và Đơn vị được xây dựng riêng, cụ thể trên cơ sở nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của đơn vị và được trình duyệt cùng với kế hoạch sản xuất kinh doanh.

− Trước ngày 10 tháng 01 hàng năm, Phòng/ Ban và Đơn vị có trách nhiệm báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo năm trước và lập kế hoạch đào tạo năm tiếp theo gửi Tổng công ty.

− Kế hoạch đào tạo của Tổng công ty được xây dựng trên cơ sở chiến lược sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt, yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CBCNV (Ưu tiên một số chuyên ngành Tổng công ty cần), nguồn kinh phí dành cho công tác đào tạo và các nguồn tài chính khác.

− Trước ngày 20 tháng 01 hàng năm, phòng TCNS căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và bản kế hoạch đào tạo của các Phòng/ Ban và Đơn vị trình lên, tiến hành tổng hợp và xây dựng kế hoạch đào tạo năm của Tổng công ty để báo cáo Tổng giám đốc xem xét thông qua và trình HĐQT Tổng công ty phê duyệt.

− Phòng TCNS phối hợp với phòng TCKT lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo và chi phí đào tạo của năm vừa thực hiện để báo cáo Tổng giám đốc và HĐQT Tổng công ty.

Tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo:

Trên cơ sở kế hoạch đào tạo hàng năm được HĐQT phê duyệt, Tổng giám đốc chỉ đạo, phòng tổ chức nhân sự phối hợp với các Phòng/ Ban và Đơn vị liên quan tiến hành triển khai thực hiện các khoá đào tạo theo kế hoạch. Sau khi Tổng giám đốc cho phép triển khai các chương trình/ khoá đào tạo:

− Phòng tổ chức nhân sự tiến hành thảo hợp đồng/ thoả thuận với các cơ sở đào tạo để triển khai thực hiện (Các chương trình đào tạo do Tổng công ty tổ chức) trình Tổng giám đốc xem xét phê duyệt.

− Phòng tổ chức nhân sự phối hợp với Phòng tài chính kế toán thực hiện các thủ tục: lập dự toán, tạm ứng, thanh quyết toán chi phí đào tạo theo từng hợp đồng/ thoả thuận đào tạo.

Đối với các khoá đào tạo do đơn vị tự thực hiện, sử dụng kinh phí của Đơn vị, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm:

− Phê duyệt cơ sở đào tạo, danh sách CBCNV được cử đi đào tạo, dự toán chi phí đào tạo của từng khóa đào tạo trên cơ sở kế hoạch năm đã được Tổng công ty phê duyệt.

Ký hợp đồng/ thoả thuận với cơ sở đào tạo và thanh toán, quyết toán chi phí đào tạo theo từng hợp đồng/ thoả thuận đào tạo.

+ Điều kiện và tiêu chuẩn người tham gia đào tạo Tiêu chuẩn của CBCNV được tham gia đào tạo:

− Những CBCNV đã ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 năm trở lên quy định tại Điều 2 Quy chế này.

− CBCNV của Tổng công ty có tinh thần tránh nhiệm, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ phù hợp với nội dung các khoá đào tạo và phù hợp với nhu cầu đào tạo.

− CBCNV không trong thời gian bị thi hành kỷ luật về Đảng, Chính quyền, vi phạm kỷ luật của Tổng công ty từ khiển trách trở lên và có đủ sức khỏe để tham gia để đạt được mục đích của khóa đào tạo đều được xem xét cử đi/ cho phép đi đào tạo ở trong và ngoài nước.

− CBCNV trong các khoá đào tạo trước đã có ý thức học tập, đạt kết quả học tập tốt và không vi phạm quy chế đào tạo của Tổng công ty được ưu tiên xem xét cử/ cho phép tham gia các khóa đào tạo tiếp theo.

Quy định về việc đào tạo chuyển tiếp:

− Bằng kinh phí của Tổng công ty, CBCNV sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo khóa đào tạo trước (Đối với những khóa đào tạo có thời gian đào tạo từ 02 tháng trở lên), phải làm việc cho Tổng công ty ít nhất là 03 năm mới được xem xét cử/ cho phép đi đào tạo ở khóa đào tạo sau.

− Bằng kinh phí tự túc và các nguồn khác, CBCNV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo ở khóa đào tạo trước, theo nguyện vọng cá nhân và được đơn vị quản lý đồng ý, sẽ được xem xét cho phép tham gia khóa đào tạo sau theo chế độ tự túc hoặc theo học bổng ngoài nguồn kinh phí Tổng công ty. Trước khi tham gia cấp học tiếp sau, người đi đào tạo phải báo cáo kết học tập, thanh quyết toán chi tiêu tài chính liên quan đến chương trình đào tạo trước, ký cam kết đào tạo và ký quỹ đào tạo với Tổng công ty (Theo các biểu mẫu trong Quy trình đào tạo). Tổng công ty sẽ xem xét thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động đối với CBCNV xin đào tạo chuyển tiếp.

− Những CBCNV đã tham gia các khóa đào tạo trước nếu không hoàn thành chương trình của khóa đào tạo đó sẽ không được xét cho tham gia các khóa đào tạo sau.

Đào tạo theo nguyện vọng cá nhân và tự túc kinh phí: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Trường hợp CBCNV đi đào tạo theo nguyện vọng cá nhân và tự túc mọi chi phí, kể cả trường hợp CBCNV tự thi và có học bổng bên ngoài, nếu có sự đồng ý của đơn vị công tác, Tổng công ty sẽ xem xét cho phép và giúp đỡ các thủ tục liên quan.

− Riêng đối với những CBCNV xin đi đào tạo theo nguyện vọng của cá nhân để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn (Đối với chương trình đạo tạo đại học và sau đại học) mà những ngành nghề đào tạo đó Tổng công ty đang cần thì Lãnh đạo Tổng công ty sẽ xem xét hỗ trợ một khoản kinh phí bằng 70% tiền lương cơ bản hàng tháng để hỗ trợ cho CBCNV trong quá trình học tập. CBCNV đó phải ký cam kết làm việc cho Tổng công ty ít nhất là 5 năm sau khi kết thúc đào tạo, nếu không sẽ

phải bồi hoàn chi phí đào tạo mà Tổng công ty đã hỗ trợ tương ứng với thời gian làm việc nghĩa vụ còn nợ với Tổng công ty.

+ Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người được đào tạo

− CBCNV mới được tuyển dụng hoặc mới được thuyên chuyển vào làm việc trong các Phòng/ Ban và Đơn vị của Tổng công ty đều được và có nghĩa vụ tham gia các khoá đào tạo nhập ngành do Tổng công ty hoặc Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam định kỳ tổ chức.

− Cán bộ lãnh đạo các cấp, cán bộ nguồn trong quy hoạch của Tổng công ty đều được và có nghĩa vụ tham gia các khoá đào tạo dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.

− Tất cả CBCNV được Tổng công ty cử tham gia các khóa đào tạo, các chương trình đào tạo sẽ được Tổng công ty chi trả/ hỗ trợ các khoản chi phí liên quan đến khóa đào tạo bao gồm: kinh phí đào tạo, tiền ăn ở, đi lai trong quá trình tham gia đào tạo.

− CBCNV được đơn vị cử đi đào tạo được đơn vị đó chi trả/ hỗ trợ kinh phí đào tạo và các khoản chi phí liên quan cho CBCNV được cử đi đào tạo.

− CBCNV được Tổng công ty cử đi đào tạo được hưởng tiền lương, tiền thưởng theo quy chế trả lương, trả thưởng của Tổng công ty.

− CBCNV trước khi được cử đi đào tạo sẽ được thông báo tổng chi phí đào tạo để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ làm việc cho Tổng công ty.

− CBCNV được cử đi đào tạo có trách nhiệm tham gia đầy đủ thời lượng và các hoạt động của khoá đào tạo. Trường hợp đặc biệt không thể tham dự khoá đào tạo, CBCNV phải báo cáo giải trình với Thủ trưởng Đơn vị trực tiếp quản lý mình đó phải báo cáo bằng văn bản cho Tổng công ty hoặc cử cán bộ khác thay thế trước 03 ngày làm việc đối với khoá đào tạo trong nước, 10 ngày làm việc đối với khóa đào tạo ngoài nước trước khi khoá đào tạo bắt đầu.

− Đối với các khoá đào tạo tổ chức ở nước ngoài, người đi đào tạo phải chấp hành đầy đủ quy định về chế độ học tập của cơ sở đào tạo cũng như phong tục, tập quán, luật pháp của nước đến học tập và luật pháp Việt Nam.

− CBCNV được cử đi đào tạo ở nước ngoài ngoài việc phải thực hiện những quy định trong Quy chế này, còn phải thực hiện những quy định khác của Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về chế độ đối với CBCNV thuộc Tập đoàn được cử đi công tác và đào tạo tại nước ngoài.

− CBCNV là Đảng viên, Đoàn viên được cử đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài có trách nhiệm làm các thủ tục liên quan để tham gia sinh hoạt theo quy định trong các tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên tại nước đến học.

− Người đi đào tạo phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về bảo mật của Tổng công ty và của Nhà nước Việt Nam.

− Sau khi kết thúc khoá đào tạo, CBCNV phải báo cáo bằng văn bản cho Tổng công ty về: chương trình đào tạo, kết quả học tập, chi tiêu tài chính. Đối với các khoá đào tạo dài hạn (Từ 06 tháng trở lên), CBCNV đi đào tạo phải báo cáo về tình hình sinh hoạt, học tập, nghiên cứu gửi về Tổng công ty mỗi kỳ học 01 lần. CBCNV được cử đi đào tạo có trách nhiệm ứng dụng những kiến thức đã học vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, của Đơn vị.

Nhìn chung công tác đào tạo tại Công ty cổ phần Tổng công ty xây lắp dầu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại tổng công ty xây lắp dầu khí nghệ an (Trang 35 - 41)