Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. (Trang 28 - 34)

hợp pháp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc về nước” và nếu cố tình vi phạm, ở lại NN trái phép thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh “ở lại NN trái phép” có thể phạt tiền tới 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Trong quá trình tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra, Bộ LĐ-TB&XH đã có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan và chính quyền các địa phương, trong đó nâng cao trách nhiệm, vai trò của cơ quan lao động địa phương đối với hoạt động XKLĐ tại địa bàn.

Bộ LĐ-TB&XH đã chủ động lập đường dây nóng, tiếp nhận thông tin từ nhân dân, phát hiện nhiều dấu hiệu lừa đảo cung cấp cho cơ quan công an để điều tra và xử lý. Các cơ quan thuộc ngành Công an đã tích cực phát hiện, ngăn chặn và xử lý các tổ chức và cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở NN, lừa đảo tuyển chọn lao động đi làm việc ở NN và thu tiền trái pháp luật.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về xuất khẩulao động lao động

1.3.1.Yếu tố khách quan:

Điều kiện chính trị và nhu cầu của các nước nhập khẩu lao động:Chính trị là một trong những yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động XKLĐ. Chẳng hạn như nước tiếp nhận có tình hình chính trị không ổn đình thì họ không có nhu cầu tiếp nhận lao động và nước XKLĐ cũng không muốn đưa người lao động của mình tới đó. Bên cạnh đó, XKLĐ còn chịu nhiều tác động từ sự phát triển kinh tế có ổn định hay không của nước tiếp nhận. Nếu nền kinh tế của nước tiếp nhận có những biến động xấu thì hoạt động XKLĐ sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, nhu cầu sử dụng lao động và khả năng chi trả cho lao động cũng không được thuận lợi.

Thị trường lao động: Các nước tiếp nhận LĐ thường là các nước có nền kinh tế phát triển hoặc tương đối phát triển, do đó họ cần đến nguồn LĐ có chất lượng (thể

hiện ở trình độ tay nghề người LĐ phù hợp với công nghệ của nước tiếp nhận LĐ, có thể lực tốt, có ngoại ngữ, được trang bị kiến thức làm việc theo tác phong công nghiệp, am hiểu luật pháp), mà nguồn LĐ có chất lượng thì có giới hạn cho nên nó có tính cạnh tranh đối với các nước tiếp nhận XKLĐ. Chính điều đó, đã tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động XKLĐ của nước mình không ngừng tự nâng cao chất lượng hàng hoá sức LĐ để tăng tính cạnh tranh trên thị trường, tạo ra sự phát triển mới cho hoạt động XKLĐ. Ngược lại, nó còn làm cho cạnh tranh không lành mạnh hoặc tính cạnh tranh yếu sẽ bị đào thải.

Điều kiện kinh tế: Phần lớn đời sống của người dân ở nước ta có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trong khi đó chi phí đi XKLĐ tương đối cao, do đó đã gây không ít khó khăn cho người LĐ. Theo quy định hiện hành, mức trần tiền ký quỹ mà doanh nghiệp được thỏa thuận ký quỹ với người LĐ tại một số thị trường trung bình khoảng 3600 USD đối với thị trường Nhật Bản (chưa kể các phí ăn uống, đi lại, sinh hoạt…), khoảng 1200 USD đối với thị trường Hàn Quốc, 4000 USD đối với thị trường Đài Loan, 1600 USD đối với các thị trường Malaysia,… Như vậy, khả năng sang làm việc tại một số thị trường tại khu vực Đông Bắc Á, châu Âu là khá khó khăn do mức tiền ký quỹ khá cao so với mức sống của đa số người LĐ. Bên cạnh đó, chi phí đi XKLĐ trên thực tế có thể còn bị đẩy cao hơn rất nhiều so với mức quy định nêu trên, dẫn đến hệ lụy là người LĐ ngoài phần được vay ưu đãi có thể phải vay lãi bên ngoài, gây khó khăn cho người LĐ, đặc biệt là các đối tượng chính sách.

Rũi ro, hạn chế: Rủi ro trong XKLĐ là những biến cố bất ngờ không may xảy ra gây thiệt hại cho các bên tham gia XKLĐ, bởi các nguyên nhân sau:

- Từ phía người sử dụng lao động (đối tác nước ngoài)

+ Khi người sử dụng lao động không may làm ăn thua lỗ, bị phá sản… dẫn đến phải cắt giảm hay sa thải nhân công thì hợp đồng lao động sẽ bị chấm dứt trước thời hạn.

+ Có người thì đã tích lũy đủ tiền để góp phần ổn định cuộc sống khi về nhưng cũng có người thì lại rơi vào hoàn cảnh nợ chồng chất. Mặc khác, có những trường

hợp do người sử dụng lao động không trả hoặc đánh mất hộ chiếu của người lao động nên người lao động không thể về nước, khiến cho họ trở thành người nhập cư bất hợp pháp và phải chịu bất cứ hình phạt nào theo quy định của nước sở tại.

+ Còn các doanh nghiệp XKLĐ, họ phải chịu chi phí phát sinh để đưa người lao động trở về nước cũng như tiền đền bù cho những người lao động này do hợp đồng bị phá vỡ mà không phải do lỗi của người lao động.

+ Khi người sử dụng lao động cố tình thực hiện không nghiêm túc hợp động đã ký như cắt giảm tiền lương, cắt giảm các lợi ích của người lao động như:bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…, đánh đập công nhân, bóc lột công nhân một cách quá đáng dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hậu quả là người lao động sẽ bỏ việc hoặc bị sa thải. Trong trường hợp này người lao động và doanh nghiệp XKLĐ bị thiệt hại.

- Từ phía người lao động: Các rủi ro từ phía người lao động chủ yếu là do người lao động ý thức kém, nhận thức kém đã tự ý phá vỡ hợp đồng (bỏ việc làm) để ra làm ngoài cho các công ty tư nhân với mức thu nhập cao hơn. Trong trường hợp này người sử dụng lao động và doanh nghiệp XKLĐ sẽ bị thiệt hại. Người sử dụng lao động sẽ bị thiệt hại nặng nề nếu số người lao động bỏ việc ngày càng nhiều và nhất là trong cùng một lúc. Khi đó có thể gây đình trệ trong sản xuất hoặc dư luận không tốt trong xã hội của nước sở tại. Với doanh nghiệp XKLĐ, điều đầu tiên họ phải gánh chịu là sự mất uy tín với đối tác và thậm chí là nguy cơ mất thị trường lao động và tiếp theo là sự thiệt hại về tài chính: chi phí đưa người lao động về nước, chi phí tìm kiếm lao động… Nếu tình trạng này kéo dài doanh nghiệp XKLĐ có thể bị phá sản hoặc bị thu hồi giấy phép XKLĐ.

- Từ phía doanh nghiệp XKLĐ: Rủi ro phát sinh chủ yếu là do doanh nghiệp XKLĐ là các “doanh nghiệp ma” nghĩa là hoạt động không hề có sự cho phép của cơ quan nhà nước. Thực chất hành vi của các DN này là lợi dụng sự cả tin của người LĐ, sự thiếu thông tin về lĩnh vực XKLĐ và đặc biệt là khát vọng muốn đổi đời của người lao động để lừa đảo. Trong trường hợp này người bị hại trực tiếp là người lao động. Họ bị thiệt hại về tài chính nặng nề, thậm chí có người đã phải trả

giá cả bằng tính mạng, nhân phẩm. Chính phủ Việt Nam và chính phủ nước sở tại có thể bị hại một cách gián tiếp trong việc giải quyết hậu quả. Bên cạnh đó, cũng có những doanh nghiệp XKLĐ được cấp giấy phép rồi nhưng hoạt động không hiệu quả đã nhận tiền của người lao động nhưng không tìm kiếm được thị trường để đưa họ đi. Trường hợp này người lao động cũng chịu thiệt hại nặng nề về tài chính nhưng không bằng trường hợp trên.

1.3.2 Yếu tố chủ quan:

Các chính sách của nhà nước: QLNN về XKLĐ phụ thuộc vào cơ chế chính sách của Chính phủ. Các cơ chế chính sách về hỗ trợ vốn cho XKLĐ, quy định tiền đặt cọc, ký quỹ; các quy định về thời gian đào tạo nghề, ngoại ngữ... cũng như quy định về xử phạt hành chính đều ảnh hưởng đến QLNN về XKLĐ.

Luật pháp là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước, khi hệ thống luật pháp đầy đủ việc quản lý sẽ đơn giản, thuận lợi hơn. Nguyên nhân của một số tồn tại trong QLNN về XKLĐ thường tập trung ở chỗ chưa có một hệ thống luật pháp thống nhất. Đôi khi luật pháp đã ban hành song các chế tài, pháp chế không nghiêm thì chính sách, pháp luật cũng không thể phát huy được tác dụng.

Đội ngũ cán bộ QLNN về XKLĐ: Để hoạt động XKLĐ có hiệu quả thì chất lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác QLNN về XKLĐ có ảnh hưởng không nhỏ. Nếu đội ngũ này vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chất lượng, điều này sẽ làm giảm hiệu quả quản lý và ngược lại thì hiệu quả XKLĐ không cao.

Công tác quản lý các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ XKLĐ: Còn nhiều bất cập, trên thực tế sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN về XKLĐ cấp trung ương với các cơ quan cấp địa phương và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chưa chặc chẽ; các cơ quan quản lý chưa nắm rõ tình hình hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp XKLĐ. Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động XKLĐ được tiến hành chưa thực sự nghiêm túc và có hiệu quả.

Trình độ tay nghề và nhận thức của người lao động: Thường thì nguồn LĐXK có trình độ văn hóa, chuyên môn, có thể lực tốt, có ngoại ngữ, được trang bị kiến thức làm việc theo tác phong công nghiệp, am hiểu luật pháp, phong tục tập

quán của nước sử dụng lao động, nhận thức tốt… sẽ dễ dàng thích ứng với môi trường, công nghệ giúp của nước tiếp nhận lao động, đồng thời sẽ làm tăng uy tín về năng lực quản lý XKLĐ. Mặt khác, trình độ tay nghề không cao, sức khỏe, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, quy định của người lao động không tốt, chẳng hạn như: bỏ trốn khỏi nơi làm việc, lao động chui,… sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động QLNN về XKLĐ.

Công tác đào tạo ngành nghề cho người lao động: XKLĐ trở thành một giải pháp cho việc phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, thì đào tạo ngành nghề lao động là là hết sức quan trọng và phải chất lượng. Các cơ sở dạy nghề phải chủ động xây dựng chương trình, bên cạnh khối lượng kiến thức khung, cần phải có những học phần đáp ứng đúng yêu cầu của doanh nghiệp. Nên ưu tiên những ngành nghề được các thị trường lao động cần. Nếu người lao động đã có kỹ năng giỏi, khi sang nước bạn sẽ không mất nhiều thời gian để học hỏi và thích nghi. Từ đó đáp ứng được yêu cầu của các nước tiếp nhận lao động Việt Nam.

1.4. Các tiêu chí để đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động

Khi đề cập đến hiệu quả của hoạt động XKLĐ người ta dùng rất nhiều các tiêu chí khác nhau để đánh giá, bao gồm cả doanh nghiệp, tổ chức XKLĐ và người LĐ, là sự thể hiện quan hệ giữa kết quả kinh tế và xã hội của XKLĐ với các nguồn lực để tạo ra nó, được xem xét trên hai mặt đó là: Hiệu quả về mặt kinh tế; Giải quyết các vấn đề của xã hội;

Hiệu quả của hoạt động XKLĐ là chỉ tiêu so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra đề đạt được kết quả đó (Hiệu quả = kết quả - chi phí). Đây là khái niệm chung để đánh giá hiệu quả, tuy nhiên khi đi vào từng lĩnh vực cụ thể thì việc đánh giá hiệu quả không đơn giản chút nào, đặc biệt trong lĩnh vực XKLĐ. Bởi vì, để có thể đánh giá chính xác, đầy đủ và đúng hiệu quả kinh tế xã hội ở từng thị trường cụ thể thì chúng ta cần phải đánh giá toàn bộ, tổng hợp những kết quả đạt được và chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động đó, đồng thời, phải xem xét hiệu quả của nó trên cở sở lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

1.4.1. Hiệu quả về kinh tế: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là những lợi ích vật chất mà các chủ thể của nước XKLĐ (nhà nước, doanh nghiệp XKLĐ, người lao động) nhận được thông qua hoạt động XKLĐ. Cụ thể như sau: với người lao động: đó là thu nhập sau thuế và các hàng hoá có giá trị có thể gửi về nước, với doanh nghiệp XKLĐ: là lợi nhuận từ hoạt động XKLĐ, với Nhà nước: là nguồn ngoại tệ thu về. Tuy nhiên để đánh giá hiệu quả của XKLĐ chúng ta còn xem xét các nội dung: có đạt mục tiêu (số lượng, chất lượng lao động, thị trường, nguồn thu kiều hối…); hiệu quả các công cụ (quy hoạch, hỗ trợ, QLNN…); nguồn lực có được sử dụng hiệu quả (hỗ trợ đào tạo, xúc tiến thị trường, số lao động có việc làm sau khi về nước…). Đặc biệt khi đánh giá hiệu quả XKLĐ cần xác định hiệu quả ngắn hạn và dài hạn, phải đặt hiệu quả ngắn hạn trong hiệu quả dài hạn, lấy hiệu quả ngắn hạn để phát triển hiệu quả dài hạn, lấy hiệu quả dài hạn làm mục tiêu định hướng cho hiệu quả ngắn hạn. Trên cơ sở đó, đề ra định hướng, chiến lược, mục tiêu và các sách lược, bước đi và giải pháp thích hợp theo từng giai đoạn để thu được hiệu quả KT-XH cao nhất.

1.4.2. Hiệu quả về xã hội

Là tất cả những lợi ích phi vật chất có thể có được trực tiếp qua hoạt động XKLĐ hoặc phát sinh từ hiệu quả kinh tế của hoạt động XKLĐ nhằm đảm bảo cho xã hội ổn định, phồn vinh, hạnh phúc. Thông qua các biểu hiện như: Khả năng đảm bảo cuộc sống cho người lao động; Khả năng giải quyết công ăn việc làm; Mối quan hệ giao lưu hợp tác với nước bạn. Và một số các khía cạnh khác liên quan đến phúc lợi xã hội.

Ngoài khía cạnh về hiệu quả kinh tế do hoạt động XKLĐ mang lại thì hiệu quả về xã hội cũng là nhân tố quan trọng, đặc biệt đối với đất nước ta với một nước gần 100 triệu dân, với trên một nửa là số người trong độ tuổi LĐ, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến 5,6% và số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến trên gần 20%, thì XKLĐ là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa. Thực hiện tốt công tác XKLĐ còn góp phần làm giảm được tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, tạo một hướng lao động tích cực cho người lao động, học

tập được phong cách lao động mới do tổ chức lao động ở nước ngoài trang bị…

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. (Trang 28 - 34)