Quảng Nam
2.2.1. Công tác lãnh đạo, điều hành
Xác định tầm quan trọng của công tác XKLĐ nên Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã quan tâm chỉ đạo cho cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động tại các địa phương; hằng năm Huyện ủy, HĐND đều có Nghị quyết về công tác này và UBND huyện đã triển khai thực hiện và ban hành 02 kế hoạch, 08 công văn để chỉ đạo về lĩnh vực xuất khẩu lao động; tham mưu UBND xây dựng đề án đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Ngoài
ra, UBND huyện còn giao chỉ tiêu cụ thể cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện về số lao động hằng năm đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài; đồng thời có văn bản giới thiệu các doanh nghiệp đủ điều kiện pháp lý hoạt động công tác XKLĐ đến các địa phương tư vấn, tuyển dụng. Từ năm 2015-2018, Huyện đã ban hành: Công văn 939/UBND-LĐTBXH ngày 20/8/2015 về việc đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến công tác XKLĐ năm 2015; Công văn số 24/LĐTBXH ngày 26/12/2015 về việc triển khai công tác XKLĐ năm 2015;Công văn 383/UBND-LĐTBXH ngày 10/5/2016 về việc triển khai công tác XKLĐ năm 2016; công văn 597/UBND-LĐTBXH ngày 7/6/2016 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 33/NQ – CP của chính phủ và thông tin về bản ghi nhớ chương trình EPS với Hàn Quốc; Công văn 112/LĐTBXH ngày 11/10/2016 về việc thông báo tuyển sinh bồi dưỡng kiến thức tiếng hàn cho lao động có nguyện vọng đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc; Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 16/2/2017 về việc triển khai thực hiện công tác XKLĐ năm 2017; Công văn 440 ngày 5/6/2017 về việc tăng cường công tác tuyên truyền tư vấn XKLĐ năm 2017; Kế hoạch số 215/KH-UBND ngày 16/3/2018 về việc Triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác XKLĐ trên địa bàn huyện Thăng Bình năm 2018; Công văn số 346 /UBND- LĐTBXH ngày 17/4/2018, 666/LĐTBXH-UBND ngày 25/6/2018 về việc V/v thông báo doanh nghiệp XKLĐ đủ điều kiện hoạt động trên địa bàn huyện Thăng Bình; Công văn số 1039/UBND-LĐTBXH ngày 28/9/2018 về việc triển khai chương trình thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản đợt 3 năm 2018.
Để hoạt động XKLĐ đạt được hiệu quả, UBND huyện đã chủ động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về XKLĐ đến các cơ quan, ban, ngành từ huyện đến xã và người lao động. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Tập huấn, thông tin trên Đài Truyền thanh - Truyền hình và trên trang website của huyện Thăng Bình; đồng thời đôn đốc các xã, thị trấn phối hợp với doanh nghiệp có uy tín được Sở LĐ-TB&XH tỉnh giới thiệu tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài và thông báo công khai các nội dung trong việc tuyển dụng lao động (đối tượng, công việc, chiều cao, cân nặng, chi phí, thủ tục về hồ sơ đăng ký đi làm việc ở nước ngoài,
doanh nghiệp được Sở LĐ-TB&XH tỉnh thẩm định hồ sơ thường chi phí thấp, không có hiện tượng lừa đảo kiếm tiền và không có lao động phải về nước trước hạn do bên đối tác không bố trí được việc làm theo hợp đồng, đến nay đã có nhiều lao động tham gia XKLĐ, điển hình như xã: Bình Minh, Bình Hải, Bình Định Bắc, Bình Trị…
Bảng 2.1: Số lần tập huấn, tư vấn về XKLĐ của các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ giai đoạn từ năm 2015-2018
Tên địa phương Số lần tập huấn,
tư vấn Số DN hoạt động XKLĐ Bình Minh 5 10 Bình Hải 6 6 Bình Trung 5 5 Bình Định Bắc 5 5 Bình Chánh 5 5 Bình Phú 5 7 Bình Quế 5 6 TT Hà Lam 6 6 Bình Lãnh 6 7 Bình Đào 5 5 Bình Tú 7 7 Bình Trị 6 6 Bình Giang 5 4 Bình Quý 5 4 Bình Nguyên 5 4 Bình Triều 5 5 Bình Sa 5 6 Bình Phục 5 7 Bình Dương 5 5 Bình Nam 5 6 Bình An 6 5 Bình Định Nam 5 5 Tổng 117
Từ năm 2015 - 2018, công tác tập huấn, tư vấn các văn bản chính sách mới về XKLĐ đến các xã, thị trấn trên toàn huyện còn hạn chế, mỗi năm chỉ tổ chức được 01 lần tập huấn, tư vấn. Như vậy, các văn bản như: Luật đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, Nghị định, Thông tư hướng dẫn về XKLĐ, các chế độ hỗ trợ của nhà nước... triển khai đến các xã, thị trấn còn chậm nên dẫn đến người lao động vẫn còn bỡ ngỡ, chưa mạnh dạn tham gia XKLĐ.
Mặc dù số doanh nghiệp XKLĐ về tư vấn, tuyển dụng lao động trên địa bàn huyện cũng nhiều (20 doanh nghiệp), tuy nhiên chỉ có 01 doanh nghiệp có văn phòng đại diện tại huyện. Hầu hết các doanh nghiệp XKLĐ chỉ hoạt động sau khi có văn bản cho phép tuyển dụng lao động của Sở Lao động - TB&XH tỉnh thì họ mới phối hợp với huyện xuống các xã để tổ chức thông báo, tư vấn và tuyển dụng, từ đó người lao động chủ động liên hệ với doanh nghiệp để tham gia XKLĐ. Chính vì vậy, cũng gây khó khăn trong việc quản lý hoạt động XKLĐ tại địa phương.
2.2.2. Sự phối hợp giữa các cơ quan, doanh nghiệp:
Giai đoạn từ 2015 - 2018, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Nam, Trung tâm dạy nghề thanh niên tỉnh, các doanh nghiệp XKLĐ có uy tín trên địa bàn tỉnh, huyện tổ chức được 77 điểm sàn giao dịch việc làm tại 22 xã, thị trấn; qua việc tổ chức các điểm sàn giao dịchđã có hơn 3000 lao động, cán bộ hội viên tại các địa phương tham gia; Phối hợp với Công ty Hải Phong tổ chức hội nghị công tác XKLĐ năm 2018 tại UBND huyện với sự tham gia 132 đồng chí trưởng thôn và 22 cán bộ phụ trách công tác XKLĐ trên địa bàn huyện.
Ngoài ra, Phòng LĐ-TB&XH huyện còn thường xuyên phối hợp với Hội Nông dân, Huyện đoàn và Trung tâm dạy nghề của Hội Nông dân tỉnh, Thanh Niên tỉnh, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh thường xuyên tổ chức các hội nghị tư vấn việc làm, XKLĐ cho các xã, thị trấn. Đặc biệt trong năm 2018, Phòng đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tổ chức Hội nghị tư vấn công tác XKLĐ cho 22 cán bộ làm công tác phụ nữ tại các xã, thị trấn và 132 cán bộ chi hội phụ nữ các thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện.
Chủ động hợp đồng với Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện xây dựng chuyên mục An sinh xã hội phát trên Đài vào chiều thứ 3 và sáng thứ 4 hàng tuần qua đây cập nhật những thông tin về những quyền lợi, chính sách của người lao động khi tham gia đi xuất khẩu lao động cũng như các nhu cầu tuyển dụng lao động đi làm việc tại nước ngoài (ngành nghề tuyển dụng, mức thu nhập, thời gian làm việc…).
2.2.3. Năng lực quản lý của cán bộ về hoạt động xuất khẩu lao động:
Bảng 2.2: Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động XKLĐ trên địa bàn huyện Thăng Bình giai đoạn 2015-2018
TT Chỉ tiêu Cán bộ phụ trách công tác XKLĐ cấp huyện Cán bộ phụ trách công tác XKLĐ cấp xã Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ 1 Trình độ 2 100,00 22 100,00 Trên đại học 0 0,00 0 0,00 Đại học 2 100,00 22 100,00 Cao đẳng 0 0,00 0 0,00 THCN 0 0,00 0 0,00 2 Kinh nghiệm 2 100,00 22 100,00 Trên 5 năm 1 50,00 5 22,73 Từ 1-5 năm 1 50,00 16 72,73 Dưới 1 năm 0 0,00 1 4,55
Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện
Qua Bảng số liệu trên, cho thấy số lượng cán bộ làm công tác QLNN về xuất khẩu lao động còn ít so với yêu cầu của công việc, đặc biệt đối với huyện Thăng Bình là địa phương có dân số đông (hơn 90 triệu dân), đơn vị hành chính nhiều (21 xã và 01 thị trấn) như vậy sẽ gây không ít khó khăn trong việc quản lý; cụ thể, tại Phòng LĐ- TB&XH huyện Thăng Bình có 02 cán bộ phụ trách về công tác xuất khẩu lao động (01 chuyên viên tham mưu và 01 Phó trưởng phòng phụ trách). Ở xã, thị trấn có 22 cán bộ LĐ-TB&XH xã, thị trấn làm công tác XKLĐ tại địa phương.
100% trình độ đại học, nhưng ít kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về XKLĐ. Theo kết quả điều tra cho thấy số cán bộ có kinh nghiệm quản lý XKLĐ trên 5 năm chỉ đạt 22,73%, số cán bộ có kinh nghiệm từ 1 - 5 năm là 72,73%. Với đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm còn non trẻ như vậy, cũng tác động không nhỏ đến việc quản lý công tác xuất khẩu lao động, đặc biệt với đặc thù của ngành vừa nhiều, vừa đa dạng, nhiều chủ trương lớn triển khai cùng một thời điểm nên kết quả đạt được còn hạn chế, mặt khác cán bộ công chức xuất khẩu ở cấp xã thường xuyên thay đổi, bởi lẽ do một phần thu nhập của cán bộ cấp xã còn thấp, không đảm bảo sinh hoạt, bên cạnh đó trình độ năng lực chuyên môn chưa đồng đều, một số chưa quen với công việc, chưa nắm hết các văn bản về công tác xuất khẩu lao động nên kết quả đạt được cong khiêm tốn.
2.2.4. Thực trạng của hoạt động quản lý nhà nước về XKLĐ
2.2.4.1. Số lao động tham gia xuất khẩu lao động
Giai đoạn từ năm 2015 - 2018 huyện Thăng Bình có tổng cộng 510 lao động tham gia đi xuất khẩu lao động, trong đó lao động đi làm việc tại Nhật Bản 378 người, Hàn Quốc 102 người, khác 30 người, số lượng lao động tham gia đi xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện năm sau luôn cao hơn năm trước, đặc biệt năm 2018 con số này tăng lên 217, gấp 6,02 lần so với năm 2015, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, dẫn đầu tỉnh về số lượng XKLĐ.
Song song với việc đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn huyện thì công tác xuất khẩu lao động của huyện nhà cũng dành được sự quan tâm khá lớn, do đó hoạt động xuất khẩu lao động đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, kết quả đạt được như sau:
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả về XKLĐ huyện giai đoạn 2015 - 2018 TT Xã, thị trấn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng 1 Bình Minh 1 6 13 70 87 186 2 Bình Hải 9 19 15 43 3 Bình Trung 1 3 2 4 10 4 Bình Định Bắc 2 4 12 12 30 5 Bình Chánh 2 2 4 7 15 6 Bình Phú 1 1 7 9 18 7 Bình Quế 1 3 6 4 14 8 Hà Lam 1 2 4 6 13 9 Bình Lãnh 3 4 5 5 17 10 Bình Đào 4 4 7 15 11 Bình Tú 2 2 6 5 15 12 Bình Trị 1 2 7 9 19 13 Bình Giang 4 2 4 10 14 Bình Quý 1 4 4 8 17 15 Bình Nguyên 1 1 3 5 10 16 Bình Triều 1 2 3 6 17 Bình Sa 1 4 4 5 14 18 Bình Phục 1 6 8 15 19 Bình Dương 3 1 4 5 13 20 Bình Nam 1 2 1 4 21 Bình An 1 5 4 10 22 Bình Định Nam 4 8 4 16 TOÀN HUYỆN 36 71 186 217 510
Dựa vào kết quả trên chúng ta có thể nhận xét về số lượng lao động của huyện Thăng Bình như sau: Số lượng xuất khẩu lao động tăng dần qua từng năm, năm sau thường cao hơn năm trước, nếu năm 2015 số lao động xuất khẩu là: 36; năm 2016 số lao động xuất khẩu là: 71; năm 2017 số lao động xuất khẩu là: 186; thì đến năm 2018 số lao động xuất khẩu trên địa bàn huyện là 217 người, tăng hơn 6 lần so với năm 2015. Đặc biệt từ năm 2015 trở lại đây hầu hết các địa phương trên địa bàn huyện đều có người tham gia xuất khẩu lao động, thấp nhất là có một người như các xã: Bình An, Bình Dương, Bình Nguyên, Bình Triều, Bình Phú... năm 2015, Bình Nam năm 2018 còn các xã có người tham gia xuất khẩu cao nhất là xã Bình Minh, Bình Hải, Bình Định Bắc, Bình Trị, Bình Phú... Điều đó đã khẳng định số lao động trên địa bàn dần nắm bắt được thông tin và quan tâm đến xuất khẩu lao động nên công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho địa phương.
Để nhìn nhận một cách rõ ràng hơn về số lượng lao động xuất khẩu của huyện Thăng Bình trong thời gian qua, chúng ta cùng nhìn nhận các chỉ tiêu này trên giác độ so sánh với tỉnh Quảng Nam.
Bảng 2.4: Số lượng xuất khẩu lao động của huyện Thăng Bình so với tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ năm 2015-2018
Năm Tỉnh Quảng Nam Huyện Thăng Bình Tỷ lệ so với Tỉnh 2015 352 36 10,2% 2016 541 71 13,1% 2017 750 186 24,8% 2018 1100 217 19,72% Tổng 2743 510 18,59% Nguồn: Sở LĐ-TB&XH tỉnh
Căn cứ vào số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng so với tỉnh Quảng Nam thì số người xuất khẩu lao động của huyện chiếm tỷ lệ khá lớn, tính trung bình số lao động
≥30 24%
18 - 24 43%
25 - 30 33,3%
xuất khẩu của huyện nhà là 16,95% so với tỉnh, riêng trong năm 2017, năm 2018 huyện Thăng Bình có số lao động xuất khẩu cao nhất tỉnh. Dù số lượng người tham gia xuất khẩu của huyện nhà luôn tăng trong những năm gần đây và dẫn đầu tỉnh trong hai năm 2017, 2018, tuy nhiên để tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả đạt được tốt hơn trong những năm tới, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa và phải có kế hoạch, chiến lược hợp lý cần với sự quyết tâm cao của lãnh đạo huyện nhà, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp trong công tác xuất khẩu lao động có như thế mới mong có được kết quả ngày càng khởi sắc hơn.
Về cơ cấu lao động xuất khẩu xét theo độ tuổi thì phần lớn lao động xuất khẩu của huyện Thăng Bình là lao động trẻ bởi đối tượng này là lực lượng chủ yếu của công tác xuất khẩu lao động nói chung.
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động xuất khẩu theo độ tuổi giai đoạn 2015 - 2018
Độ tuổi 18 - 24 25 –30 ≥30 Tổng
Thăng Bình 218 170 122 510
Tỷ lệ % 42,75 33,33 23,92 100 %
Quảng Nam 913 1.217 541 2.671
Tỷ lệ % 34,18 45,56 20,25 100 %
Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện
Căn cứ vào những số liệu trên chúng ta có thể thể hiện tỷ trọng số cơ cấu lao động xuất khẩu theo độ tuổi như sau:
Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Qua số liệu trên, chúng ta thấy lao động đi xuất khẩu lao động của huyện Thăng Bình chủ yếu tập trung ở lứa tuổi từ 18 ðến 30 chiếm 76,08% (trong đó nhóm tuổi 18 - 24 chiếm tỷ trọng cao nhất là 42,75%, nhóm tuổi từ 25-30 chiếm tỷ lệ 33,3%) còn nhóm tuổi từ 30 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 24% trên tổng số. So với tỉnh thì nhóm tuổi từ 18-30 là gần giống nhau, chỉ lệch 0,3% trong tổng số 79,74% của tỉnh (trong đó nhóm tuổi 18 - 24 chiếm tỷ trọng là 34,18%, nhóm tuổi từ 25-30 chiếm tỷ lệ 45,56%). Điều này phản ánh đúng thực tế, bởi vì độ tuổi này có kiến thức, kỹ năng, được đào tạo bài bản, có sức khỏe, ngoại ngữ... cũng là đối tượng ưu thích của thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc nên trong những năm qua số lao động trong nhóm độ tuổi từ 18 - 30 thường có tỷ lệ xuất khẩu lao động cao hơn so với các độ tuổi khác.
Về cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính của huyện Thăng Bình chúng ta có các số liệu như sau:
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính của huyện Thăng Bình giai đoạn 2015 - 2018
Năm Giới tính Tổng Nam Nữ 2015 32 4 36