2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện ThăngBình, tỉnh Quảng Nam Bình, tỉnh Quảng Nam
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thăng Bình là một huyện đồng bằng nằm giữa tỉnh Quảng Nam ở tọa độ 15030’đến 15059’ vĩ độ Bắc và từ 10807’ đến 108030’ kinh độ Đông. Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Tiên Phước và Hiệp Đức, phía Bắc giáp huyện Quế Sơn và Duy Xuyên và phía Nam giáp thành phố Tam Kỳ và huyện Phú Ninh. Thăng Bình cách thành phố Đà Nẵng 45 km về phía Nam, thành phố Hội An 25km về phía Tây Nam,
thành phố Tam Kỳ 25km về phía Bắc và cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà 30km. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 385,6 km2 (38.560 ha). Trong đó, đất phi nông nghiệp là 10.991,89 ha; đất nông, lâm nghiệp và thủy sản là 24.902,50 ha; đất chưa sử dụng là 2.666,05 ha.
2.1.2. Kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nền kinh tế của huyện nhà không ngừng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Địa phương đã khai thác tốt hơn các tiềm năng và thế mạnh sẵn có của mình. Kinh tế có bước tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế (GRDP) đạt 2.629 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 18,3%, cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ đạt tỷ lệ tương ứng (22,95 - 35,19 - 41,86)%. Có nhiều bước tiến trong công tác xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động nông nghiệp và nông thôn tiếp tục được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn. Điều đó đã góp phần không nhỏ cho việc đổi mới và phát triển bộ mặt nông thôn. Đến nay, trên toàn huyện đã có 12 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới theo quy định của Chính phủ. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng được chú trọng, nhiều cơ sở
trường học được xây dựng mới, mạng lưới giao thông được chú trọng nâng cấp và phát triển… Với mục tiêu nhà nhà đều có điện sử dụng, hệ thống điện chiếu sáng và mạng lưới thông tin liên lạc cũng được chú trọng với việc phủ khắp cả huyện với tỷ lệ đạt 100% người dân sử dụng điện. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng - thương mại và dịch vụ đã có nhiều chuyển biến tích cực, các Cụm Công nghiệp được hình thành đã giải quyết phần nào vấn đề lao động thất nghiệp trên địa bàn huyện như Cụm Công nghiệp Bình Hòa, Bình An; Cụm Công nghiệp Hà Lam - Chợ Được; Cụm Công nghiệp Trường An; Cụm Công nghiệp Kế Xuyên - Quán Gò;… Tổng giá trị thương mại - dịch vụ ước đạt 3.870 tỷ đồng, tổng giá trị xuất khẩu đạt gần 539 tỷ đồng và tổng giá trị công nghiệp - xây dựng (bao gồm cả làng nghề) năm 2017 ước đạt 2.680 tỷ đồng.
Hệ thống giáo dục và y tế cũng có nhiều thay đổi. Mạng lưới giáo dục đều khắp cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học; chất lượng giáo dục các cấp bậc học không ngừng được nâng lên. Trường học và các cơ sở vật chất trong trường học ngày càng khang trang. Công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho người dân ngày càng được cải thiện. Các chương trình về y tế quốc gia, y tế dự phòng được quan tâm và tạo điều kiện thực hiện.
Tình hình trật tự xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện trong thời gian qua cơ bản được giữ vững. Công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng được tăng cường, góp phần chấn chỉnh sai phạm trên lĩnh vực quản lý kinh tế. Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo được tập trung chỉ đạo… Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của tỉnh, nền kinh tế huyện Thăng Bình vẫn còn phát triển ở mức độ chậm. Sản xuất nông nghiệp đáp ứng được các yêu cầu về an ninh lương thực. Về công nghiệp, huyện Thăng Bình phát triển tương đối chậm, một phần là do không cuốn hút được đầu tư vì chưa có các chính sách thu hút đầu tư thật sự hợp lý, mặt khác huyện vẫn chưa có các biện pháp phù hợp để khai thác nguồn tài nguyên sẵn có của mình nhằm tạo bước đà thúc đây nền công nghiệp phát triển. Việc bồi thường và giải phóng mặt bằng ở một số dự án còn nhiều vấn đề vướng mắc. Thực hiện các nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Tỉ lệ LĐ đã qua đào tạo nghề và có việc làm chưa cao. Việc chọn nghề cho LĐ nông thôn để đưa vào đào tạo chưa thật sự phù hợp, chưa gắn liền với tình hình thực tế của địa phương nhất là quy hoạch vùng. Tình trạng LĐ trẻ ly nông, ly hương vẫn còn lớn. Công tác quản lý và sử dụng tài nguyên đất, khoáng sản, nước sạch cùng các vấn đề về vệ sinh môi trường ở một số địa phương còn thiếu tính hệ thống và chưa thực sự hiệu quả. Việc quản lý hiện trạng, quản lý trật tự xây dựng đối với các dự án trọng điểm nhất là các dự án ở vùng Đông của huyện còn nhiều bất cập, tình trạng nhân dân lấn chiếm đất đai làm nhà trái phép vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi. Tỷ lệ hộ nghèo giảm là một yếu tố tích cực nhưng tốc độ giảm vẫn còn chậm; tỷ lệ LĐ đã qua đào tạo đạt thấp. Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Đơn thư tố cáo, khiếu nại vẫn còn nhiều, có trường hợp đông người, vượt cấp tạo điểm nóng nhất là trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường thiệt hại các dự án trọng điểm ở vùng Đông và các dự án lớn của tỉnh, trung ương triển khai trên địa bàn huyện như: Dự án mở rộng và nâng cấp Quốc lộ 1A, dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Dự án đường 129, đường dẫn cầu Cửa Đại… Nhìn chung, Đảng bộ và nhân dân toàn huyện cần phải đoàn kết và nổ lực hơn nữa để có thể vượt qua khó khăn, thử thách trong thời gian đến. Tập trung thực hiện hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đẩy mạnh CNH,HĐH nhằm xây dựng địa phương trở thành huyện tiêu biểu của tỉnh đáp ứng cả hai yếu tố phát triển nhanh và bền vững như tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra, góp phần cùng với cả tỉnh, cả nước thực hiện thắng lợi với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
2.1.3. Dân số, dân cư và nguồn lao động:
Hiện nay Thăng Bình có 22 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 21 xã. Dân số của huyện là 192.552 người, trong đó 76% làm nông nghiệp; mật độ dân số bình quân 495 người/km2, có 132 thôn và khu phố.
Theo niên giám thống kê của huyện từ 2015 đến năm 2018 thì thực trạng nguồn LĐ nói chung và LĐ nông thôn nói riêng của huyện Thăng Bình biến động cụ thể như sau:
Năm 2015: toàn huyện có 91.360 người trong độ tuổi LĐ thì ở thành thị là 8.019 người còn ở nông thôn là 83.341 người; Năm 2016: toàn huyện có 91.628 người trong độ tuổi LĐ thì ở thành thị là 8.070 người còn ở nông thôn là 83.558 người; Năm 2017: toàn huyện có 94.077 LĐ trong độ tuổi LĐ thì ở thành thị là 8.419 người còn ở nông thôn là 85.658 người. Theo số liệu điều tra cung LĐ năm 2018, lực lượng LĐ huyện Thăng Bình 96.703 LĐ, trong đó ở thành thị là:8.731, nông thôn 87.972 người, như vậy cho thấy dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn (trên 90%); về cơ cấu LĐ giữa các ngành được thể hiện Nông, lâm, ngư, nghiệp: 38.425 người, Công nghiệp, xây dựng: 32.970 người và Thương mại, dịch vụ: 25.308 người (tương ứng 39,74% - 34,09 % - 26,27 %, tỉ lệ này năm 2017 là 43,05%- 31,97 % - 24,98 %) tuy có sự chuyển dịch về cơ cấu LĐ qua từng năm nhưng còn chậm, điều đó, khẳng định rằng việc chuyển dịch cơ cấu LĐ - tức chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phi nông nghiệp là hướng đi tất yếu, cần thiết và phải xúc tiến nhanh; Ngoài ra, hằng năm trong số những người không tham gia hoạt động kinh tế như học sinh, sinh viên rời ghế nhà trường và cả quân nhân xuất ngũ cũng là gánh nặng về việc làm, muốn có việc làm bền vững thì nền kinh tế phải phát triển đa ngành nghề theo hướng phi nông và người LĐ phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật.