động tại một số địa phương
1.5.1. Kinh nghiệm ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam:
Trên cơ sở các văn bản của Trung ương và Tỉnh, UBND huyện Quế Sơn đã thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện công tác XKLĐ trên địa bàn huyện, với nhiều nỗ lực tập trung chỉ đạo quyết liệt trong công tác XKLĐ, bằng nhiều giải pháp thiết thực: phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước và Sở LĐ- TB&XH tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo tuyên truyền vận động người lao động tại Hàn Quốc về nước đúng hạn. Các Ban, ngành, đoàn thể của huyện đến tận gia đình có lao động sắp hết hạn về nước, những trường hợp lao động ở lại cư trú bất hợp pháp thì tuyên truyền vận động, thuyết phục họ về nước theo quy định; Tổ chức Hội thảo theo cụm về XKLĐ, mời người lao động thành công tại nước ngoài làm tuyên truyền viên; triển khai chương trình XKLĐ Nhật Bản chi phí thấp, với ngành nghề may công nghiệp và thợ xây; mời các doanh nghiệp tâm huyết mở Hội thảo chương trình du học vừa học - vừa làm tại Nhật Bản và Hàn Quốc... Nhờ vậy, tính từ năm 2013 đến nay toàn huyện Quế Sơn đã có trên 400 lao động đi lao động có thời hạn tại nước ngoài, chủ yếu tại thị trường Nhật Bản và Hàn, đồng thời đã vận động được 25 lao động tại Hàn Quốc đã hết hạn chưa về nước nay đã về nước (còn 07 lao động hết hạn chưa về nước).
Gần đây công tác XKLĐ của huyện bị chựng lại do nhiều nguyên nhân, trong đó đáng lưu ý: tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp trốn ở tại Hàn Quốc đã ảnh hưởng lớn đến người lao động có nguyện vọng và nhu cầu đi lao động tại Hàn Quốc; các doanh nghiệp trên địa bàn huyện phát triển (may mặc, làm gỗ xuất khẩu), chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg đã thu hút giải quyết việc làm cho người lao động, do đó người lao động không còn tha thiết đi lao động tại các nước thu nhập chưa cao như Malaixia...; đời sống nhân dân còn khó khăn, chưa có điều kiện tham gia thị trường lao động chi phí cao như Nhật Bản, Hàn Quốc...
1.5.2. Kinh nghiệm ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Thanh Hóa:
* Công tác tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn thực hiện Luật và chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Công tác tuyên truyền được triển khai trên diện rộng với nhiều nội dung và hình thức phong phú, phù hợp; phối hợp với Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện xây dựng các phóng sự, chuyên mục, bài viết về công tác xuất khẩu lao động…; tổ chức được các lớp tập huấn để tuyên truyền, tư vấn, chọn thị trường lao động, tuyên truyền, giúp đỡ lao động có điều kiện khó khăn trong tìm kiếm thị trường.
- Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác XKLĐ tới cán bộ chủ chốt và nhân dân.
* Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy tại địa phương để thực hiện nhiệm vụ QLNN về đưa người lao động đi làm việc nước ngoài
UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; các địa phương cũng thành lập Ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên. Hàng năm, khi có thành viên thay đổi, thì kịp thời kiện toàn.
* Công tác kiểm tra, thanh tra giám sát việc thực hiện luật đua người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn.
- Công tác QLNN trên địa bàn huyện được tăng cường và kịp thời xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về công tác XKLĐ. Cung cấp thông tin về các đơn vị, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia hoạt động công tác XKLĐ trong và ngoài tỉnh đến các xã, thị trấn.
- Phối hợp các Ban, ngành liên quan tổ chức khảo sát, điều tra nắm bắt tình hình các đơn vị, tổ chức thông tin sai lệch nhằm thu lợi nhuận trái qui định.
* Những hạn chế, vướng mắc trong tổ chức triển khai thực hiện các quy định trong Luật đưa người lao động Việt nam đi làm việc nước ngoài tại địa phương
Bên cạnh những mặt thuận lợi nói trên thì vẫn còn những vướng mắc trong quá trình triển khai tại địa phương như sau:
- Tuy Luật ra đời có những điều khoản quy định rõ ràng, nhưng về phía QLNN ở địa phương vẫn không kiểm soát hết việc các doanh nghiệp, các tổ chức tư
vấn XKLĐ hoạt động, không có giấy phép và còn nhiều trường hợp lao động địa phương bị lừa đảo, nộp tiền cho công ty nhưng không đi XKLĐ được.
- Một số đối tượng lợi dụng lĩnh vực XKLĐ rất đa dạng, như: làm giả hồ sơ, hợp đồng lao động đi làm việc ở nước ngoài có dấu giả và chữ ký của lãnh đạo Cục quản lý lao động ngoài nước hoặc Trung tâm lao động ngoài nước để tạo lòng tin cho người lao động. Bên cạnh việc tuyển dụng lao động bất hợp pháp của một số cán bộ chi nhánh, trung tâm thuộc các doanh nghiệp XKLĐ, thời gian qua đã xuất hiện một số doanh nghiệp không có chức năng XKLĐ cũng làm công tác tư vấn và thu tiền bất hợp pháp của người lao động dưới danh nghĩa đưa đi học và làm việc ở nước ngoài. Một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng việc đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, đã lập nên những “Trung tâm” hoặc “Công ty cung ứng lao động”, mượn danh pháp nhân hoặc mạo danh các doanh nghiệp có chức năng XKLĐ với mục đích lừa đảo người lao động.
- Cán bộ công chức địa phương kiêm nhiệm còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên công tác QLNN còn gặp nhiều khó khăn và có phần hạn chế.
- Chính sách ưu tiên cho XKLĐ chủ yếu là cho người nghèo, người có công CM… mà đối tượng chủ yếu để thụ hưởng chính sách này lại ít.
1.5.3. Bài học rút ra từ hoạt động QLNN về XKLĐ tại các địa phương:
- Thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện công tác XKLĐ cấp huyện. Xây dựng Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, phân công cụ thể nhiệm vụ và địa bàn phụ trách (xã, phuờng, thị trấn) cho từng thành viên. Trên cơ sở chỉ tiêu XKLĐ do UBND tỉnh giao, tổ chức phân bổ chỉ tiêu và giao nhiệm vụ cho UBND cấp xã tổ chức tư vấn, tuyển chọn đạt chỉ tiêu đề ra.
- Tổ chức rà soát, tổng hợp, đánh giá chất lượng XKLĐ, số lượng LĐ có nhu cầu tham gia XKLĐ ở địa phương để xây dựng kế hoạch tạo nguồn XKLĐ.
- Thường xuyên phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền, tư vấn về công tác XKLĐ. Thông tin đầy đủ về chính sách, chế độ, điều kiện tuyển chọn, điều kiện làm việc, sinh hoạt và thu nhập của người XKLĐ ở các thị trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày được những nội dung chính sau:
1. Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận về XKLĐ nói chung, trong đó đặc biệt nhấn mạnh khái niệm về: QLNN, QLNN và về XKLĐ; vai trò, đặc điểm của XKLĐ.
2. Luận văn cũng tập trung làm rõ sự cần thiết QLNN đối với hoạt động. Từ đó, luận văn tập trung làm rõ nội dung của QLNN về XKLĐ bao gồm: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch hoạt động XKLĐ; Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động XKLĐ; Xây dựng bộ máy quản lý, phân cấp và phối hợp thực hiện hoạt động XKLĐ; Chính sách hỗ trợ và khai thác thị trường XKLĐ ngoài nước; Thanh kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động XKLĐ.
3. Dựa trên những kinh nghiệm QLNN về XKLĐ ở huyện Quế Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam và huyện Nghi Xuân thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Luận văn đã rút ra được những bài học kinh nghiệm có khả năng áp dụng và mang lại hiệu quả cao trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở