2.7.1. Ưu điểm, thuận lợi:
Trong thời gian qua, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần vào công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tại một số địa phương công tác xuất khẩu lao động được cấp ủy, chính quyền, UBMTTQ Việt Nam, các hội, đoàn thể tích cực lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện tạo chuyển biến mạnh mẽ; số lao động xuất khẩu lao động ngày càng tăng; thu nhập, đời sống của người lao động tham gia XKLĐ và gia đình họ được cải thiện, nhiều hộ thoát nghèo trở thành hộ khá, có tích lũy, chuyển đổi nghề nghiệp, mở rộng sản xuất.
Về số lượng, Giai đoạn từ năm 2015-2018 huyện Thăng Bình đã xuất khẩu được 510 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đứng đầu của tỉnh. Về chất lượng, đã tăng được tỷ lệ lao động có tay nghề lên và mở rộng được sang những thị trường mới, ý thức của người lao động đã tốt hơn nhờ có sự quan tâm đúng đắn của Nhà nước và các DN tới công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho người lao động.
Công tác đào tạo - bồi dưỡng kiến thức cũng đạt hiệu quả, 100% số lao động được xuất khẩu lao động đi nước ngoài đều được đào tạo - bồi dưỡng kiến thức trước khi xuất cảnh. Nội dung đào tạo - bồi dưỡng kiến thức đúng theo những yêu cầu và quy định cần thiết của pháp luật.
Công tác quản lý lao động đã xuất khẩu cũng đã được quan tâm nhiều hơn. Một số doanh nghiệp đã có cơ quan đại diện ở nước ngoài hoặc một số thì đã cử cán bộ quản lý sang nước bạn nhằm quản lý chặt chẽ số lao động đã xuất khẩu của doanh nghiệp mình do đó đã giảm thiểu được một phần nào những tranh chấp cũng như biến cố bất thường xảy ra cả trong nước và ngoài nước.
Công tác quản lý tiền môi giới và tiền dịch vụ: đây là nội dung quan trọng trong việc quản lý lao động xuất khẩu, đã hạn chế nhiều số tiền phải nộp không đúng quy định của lao động cho doanh nghiệp tại các thị trường xuất khẩu, dẫn đến
nhu cầu xuất khẩu lao động của tỉnh trong những năm sau thường cao hơn so với năm trước.
Phòng LĐ-TB&XH huyện phối hợp với các địa phương, gia đình tuyên truyền, vận động người LĐ không làm việc cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài khi hết hợp đồng.
Có sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ đến xã,thị trấn đã quan tâm lãnh chỉ đạo triển khai sâu rộng công tác xuất khẩu lao động trong tầng lớp nhân dân và người lao động; nhiều lao động đi xuất khẩu lao động tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc sau khi trở về đã có những mô hình khởi nghiệp hiệu quả.
Thị trường lao động Hàn Quốc sau nhiều năm bị gián đoạn đến tháng 5 năm 2016 Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục tiếp nhận lao động Việt Nam trở lại làm việc, đã mở ra cơ hội lớn cho người lao động trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và ngư nghiệp ở huyện Thăng Bình tham gia.
Ngân hàng chính sách Xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đã có chính sách và quan tâm cho vay vốn xuất khẩu lao động.
Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, Cổng thông tin điện tử huyện đã tổ chức nhiều Chương trình, nội dung bài viết, phóng sự để thông tin, tuyên truyền về công tác xuất khẩu lao động. Nhìn chung hiệu quả từ công tác xuất khẩu lao động đã mang lại nhiều tác động tích cực cho người lao động, nhiều lao động đi về mở công ty riêng, nhà hàng, buôn bán, trang trại...
Phong trào xuất khẩu lao động ở một số địa phương như xã Bình Minh, Bình Hải, Bình Trị, Bình Định Bắc… tiếp tục phát triển.
2.7.2. Hạn chế:
- Số lượng lao động xuất khẩu tuy tăng nhưng chưa thoả mãn được nhu cầu của cả phía người lao động. Tình trạng thất nghiệp trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều.
- Năng lực của các đơn vị xuất khẩu lao động vẫn chưa đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu ngày càng gia tăng của các thị trường và cả của những người lao động trong khi đó không ít những trường hợp lừa đảo, lợi dụng danh nghĩa xuất khẩu lao động để làm việc trái pháp luật tình trạng cò mồi, lừa đảo, cư trú bất hợp
pháp vẫn xảy ra trên địa bàn huyện.
- Lập kế hoạch là quyết định trước xem trong tương lai phải làm gì? Làm như thế nào? Làm bằng công cụ gì? Khi nào làm và ai làm? Mặc dù chúng ta ít khi tiên đoán chính xác được tương lai và những yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát có thể phá vỡ cả những kế hoạch tốt nhất đã có, nhưng nếu không có kế hoạch thì các sự kiện sẽ diễn ra một cách ngẫu nhiên và chúng ta sẽ mất đi khả năng hành động một cách chủ động. Song những kế hoạch đề ra của các doanh nghiệp và cơ quan xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện Thăng Bình vẫn còn hạn chế về số lượng và mang tính chất chung chung, chưa thực sự sâu sát với tình hình. Một số kế hoạch xuất khẩu lao động được xây dựng nhưng không mang lại lợi ích thực sự của một bản kế hoạch.
- Việc tuyển mộ, tuyển chọn lao động trên địa bàn huyện vẫn còn rất nhiều hạn chế. Quá trình tuyển chọn nhân lực là khâu quan trọng nhằm giúp cho các nhà quản trị nhân lực đưa ra được các quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn nhất. Cơ sở của quá trình tuyển chọn là các yêu cầu của công việc đã được đề ra theo bản mô tả công việc và bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc. Tuy nhiên, trên thực tế công tác này vẫn gặp phải những bất cập. Việc bỏ sót hoặc tuyển chọn sai đối tượng vẫn còn, chi phí cho công tác tuyển mộ, tuyển chọn rất lớn mà hiệu quả thì chưa đạt được yêu cầu đặt ra,…
- Công tác đào tạo - bồi dưỡng kiến thức tuy đã được quan tâm song chất lượng của lao động xuất khẩu vẫn chưa cao. Không chỉ có về mặt trình độ chuyên môn kỹ thuật mà còn cả về mặt tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, ý thức chấp hành luật pháp, chấp hành hợp đồng lao động của người lao động vẫn còn rất kém. Những hiện tượng bị trả về nước trước thời hạn do không đáp ứng được yêu cầu làm việc, vi phạm hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp vẫn còn khá phổ biến.
- Công tác quản lý lao động ở nước ngoài còn nhiều hạn chế nên khi có tranh chấp hoặc sự cố xảy ra người lao động phải chịu rất nhiều thiệt thòi không đáng có, đồng thời việc lao động vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật của nước sở tại vẫn
xảy ra. Đặc biệt là những hiện tượng người lao động bị ép buộc, lạm dụng vẫn còn xuất hiện mà chưa được xử lý, ngăn chặn kịp thời.
- Thủ tục pháp lý trong hoạt động xuất khẩu lao động nhiều khi rất rờm rà nhưng lại chưa chặt chẽ nên bị nhiều đối tượng lợi dụng làm thiệt hại cho các doanh nghiệp và bản thân người lao động.
- Vấn đề giải quyết việc làm cho số lao động hoàn thành hợp đồng trở về nước vẫn còn là một vấn đề nan giải.
- Chính sách vay vốn có nâng lên từ 30-50 triệu đồng/người, nhưng để tiếp cận vốn rất khó; chi phí ban đầu bỏ ra rất lớn nên lao động nghèo rất khó khăn.
- Một số địa phương chỉ đạo chưa sâu sát, quyết liệt, không ban hành kế hoạch để thực hiện, không phân giao chỉ tiêu, nhiệm vụ, không kiểm tra đôn đốc nên số người tham gia xuất khẩu lao động chưa cao.
- Nhiều doanh nghiệp tuy có đăng ký tuyển dụng nhưng ít phối hợp trong các hoạt động tư vấn, tuyển chọn lao động nên hiệu quả không cao.
- Công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu lao động thực hiện chưa được thường xuyên, sâu rộng, liên tục, nhiều lao động còn tâm lý e ngại, không muốn xa gia đình, không xác định được động cơ rõ ràng, ý thức còn hạn chế, trình độ chuyên môn tay nghề, ý thức kỷ luật. Do thiếu thông tin, chưa am hiểu về hoạt động xuất khẩu lao động nên đối với nhiều người, nhất là ở miền núi, việc đi ra nước ngoài làm việc còn khá mới mẻ. Tình trạng cạnh tranh để giành nguồn lao động cũng gây ra những hiệu ứng không tốt đối với công tác xuất khẩu lao động.
- Sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền ở một số địa phương trong công tác xuất khẩu lao độngchưa đồng bộ và quyết liệt; phân công trách nhiệm giữa các ngành, địa phương trong công tác này chưa rõ ràng dẫn đến quá trình tổ chức triển khai thực hiện còn nhiều lúng túng.
- Sự phối hợp giữa với các đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động và địa phương trong việc quản lý lao động về nước trước hạn, đúng hạn, lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc chưa chặt chẽ, nên việc phối hợp xử lý các trường hợp vi phạm hợp đồng xuất khẩu lao động hay tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao
động sau khi về nước còn hạn chế.
- Một số doanh nghiệp tuyển chọn, đào tạo dự nguồn nhiều lao động trong khi tiến độ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài chậm gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của người lao động và phong trào xuất khẩu lao động của địa phương.
- Số lượng LĐ của huyện tham gia xuất khẩu lao động còn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu đi xuất khẩu của người lao động. Trình độ tay nghề, ngoại ngữ của người lao động còn thấp, đa phần là chưa qua đào tạo, LĐ phổ thông còn nhiều.
2.7.3. Nguyên nhân hạn chế
2.7.3.1. Từ phía Nhà nước và các cấp chính quyền ở huyện
- Công tác quản lý cũng như chỉ đạo của một số cấp chính quyền ở địa phương đã không quan tâm đúng mức đã tạo cơ hội cho những đối tượng xấu lợi dụng làm trái pháp luật. Thêm vào đó là bệnh thành tích ở các cấp chính quyền, chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng cũng như vai trò thực sự của hoạt động XKLĐcũng như sự cần thiết phải quản lý hoạt động này từ phía các cơ quan Nhà nước đặc biệt là của các cơ quan các cấp trực thuộc huyện. Năng lực của các cán bộ cấp xã, thị trấn cũng còn nhiều hạn chế cả về trình độ lẫn năng lực do đó gây ra sự sách nhiễu, phiền hà cho người LĐ.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động các cấp trong huyện còn yếu và thiếu cả về số lượng lẫn trình độ chuyên môn do vậy công tác xuất khẩu và quản lý xuất khẩu lao động vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Những kế hoạch được đề ra hầu như là dựa theo chỉ tiêu của trên rót xuống nên còn mang tính bị động.
- Tuy đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ và hướng dẫn chỉ đạo cho công tác xuất khẩu lao động song việc phối hợp thực hiện và thanh kiểm tra giữa các cấp, các ngành trong huyện vẫn còn yếu và chưa hiệu quả. Hơn thế nữa, công tác cho vay vốn và sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động còn có nhiều bất cập và khó khăn do thủ tục rườm rà gây phiền hà cho người lao động.
- Chưa có chế tài đủ mạnh để hạn chế, răn đe những trường hợp vi phạm trong công tác XKLĐ. Hoạt động của hệ thống các cơ quan truyền thông trong việc tuyên
truyền, phổ biến chính sách của Đảng và nhà nước tới tận người dân vẫn chưa hiệu quả.
2.7.3.2. Từ phía các doanh nghiệp, đơn vị xuất khẩu lao động
Hoạt động Marketing của các đơn vị chưa thật sự được chú trọng và đầu tư một cách đứng mức do đó thị trường bị hạn hẹp và hạn chế về số lượng.
Việc lập kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch của các DN chưa thực sự được coi trọng. Những kế hoạch đề ra của DN phần nhiều phụ thuộc vào kế hoạch chung của cấp trên hoặc đặt ra thấp để dễ thực hiện. Thêm vào đó là sự thiếu thông tin về thị trường, yêu cầu, việc làm tại các quốc gia tiếp nhận lao động do đó không thể chủ động dự tính được nguồn lao động có nhu cầu LĐ trên thị trường để lập kế hoạch cho phù hợp. Công tác tuyển dụng, tuyển chọn còn nhiều hạn chế do đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu và yếu cả về số lượng lẫn năng lực chuyên môn; hệ thống chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển chọn còn chưa đạt yêu cầu; chi phí cao do phương pháp tuyển chọn chưa hợp lý, địa bàn tuyển chọn ở xa do các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đến tuyển lao động ở huyện đi làm việc ở nước ngoài hầu hết là các doanh nghiệp có trụ sở chính tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… Khâu tuyển chọn, làm hồ sơ, thủ tục cho người LĐ còn nhiều phiền hà, kéo dài thời gian, gây tốn kém cho cả doanh nghiệp lẫn LĐ.
Công tác đào tạo - bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động còn chưa hiệu quả do cơ sở vật chất, năng lực của các doanh nghiệp còn thấp, hệ thống tài liệu bồi dưỡng tuy đã có đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của pháp luật song do trình độ nhận thức của người lao động thấp, khả năng truyền thụ kiến thức của các cán bộ giảng dạy chất lượng chưa cao cộng thêm với sự hiểu biết thực sự của doanh nghiệp về pháp luật cũng như phong tục tập quán, văn hoá của các nước xuất khẩu còn chưa cao nên đã khiến cho người lao động có phần hạn chế về ý thức cũng như hiểu biết,…
Sự quản lý của các DN, cơ sở xuất khẩu lao động đối với LĐ ở nước ngoài còn rất nhiều bất cập không chỉ vì tâm lý đã đưa người lao động đi rồi là hết trách nhiệm mà còn vì khả năng của các DN còn hạn chế, cán bộ quản lý thì thiếu và yếu về năng lực cũng như trình độ, một phần nữa là do chính sách của một số quốc gia còn chưa chấp nhận vai trò quản lý của các cơ quan đại diện phía nước ta trên lãnh
thổ quốc gia họ.
2.7.3.3. Từ phía người lao động
- Trình độ văn hoá cũng như trình độ nhận thức của người lao động còn kém, do đó họ chưa thực sự hiểu rõ được tác hại cũng như hậu quả của những việc làm sai phạm của mình, hơn nữa phần chi phí cho việc đi xuất khẩu lao động bị đẩy lên rất cao do đó người lao động luôn có tư tưởng phải kiếm tiền nhiều hơn song phần thu nhập trong thời gian hợp đồng lại không đáng là bao.
- Tay nghề của lao động còn rất thấp do đó không đủ điều kiện để đáp ứng những yêu cầu cao của các thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng về chất lương và số lượng.
- Sự kém thích nghi với các điều kiện khác biệt về khí hậu, ngôn ngữ, văn hoá, phong tục, tập quán, tác phong sinh hoạt, phong cách giao tiếp cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với nguời lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Cơ hội tiếp xúc với kỹ thuật cao và tác phong công nghiệp ít của nguời lao động cũng như sự lười biếng, không chịu rèn luyện của một số bộ phận lao động cũng là nguyên nhân tạo ra những bất cập trong công tác xuất khẩu lao động thời gian vừa qua.
2.7.4. Đánh giá chung
Nhìn chung công tác XKLĐ đã có nhiều chuyển biến tích cực, có sức lan toả, hầu hết lao động tham gia có thu nhập ổn định, nhiều gia đình làm giàu từ XKLĐ, bộ