Lợi ích từ hoạt động XKLĐ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. (Trang 53 - 55)

So với các địa phương khác trong tỉnh, huyện Thăng là một trong những đơn vị phát triển mạnh nhất. Những thị trường tiếp nhận lao động xuất khẩu truyền thống và có mức lương hấp dẫn như Nhật Bản, Hàn Quốc được quan tâmhơn cả. Nhờ vậy mà lao động huyện Thăng Bình ít gặp rủi ro, lừa đảo, công việc ổn định đem lại tích luỹ nguồn vốn lớn sau khi về nước.

Phần lớn lao động của huyện đi xuất khẩu lao động có việc làm ổn định và có thu nhập khá. Mức thu nhập bình quân đạt từ 800-1.000USD/tháng, tương đương với 18-22 triệu đồng/tháng. Nhờ có thu nhập cao, đời sống của bản thân lao động xuất khẩu cũng như gia đình họ được cải thiện rõ rệt. Số tiền họ gửi về nước được tái đầu tư hợp lý, tạothêm nhiều việc làm trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Nhiều lao động sau khi hết hạn xuất khẩu, trở về nước đã năng động phát huy ngành nghề được trang bị bằng cách tự tổ chức sản xuất, sớm trở thành những chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động địa phương tham gia. Nhờ vậy, trong những năm qua tỷ lệ hộ thoát nghèo trên địa bàn huyện Thăng Bình đã tăng đáng kể.

Không sai khi nói rằng xuất khẩu lao động là một trong những nhân tố chính giúp huyện Thăng Bình giảm số hộ nghèo toàn huyện từ 4.428 hộ (2014) xuống còn

2.553 hộ (2018). Bởi số lượng lao động xuất khẩu trên địa bàn huyện đã tăng tới gần 900 lao động trong năm 2018 và trực tiếp làm tăng thu nhập cho gần 850 hộ. Bên cạnh đó, lao động về nước khi hết hạn cũng tích luỹ được lượng vốn khá để đầu tư sản xuất và trực tiếp tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương.

- Lợi ích về lĩnh vực kinh tế: Giảm nghèo bền vững, xây nhà cửu khang trang, mở quán ca phê, cơ sở kinh doanh, mua sắm xe khác... Điển hình như: Hộ ông Lê Khắc Nga, thôn Vinh Đông, xã Bình Trị có 3 con đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, với nguồn thu từ lao động gởi về, gia đình ông trở thành hộ khá, giàu tại địa phương, hay hộ ông Trương Công Vương (xã Bình Minh) sau khi hoàn thành hợp đồng làm việc tại Hàn Quốc đã về mở quán cà phê để kinh doanh phát triển sản xuất; hay hộ ông Hồ Minh, hộ Trần Công Minh (xã Bình Minh) sau khi hoàn thành hợp đồng làm việc tại Hàn Quốc đã về mở cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng, Dịch vụ xe du lịch tạo nguồn thu nhập ổn định tại địa phương; hay trường hợp của Phạm Thị Thảo, ở thôn Bình Hiệp, Bình Phục sau 5 năm (2010 - 2016) tham gia làm việc tại Nhật Bản đã tích lũy nguồn vốn trên 2 tỷ đồng gửi về xây dựng nhà của và gửi ngân hàng, hiện nay tiếp tục xin đi lại từ 5/2018;

động có thu nhập không ổn định hoặc chưa có việc làm góp phần ổn định trật tự xã hội; - Về trang bị kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm sau khi XKLĐ về nước: có thêm kiến thức về ngoại ngữ, môi trường làm việc chuyên nghiệp, nâng cao tay nghề, quan điểm sống...

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w