động trong thời gian đến.
ngoài nước, góp phần giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững huyện Thăng Bình cần có những định hướng sau:
a) Mục tiêu chung:
- Tăng mạnh số lượng lao động đi xuất khẩu lao động, nhất là lao động ở địa bàn nông thôn, miền núi, vùng bãi ngang ven biển để giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội huyện.
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động tham gia xuất khẩu lao động, nhất là về trình độ kỹ năng nghề, ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu lao động.
- Tiếp tục đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc ở các thị trường có điều kiện làm việc tốt, thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan; lựa chọn một số địa phương đưa lao động đi làm việc theo thời vụ ở Hàn Quốc theo chủ trương của Chính phủ tại Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 08/02/2018 của Chính phủ .
- Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trong công tác hướng dẫn, chỉ đạo, phối hợp, thông tin, tuyên truyền, vận động nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của người lao động, xây dựng và duy trì phong trào xuất khẩu lao động ở các địa phương.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn 2019 - 2021, phấn đấu đưa 750 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó, có ít nhất 200 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, các xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, ven biển, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, thân nhân của người có công với cách mạng.
- Phát triển xuất khẩu lao động có chọn lọc thị trường và nhóm ngành nghề, giảm thiểu lao động không có tay nghề, nâng cao chất lượng và giá trị lao động, đào tạo nghề kết hợp với tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động khi về nước.
- Có ít nhất 70% xã, phường, thị trấn thực hiện được việc liên kết với các doanh nghiệp trong việc tuyển chọn, tạo nguồn XKLĐ; 40% lao động đi xuất khẩu
được đào tạo chuyên môn kỹ thuật; 100% lao động được đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
- Thị trường xuất khẩu lao động: Có khoảng 80% lao động sang làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia. Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang Liên bang Nga, Dubai, Lybia, UEA, Macao, Trung Đông…, trong đó chú trọng các thị trường có thu nhập cao như Singapore, Canada, Mỹ…
- Cơ cấu ngành nghề đào tạo phục vụ cho xuất khẩu lao động: Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật cho người LĐ thuộc các ngành nghề May mặc, Điện, Điện tử, Xây dựng, Cơ khí, Công nghệ ô tô, … để đưa người lao động đi làm việc tại các thị trường có thu nhập cao.
c) Phương hướng:
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng huyện lần thứ XX đã chỉ ra phương hướng phát triển thị trường sức lao động trong thời gian tới là “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đã qua đào tạo nghề, lao động nông nghiệp”. Trong chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2010 - 2020 của Nhà nước cũng đã khẳng định nhiệm vụ “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”. Đây là những cơ sở quan trọng để các cơ quan chức năng định hướng các chương trình, kế hoạch cụ thể về phát triển xuất khẩu lao động trong thời gian tới.
Cụ thể trong thời gian tới, các định hướng được xác định cần tập trung là: Tiếp tục thực hiện chương trình XKLĐ, tăng tỷ lệ LĐXK đã qua đào tạo, quản lý chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động; Đẩy mạnh XKLĐ và tăng cường quản lý Nhà nước về lĩnh vực này theo các định hướng trong thời gian tới bao gồm:
- Tập trung cao cho việc ổn định và phát triển bền vững thị trường khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á, đặc biệt là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia. Duy trì và phát triển triển thị trường Châu Á, mở rộng thị trường các nước Châu Âu.
kế hoạch, tuyển chọn, đào tạo - giáo dục định hướng.
- Củng cố lại bộ máy quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý hoạt động XKLĐ.
- Tăng cường công tác lập kế hoạch xuất khẩu lao động.
- Không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo - giáo dục định hướng cho lao động xuất khẩu.
- Tăng cường quản lý lao động ở nước ngoài, tăng cường các hoạt động kiểm tra - giám sát và đánh giá - điều chỉnh. Trong đó chú trọng giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn ở 3 thị trường Đông Bắc Á.
- Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quản lý hoạt động XKLĐ. Các doanh nghiệp tăng cường trách nhiệm xã hội theo hướng chú trọng khâu giải quyết việc làm hoặc tạo điều kiện đi XKLĐ tiếp cho lao động xuất khẩu đã về nước, tăng cường công tác tuyển chọn để người lao động có thể tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp (giảm tỷ lệ qua môi giới),…
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về XKLĐ ở bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
3.3.1. Giải pháp từ phía các cơ quan QLNN về công tác XKLĐ:
Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động trong giai đoạn từ nay đến năm 2021, cần tập trung vào các giải pháp sau:
Một là: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền đối với công tác xuất khẩu lao động.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện xuất khẩu lao động huyện; chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn củng cố hoặc thành lập Ban chỉ đạo địa phương.
- UBND các cấp chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn với sự tham gia đồng bộ của các ngành chức năng và các Hội, đoàn thể.
Hai là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về xuất khẩu lao động. - Cập nhật, bổ sung thường xuyên kiến thức về xuất khẩu lao động cho cán bộ từ huyện đến cơ sở, chú trọng việc đưa cán bộ về tư vấn xuất khẩu lao động trực
tiếp tại xã, phường, thị trấn, nhất là ở vùng khó khăn;
- Các Hội, đoàn thể tăng cường lồng ghép nội dung về xuất khẩu lao động trong các buổi sinh hoạt của Hội, đoàn thể mình, nhất là Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân…
- Tăng cường giới thiệu, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng tác động tích cực của xuất khẩu lao động đối với vấn đề việc làm, giảm nghèo. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về xuất khẩu lao động; phim tư liệu về đời sống và công việc của những người lao động làm việc tại nước ngoài; tuyên dương, nhân rộng các điển hình tốt về xuất khẩu lao động.
- Xác định trách nhiệm chính của chính quyền cấp xã trong công tác tuyên truyền, vận động người lao động trên địa bàn đi xuất khẩu lao động.
Ba là: Tạo nguồn xuất khẩu lao động, trong đó đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực gắn với xuất khẩu lao động.
- Thực hiện có hiệu quả “Đề án tiếp tục đổi mới và phát triển dạy nghề tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2020” và Kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Nam về thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 nhằm chuẩn bị tốt tay nghề cho người lao động, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ngoài nước (nhất là các thị trường có thu nhập cao). Giải quyết tốt các chính sách theo Nghị quyết 51/2018/ND-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam và Quyết định số 25/QĐ-UBND ngày 03/01/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam về hỗ trợ người lao động đi làm việc ở người ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2019-2021.
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, giáo dục ý thức kỷ luật lao động nhằm tạo nguồn xuất khẩu lao động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động ngoài nước.
- Đầu tư hoặc liên kết với các cơ sở dạy nghề để đào tạo nghề sát với thực tế công việc của phía đối tác nước ngoài yêu cầu. Việc đào tạo cần được áp dụng cả trước khi tuyển và sau khi trúng tuyển để người lao động có thể nhanh chóng tiếp cận với công việc mới khi sang nước ngoài.
- Đẩy mạnh công tác tư vấn, định hướng cho người lao động học nghề, học ngoại ngữ để tham gia xuất khẩu lao động.
- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động gặp gỡ người dân để tư vấn, tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh xây dựng và duy trì mối liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động và các xã, phường, thị trấn trong huyện để tham gia tạo nguồn xuất khẩu lao động.
Bốn là: Củng cố, bổ sung cán bộ, nâng cao năng lực cho bộ phận chuyên trách thực hiện công tác xuất khẩu lao động tại huyện và xã, thị trấn để đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xuất khẩu lao động.
Năm là: Giao chỉ tiêu, kế hoạch xuất khẩu lao động cho các địa phương.Căn cứ chỉ tiêu về Kế hoạch xuất khẩu lao động của huyện và khả năng thực tế của từng địa phương, hàng năm, Phòng LĐ-TB&XH tham mưu UBND huyện giao chỉ tiêu xuất khẩu lao động cho từng xã, thị trấn để phấn đấu thực hiện; đồng thời có sự chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện công tác này.
Sáu là: Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động cũng như lồng ghép có hiệu quả các chính sách hỗ trợ việc làm của Nhà nước để khuyến khích người lao động, cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động.
Bảy là: Duy trì mối quan hệ phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh và doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động.
- Phối hợp vớiTrung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh, chính quyền địa phương, gia đình, doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ trong việc tuyển chọn lao động, trao đổi thông tin về tình hình lao động đang làm việc ở nước ngoài, lao động về nước; động viên, giáo dục người lao động tuân thủ pháp luật, tôn trọng các cam kết trong hợp đồng và phong tục tập quán của nước sở tại; thường xuyên nhắc nhở, giáo dục người lao động chi tiêu tiết kiệm và gửi tiền về xây dựng kinh tế gia đình.
- Duy trì thường xuyên các buổi làm việc giữa Ban chỉ đạo huyện với các địa phương, giữa chính quyền với các doanh nghiệp tuyển lao động đi xuất khẩu lao
động trên từng địa bàn để trao đổi thông tin và giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn, tồn tại trong công tác này.
Tám là: Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu thị trường lao động phục vụ công tác điều hành, quản lý xuất khẩu lao động trên cơ sở kết quả khảo sát, điều tra về thực trạng lao động - việc làm hàng năm.
Chín là: Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của các cấp chính quyền địa phương đối với hoạt động tuyển chọn lao động trên địa bàn. Thường xuyên theo dõi, phát hiện để ngăn ngừa, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
3.3.2. Giải pháp từ phía người lao động.
Hạn chế nhất của người LĐ ở cả nước nói chung và huyện Thăng Bình nói riêng đó là chất lượng LĐ bởi vậy để nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu LĐ và hoàn thiện công tác quản lý này biện pháp chủ yếu là nâng cao chất lượng của người LĐ.
Thứ nhất, là phải nâng cao trình độ học vấn thông qua việc tích cực học tập rèn luyện trong nhà trường. Hệ thống giáo dục là nơi không chỉ rèn luyện và trau dồi học vấn, kiến thức cho người LĐ mà còn là nơi nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão cũng như nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho người LĐ do đó không chỉ Nhà nước cần quan tâm chú ý tới công tác này mà bản thân người LĐ cũng cần phải chú ý nhiều hơn nữa đến việc học tập rèn luyện của bản thân.
Thứ hai, là nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề thông qua việc tham gia vào các lớp đào tạo nghề. Việc này không phải là chờ các doanh nghiệp tới tuyển dụng hay Nhà nước ra chính sách thì người LĐ mới bắt đầu đi học mà người LĐ cần phải chủ động tham gia vào các khoá đào tạo nghề để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân, chuẩn bị cho việc đăng ký tuyển mộ, tuyển chọn đi LĐ xuất khẩu.
Thư ba, là nâng cao trình độ ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp thông qua các lớp học tiếng nước ngoài và các chương trình đào tạo - bồi dưỡng kiến thức của các đơn vị xuất khẩu LĐ tổ chức.
Thứ tư, là cần phải nhận thức một cách đúng đắn về hoạt động xuất khẩu LĐ, tìm hiểu và nắm rõ những quy định của nhà nước về hoạt động này để xác định rõ ràng rằng mình đi LĐ chứ không phải là đi du lịch từ đó có ý thức LĐ và tuân thủ kỷ luật LĐ. Nhận thức rõ hơn nữa những hậu quả sẽ phải trả giá nếu vi phạm hợp đồng hoặc pháp luật của Việt Nam và nước sở tại.
Thứ năm, là thường xuyên liên hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại và cơ quan đại diện hoặc người quản lý của doanh nghiệp xuất khẩu LĐ để khi cần thiết có thể giải quyết những tranh chấp hoặc sự cố xảy ra.
Khi trở về nước, người LĐ phải thực hiện tốt những nghĩa vụ khai báo, làm thủ tục cần thiết với cơ quan Nhà nước để nhập cảnh trở về quê hương và liên hệ với doanh nghiệp để làm thủ tục chấm dứt hợp đồng. Về với gia đình, người LĐ cần phải tích cực tìm kiếm việc làm cho bản thân và sử dụng hợp lý khoản thu nhập mà bản thân dành dụm được trong thời gian LĐ ở nước ngoài. Tích cực tìm kiếm việc làm để ổn định cuộc sống chứ không được có tư tưởng có tiền rồi không phải làm gì.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, luận văn đã trình bày được những nội dung chính sau:
Để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cũng như tăng cường quản lý nhà nước về xuất khẩu LĐ ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam và để khắc phục các hạn chế đã nêu ở chương 2, luận văn tập trung phân tích các giải pháp sau:
1) Giải pháp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về công tác xuất khẩu LĐ:
Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động xuất khẩu LĐ; Huyện Thăng Bình phải xây dựng một kế hoạch cụ thể cho công tác xuất khẩu LĐ; Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành trong công tác này nhằm hạn chế những tiêu cực và nâng cao hiệu quả thực sự về công tác xuất khẩu LĐ trên địa bàn.
2) Giải pháp từ phía người lao động:
Phải nâng cao trình độ học vấn thông qua việc tích cực học tập rèn luyện trong nhà