1. Xây dựng một Nhà nƣớc hợp pháp, hợp hiến
Sau khi giành đƣợc chính quyền trong cả nƣớc, Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và thế giới về sự khai sinh của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà mới, qua đó biểu dƣơng lực lƣợng và ý chí của toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững nền tự do, độc lập của mình.
Trong phiên họp đầu tiên của chính phủ (3.9.1945), Ngƣời đề nghị tổ chức cuộc tổng tuyển cử và ký Sắc lệnh lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Ngƣời làm trƣởng ban.
Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên (6-1-1946) bầu 333 đại biểu. Trong phiên họp đầu tiên (2-3-1946), Quốc hội đã chuẩn y lời thỉnh cầu của Hồ Chí Minh mở rộng thêm 50 ghế cho Việt Nam Quốc dân Đảng và 20 ghế cho Việt Nam Cách mạng đồng minh hội.
Hồ Chí Minh đƣợc Quốc hội nhất trí bầu làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Đây là Chính phủ hợp hiến đầu tiên do đại biểu nhân dân bầu ra, có đầy đủ tƣ cách và hiệu lực trong việc giải quyết mọi vấn đề đối nội, đối ngoại của Nhà nƣớc Việt Nam mới.
Vì vậy, quân đội Tƣởng và đại diện Đồng minh đến Hà Nội không thể lật đổ mà phải đàm phán với Chính phủ Hồ Chí Minh.
2.Hoạt động quản lý nhà nƣớc bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đƣa pháp luật vào cuộc sống
Trong một nhà nƣớc dân chủ, dân chủ và pháp luật phải luôn luôn đi đôi với nhau, nƣơng tựa vào nhau mới đảm bảo đƣợc cho chính quyền trở nên mạnh mẽ.
Không thể có dân chủ ở ngoài pháp luật, pháp luật là bà đỡ của dân chủ. Mọi quyền dân chủ của ngƣời dân phải đƣợc thể chế hoá bằng hiến pháp và pháp luật, ngƣợc lại hệ thống pháp luật phải đảm bảo cho quyền tự do, dân chủ của ngƣời dân đƣợc tôn trọng trong thực tế.
Xây dựng một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa đảm bảo đƣợc việc thực hiện quyền lực của nhân dân là mối quan tâm suốt đời của Hồ Chí Minh.