Lực lƣợng đại đoàn kết dân tộc

Một phần của tài liệu Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phần 2 - Đỗ Minh Sơn (Trang 26 - 27)

I. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

2. Lực lƣợng đại đoàn kết dân tộc

a. i oàn t n tộc à i oàn t toàn n

Hồ Chí Minh chỉ rõ đại đoàn kết dân tộc phải là đoàn kết toàn dân. Điều đó xuất phát từ những lý do sau:

Thứ nh t, tƣ tƣởng đề cao vai trò của dân đã có trong tƣ duy chính trị của dân tộc “

nƣớc lấy dân làm gốc”; “ dễ mƣời lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong’. Tƣ duy chính trị đúng đắn đó cần đƣợc vận dụng và phát huy trong điều kiện mới.

Thứ h i, trong bối cảnh Việt Nam là một nƣớc thuộc địa nửa phong kiến, nên xuất hiện nhiều mâu thuẫn: giữa giai cấp nông dân với giai cấp phong kiến, giữa giai cấp công nhân với giai cấp tƣ sản… bao trùm là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp. Do đó các giai cấp, các tầng lớp và toàn thể dân tộc Việt Nam đều có chung nỗi nhục mất nƣớc, muốn giải phóng dân tộc thì phải đoàn kết toàn bộ toàn dân tộc. Mặt khác, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, muốn đem hạnh phúc tới cho mọi ngƣời phải biến quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội thành ngày hội của quần chúng.

Thực hiện mục tiêu đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh có quan điểm rất rõ ràng, toàn diện, thuyết phục và thu phục lòng ngƣời trong quan niệm về Dân và Nhân dân. Khái niệm dân có nội hàm rất rộng, bao quát biên độ rộng nhất trong quan niệm về Dân, Nhân dân. Ngƣời quan niệm Dân, Nhân dân là “ mọi con dân đất Việt”; “ mỗi một con Rồng cháu Tiên”. Dân- toàn dân tộc Việt Nam gồm dân tộc đa số, thiểu số; con dân đất Việt sống trên giả đất Việt Nam; dân không phân biệt: giống nòi, gái trai, giàu nghèo, quý tiện, tôn giáo; dân không phải là một lực lƣợng đồng nhất, họ giữ các vị trí khác nhau trong tiến trình phát triển của xã hội.

Rõ ràng, dân trong quan niệm của Hồ Chí Minh đƣợc hiểu với tƣ cách là một cá nhân đặt trong quan hệ cá nhân-tập thể-xã hội nhƣng còn là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân. Đại đoàn kết toàn dân trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh có đối tƣợng rất đa dạng, phong phú, nhiều lực lƣợng, nhiều cấp độ, nhiều biểu hiện khác nhau… nhƣng đều có chung một mục tiêu: độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.Hồ Chí Minh đã từng khẳng định:

“ oàn t c t hông nh ng rộng rãi mà còn oàn t u ài… T oàn t u tr nh cho th ng nh t và ộc p c T qu c, t còn ph i oàn t x ựng nư c nhà Ai c tài, c ức, c sức, c òng ph ng sự T qu c và nh n n thì t oàn t v i họ

Đoàn kết rộng rãi, đoàn kết phải dựa trên sự thống nhất về lợi ích mới bền chặt, lâu dài. Muốn nhƣ vậy khối đại đoàn kết dân tộc phải đứng trên lập trƣờng của giai cấp công nhân- giai cấp tiên tiến, cách mạng để giải quyết hài hòa các loại lợi ích, đặc biệt là quan hệ lợi ích dân tộc và giai cấp. Có nhƣ vậy mới đoàn kết tốt các lực lƣợng, mới loại bỏ đƣợc các lực cản khối đại đoàn kết, mới tạo đƣợc sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi mục tiêu của cách mạng qua các giai đoạn.

Một phần của tài liệu Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phần 2 - Đỗ Minh Sơn (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)