Các chức năng và phi chức năng của văn hóa tổ chức

Một phần của tài liệu Bài giảng Truyền thông nội bộ trong tổ chức: Phần 1 (Trang 33 - 37)

Các chức năng của văn hóa tổ chức

Xét đến chức năng của văn hóa tổ chức, chúng ta xét theo nhiều phạm vi khác nhau. - Trong hoạt động quản lý, văn hóa tổ chức có tác động toàn diện lên hoạt động của tổ chức:

Khi văn hoá tổ chức không ăn khớp những gí cần thiết cho sự thành công của chiến lược thí văn hoá phải được thay đổi một cách nhanh chóng một cách nhanh chóng nhất. Văn hoá được xác lập càng vững chắc thí càng khó khăn trong việc thực thi chiến lược mới hay những chiến lược khác nhau.

34

Sự xung đột lớn và kéo dài giữa chiến lược – văn hoá sẽ làm yếu đi và thậm chì có thể làm bại mọi nỗ lực trong việc thực hiện chiến lược.

Một liên kết chặt chẽ chiến lược – văn hoá là đòn bẩy mạnh cho việc tạo ra các ứng xử nhất quán và giúp nhân viên làm việc trong cách thức trợ lực ở tầm chiến lược tốt hơn. Khi ấy, tổ chức sẽ tự tạo ra hệ thống những nguyên tắc không chình thống và áp lực để tiến hành công việc nội bộ và để mỗi người biết cách thực hiện nhiệm vụ của mính.

- Đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ chức, văn hóa tổ chức tạo ra nhận dạng riêng cho tổ chức

Vai trò của văn hóa tổ chức trong việc thực thi chiến lược: Cùng với cấu trúc tổ chức, một nền văn hóa tổ chức được tất cả các thành viên chia sẻ và ủng hộ phù hợp với các mục tiêu chiến lược mà tổ chức đang theo đuổi sẽ tạo ra khả năng thành công rất lớn cho các hoạt động thực thi chiến lược. Văn hóa tổ chức là tiếng nói chung của tổ chức. Vì vậy, nếu một tổ chức thực sự sở hữu một nền văn hóa tổ chức mạnh thí đây sẽ là nền tảng để tăng tình hiệu quả của giai đoạn hoạch định chiến lược. Ngoài ra, đó còn là cầu nối để hoán cải mọi trường hợp bất đồng trong quá trình thực thi chiến lược. Nếu tất cả các thành viên tổ chức đều thấu hiểu, tán đồng và đánh giá cao các giá trị của văn hóa mà tổ chức đang theo đuổi sẽ giúp tổ chức dễ dàng vượt qua những khó khăn điều chỉnh trong quá trình thực thi chiến lược.

 Văn hóa tổ chức có chức năng tạo nhận biết sự khác nhau giữa tổ chức này với tổ chức khác, giúp tổ chức xây dựng tên tuổi của mình. Sự khác biệt đó được thể hiện ra ở những tài sản vô hính như: sự trung thành của nhân viên, bầu không khí của tổ chức như một gia đính nhỏ, đẩy nhanh tiến độ trong quá trình thảo luận và ra các quyết định quản lý, sự tin tưởng của nhân viên vào các quyết định và chính sách của tổ chức, tinh thần đồng đội trong mọi công việc của tổ chức …

 Văn hóa tổ chức truyền tải ý thức, giá trị của tổ chức tới các thành viên trong tổ chức đó.

 Văn hoá tạo nên một cam kết chung ví mục tiêu và giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ìch của từng cá nhân trong tổ chức đó. Giúp giải quyết những mâu thuẫn thường nhật trong quá trính hoạt động của tổ chức.

 Văn hoá tạo nên sự ổn định của tổ chức: chình ví vậy mà có thể nói rằng văn hoá như một chất kết dình các thành viên trong tổ chức, để giúp việc quản lý tổ chức bằng cách đưa ra những chuẩn mực để hướng các thành viên nên nói gí và làm gì.

Trong quá trính thực hiện các chức năng của mính, văn hóa tổ chức đã thực hiện các vai trò của mính đối với hoạt động của tổ chức:

 Văn hoá góp phần làm giảm mâu thuẫn, xây dựng khối đoàn kết, Phần lớn các nhà nghiên cứu về văn hoá nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hoá trong việc khuyến khìch sự gắn kết xã hội trong tổ chức. Văn hoá được miêu tả như “chất keo” hay “xi măng” để kết nối các thành viên của tổ chức với nhau. Hơn nữa, để tồn tại và đáp ứng

35

được sự thay đổi của môi trường, những vấn đề quan trọng mà hầu hết các tổ chức đều phải đối mặt đó là tạo sự thống nhất cao trong việc thực hiện chức năng, chiến lược, mục tiêu đặt ra của tổ chức.

 Văn hóa còn có chức năng phối hợp và kiểm soát: Văn hoá thúc đẩy sự thống nhất trong nhận thức, cũng chình là tạo thuận lợi trong phối hợp và kiểm soát. Văn hoá biểu hiện trong truyền thống của tổ chức, tạo ra khuôn mẫu ứng xử của tổ chức đó, được các thành viên chấp nhận và tuân thủ, thể hiện sự hoà đồng bên trong tổ chức nói chung, cũng như việc ra quyết định trong những trường hợp cụ thể. Đặc biệt là trong việc ra quyết định gặp phải những thực tế phức tạp, do sự khác nhau về nhận thức, về văn hoá địa phương của các thành viên, thí văn hóa tổ chức sẽ có tác dụng để phạm vi hoá sự lựa chọn.

 Văn hóa tổ chức góp phần giảm rủi ro trong công việc hàng ngày (tránh mâu thuẫn về quyền lợi, kiểm soát các hoạt động trong tổ chức, tối đa hoá các hoạt động có hiệu quả…). Ở cấp độ cá nhân, một trong những chức năng của văn hoá là truyền tải những “nhận thức chung” qua quá trính đào tạo và tuyển chọn nhân viên mới. Điều này được thực hiện thông qua ý tưởng của văn hoá, mà các thành viên mới phải học để hiểu và thực hiện trong công việc, để đảm bảo những nhận thức chung về điều gí là quan trọng đối với tổ chức, điều đó được thực hiện và đối xử như thế nào trong tổ chức. Việc thực hiện này sẽ tạo cơ sở suy nghĩ cho họ để giảm sự lo âu buồn phiền, bính thường hoá mọi việc xung quanh, để có những lựa chọn dễ dàng, và những hành động có suy nghĩ, hợp lý hơn.

 Văn hóa có chức năng tạo động cơ làm việc cho các thành viên trong tổ chức: văn hoá tổ chức có một vị trì quan trọng thúc đẩy động cơ làm việc cho các thành viên của tổ chức: yếu tố quyết định đến hiệu suất và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Hầu hết các tổ chức đều cố gắng tạo động cơ làm việc cho nhân viên của họ thông qua cơ chế thưởng phạt..Mặc dù những yếu tố này rõ ràng có tác dụng, tuy nhiên lý thuyết về động cơ làm việc cho rằng, mong muốn làm việc của nhân viên còn chịu tác động của các động cơ khác như ý nghĩa và sự thìch thú đối với công việc, mục tiêu của họ với mục đìch của tổ chức, họ cảm thấy giá trị của công việc và được bảo đảm, an toàn trong công việc. Kinh nghiệm của các tổ chức Mỹ và Nhật Bản đã đạt được thành công đáng kinh ngạc trong lĩnh vực kinh doanh, đã đưa ra bài học kinh nghiệm giống nhau. Đó là họ đã tạo ra một văn hóa tổ chức nổi trội và mạnh mẽ. Văn hóa tổ chức mạnh là nhân tố cơ bản để thúc đẩy tổ chức đạt được hiệu quả công việc cao. Hai nhà nghiên cứu văn hóa tổ chức Deal và Kenerdy (1982) đã kết luận rằng: ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đối với năng suất và hiệu quả lao động của các thành viên trong tổ chức thật là đáng kinh ngạc. Đó là do kết quả của sự xác định mục tiêu chung để cùng nhau theo đuổi, tạo ra động cơ làm việc cao. Trong những tổ chức đó, mọi người đều có tinh thần làm việc, và sự phối hợp công việc cao, thông tin được truyền đạt nhanh và hiệu quả, họ sẽ không phì thời gian vào những mâu thuẫn riêng ví đặt mục tiêu và giá trị của tổ chức lên trên hết.

 Văn hóa góp phần tăng lợi thế cạnh tranh cho tổ chức:các nhà nghiên cứu cho rằng, một văn hóa tổ chức mạnh sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh cho tổ chức. Bởi ví

36

văn hoá tổ chức mạnh sẽ tạo được sự thống nhất, giảm thiểu sự rủi ro, tăng cường phối hợp và giám sát, thúc đẩy động cơ làm việc của mọi thành viên, tăng hiệu suất và hiệu quả của tổ chức, từ đó tăng được sức cạnh tranh và khả năng thành công của tổ chức trên thị trường. Phần lớn các lý thuyết văn hoá tổ chức cho rằng, đây chỉ là một phần bức tranh. Điểm cần nhấn mạnh ở đây là chúng ta luôn nhín mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức và hoạt động của tổ chức theo quan điểm tìch cực. Hay nói cách khác, văn hoá yếu cũng có thể tạo ra hoạt động tốt, và văn hoá mạnh chưa chắc đã tạo ra được hoạt động tốt. Nhìn chung, văn hóa tổ chức có tác dụng tăng cường uy tìn cho tổ chức, hình thành trong quá trính thực hiện mục tiêu của các tổ chức. Nó tạo nên giá trị tổ chức, đạo đức tổ chức, quản lý tổ chức và thương hiệu tổ chức. Văn hóa tổ chức là nguồn gốc của sức sáng tạo, đoàn kết tổ chức, là động lực tinh thần cho sự tồn tại, cạnh tranh và phát triển của tổ chức.

- Vai trò của văn hoá tổ chức đối với xã hội

Paul Hawken9 đã viết như sau: “Mục đìch tối thượng của kinh doanh không phải hay không nên chỉ đơn giản là kiếm tiền. Nó cũng không đơn thuần là hệ thống sản xuất và buôn bán các loại hàng hoá. Kinh doanh hứa hẹn làm tăng thêm phúc lợi chung cho loài người thông qua hoạt động dịch vụ, hoạt động sáng tạo và triết lý đạo đức. Kiếm tiền bản thân nó nói chung là vô nghĩa và chuốc lấy phức tạp và làm suy tàn thế giới mà chúng ta đang sống”. tổ chức là một tế bào của xã hội, tổ chức không chỉ là một đơn vị kinh doanh, tổ chức là một cơ sở văn hoá và mỗi tổ chức có văn hóa tổ chức của mính. Sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hóa ở nước ta đòi hỏi các nhà tổ chức và hoạt động kinh doanh quan tâm hơn nữa đối với văn hoá, đưa văn hoá vào lĩnh vực kinh doanh. Sự kết hợp giữa kinh doanh và văn hoá đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các tổ chức ở nước ta hiện nay.

Phi chức năng của văn hóa tổ chức

Nhìn chúng, văn hóa tổ chức với những chức năng của nó mang lại nhiều giá trị cho tổ chức và nhân viên: tạo sự khác biệt giữa tổ chức này với tổ chức khác, tạo tình đồng nhất cho các thành viên trong tổ chức, khuyến kìch sự cam kết làm việc ví những điều lớn hơn cả lợi ìch cá nhân, nâng cao tính ổn định cho hệ thống xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó, văn hóa tổ chức cũng có những mặt phi chức năng ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của tổ chức như:

- Cản trở sự thay đổi. Điều này thường xảy ra đối với những tổ chức mà môi trường làm việc của họ cần năng động và những tổ chức có nền văn hóa mạnh.

- Cản trở sự đa dạng. Đa dạng ở đây được hiểu là đa dạng về lực lượng lao động. Ta có thể thấy, khi tổ chức sử dụng lực lượng lao động gồm nhiều chủng tộc, giới tình, trính độ học vấn khác nhau là tổ chức muốn tăng tình sáng tạo, tận dụng những thế mạnh từ lực lượng đa dạng này. Nhưng nếu nền văn hóa của tổ chức mạnh, thí có thể nó không

9

Hawken, Paul (1993). The Ecology of Commerce: A Declaration of Sustainability. New York, NY: HarperCollinsPublishers. ISBN0-88730- 655-1. Retrieved 21 September 2016

37

phát huy được những ưu điểm của các cá nhân có nền tảng kiến thức, kinh nghiệm khác nhau và đôi khi sẽ tạo ra thành kiến hay trở nên vô tính với sự khác biệt giữa các nhân viên.

- Cản trở quá trính hợp nhất giữa các tổ chức hay chuyển quyền sở hữu sang một tổ chức khác.

Một phần của tài liệu Bài giảng Truyền thông nội bộ trong tổ chức: Phần 1 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)