6. Bố cục của đề tài
2.2.2. Những tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm đạt được trong công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu của xí nghiệp, cũng không tránh khỏi những khó khăn vướng mắc và những tồn tại cần phải khắc phục. Đó là:
- Do đặc thù ngành xây dựng nên kho nguyên vật liệu nằm ngay tại chân các công trình nên vvấn đề xây dựng hệ thống kho bãi thật tốt để đảm bảo tốt về mặt chất lượng của nguyên vật liệu là chư được chú trọng nhiều. - Xí nghiệp chưa có các chuyên viên thực hiện công tác tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn trong công tác nhập, xuất nguyên vật liệu
- Bên cạnh đó một tồn tại được xem là phổ biến ở các ngành xây dựng là ý thức của công nhân trong việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu còn rất kém nên lượng nguyên vật liệu lãng phí vẫn còn rất cao, đòi hỏi ban giám đốc xí nghiệp phải chú trọng tới công tác nâng cao nhận thức của công nhân trong việc tiết kiệm nguyên vật liệu trong thi công công trình.
Từ những tồn tại, hạn chế cần khắc phục của xí nghiệp só 4 về công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu ta có thể thấy được các điểm yếu sau:
- Kho nguyên vật liệu của xí nghiệp bố trí tại chân các công trình nên khó khăn trong công tác bảo quản và quản lí nguyên vật liệu.
- Khối lượng nguyên vật liệu lớn là vấn đề khó giải quyết trong bài toán tiết kiệm chi phí cho xí nghiệp.
- Bên cạnh những điểm yếu đó thì ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất của công nhân trong xí nghiệp cũng là một vấn đề còn hạn chế.
Để đánh giá môi trường bên trong và môi trường bên ngoài các nhà xây dựng chiến lược còn sử dụng công cụ đó là ma trận I-E.
Ma trận IE được sử dụng như một kỹ thuật phân tích áp dụng song song với ma trận SWOT và có tác dụng đối chiếu với ma trận SWOT. Đây là kỹ thuật mang tính định lượng hơn và ngày càng được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Để hình thành ma trận I-E, thường dựa trên kết quả phân tích môi trường kinh doanh và phân tích nội bộ doanh nghiệp và lập hai ma trận yếu tố: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (ma trận EFE) và ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (ma trận IFE).
Để xây dựng nên ma trận EFE cũng như ma trận IFE cần qua 5 bước: 1. Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến sự thành công của
doanh nghiệp.
2. Xác định tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng)cho mỗi yếu tố. Tổng mức phân loại này bằng 1.
3. Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố để thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với các yếu tố đó như thế nào, trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là ít phản ứng. Đối với ma trận IFE thì ở bước này ta cho điểm phân loại là 1 nếu đó là điểm yếu lớn nhất, 2 nếu đó là điểm yếu nhỏ nhất, 3 nếu đó là điểm mạnh nhỏ nhất và 4 nếu đó là điểm mạnh lớn nhất.
4. Nhân tầm quan trọng của mỗi yếu tố với phân loại của nó để xá định số điểm về tầm quan trọng.
5. Cộng dồn số điểm quan trọng của các yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng của mỗi doanh nghiệp.
Từ việc phân tích các bước trên ta có thể lập ra các ma trận bộ phận như sau:
Từ việc nghiên cứu những điểm mạnh, điểm yếu trên ta đưa ra mô hình ma trận IFE để đánh giá môi trường bên trong của xí nghiệp.
- Ma trận IFE
Ma trận IFE là ma trận được các chiến lược gia sử dụng để đánh giá xem chiến lược hiện tại của xí nghiệp có còn phát huy được các điểm mạnh và hạn chế được các điểm yếu nữa hay không và mức độ tác động của các yếu tố bên trong xí nghiệp lên chiến lược của xí nghiệp.
Sơ đồ 2.1: Mô hình ma trận IFE
Các yếu tố thuộc
MTKD nội bộ XN Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng
(1) (2) (3) (4)
- Quan điểm của ban lãnh đạo
- Tay nghề đội ngũ công nhân
- Năng lực quản lí của đội ngũ quản lí NVL xí nghiệp. - Các chính sách của công ty mẹ. - Năng lực tài chính (vốn) - Số lượng công trình trúng thầu 0.2 0.1 0.2 0.1 0.2 0.2 1 3 2 3 4 3 0.2 0.3 0.4 0.3 0.8 0.6 Tổng = 1 Tổng = 2.6
Nhìn vào mô hình ma trận ta thấy xí nghiệp có tổng điểm là 2.6 cao hơn mức trung bình là 2.5 nên ta đánh giá xí nghiệp mạnh về nội bộ.